Bài viết mới nhất
Bất động sản mới nhất
Thuê căn hộ
Hợp Đồng Đặt Cọc Thuê Nhà Là Gì? Download Hợp Đồng Đặt Cọc Chuẩn 2021
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì? Có cần phải ký hợp hợp đồng đặt cọc không? Khi nào thì cần sử dụng thỏa thuận đặt cọc thuê nhà? … Các câu hỏi đại loại như thế. Bạn thuê nhà và khoảng 10, 20 hay 30 ngày sau đó bạn mới chuyển đến ở. Nếu bạn chỉ thỏa thuận miệng mà không ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà. Đây là rủi ro mà bạn có thể sẽ gặp: chủ nhà có thể tìm người thuê khác mà không đợi bạn; chủ nhà nhận tiền cọc của bạn nhưng cho người khác thuê nhà; chủ nhà không trả tiền đặt cọc khi bạn hết hợp đồng (rất ít nhưng có những chủ nhà như thế), …
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì? Và, Tải miễn phí mẫu thỏa thuận đặt cọc thuê nhà mới nhất 2021
Tiền đặt cọc là một số tiền lớn, có thể rơi vào khoảng từ 1 đến 3 tháng tiền thuê nhà. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng số tiền của bạn được sử dụng hiệu quả và an toàn quay trở về với bạn khi kết thúc hợp đồng. Hãy để tiền đặt cọc của bạn an toàn hơn bằng cách ký thỏa thuận đặt cọc thuê nhà với chủ nhà. Nhưng trước tiên bạn cần hiểu bản chất của hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì đã, hãy tiếp tục cùng JHouse.
[caption id="attachment_19704" align="alignnone" width="800"]
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì?
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà hay thỏa thuận đặt cọc thuê nhà là thỏa thuận để đảm bảo thực hiện hợp đồng thuê nhà giữa người thuê và người cho thuê nhà.
Bản chất của hợp đồng đặt cọc thuê nhà là hợp đồng để các bên cam kế và đảm bảo thực hiện một hợp đồng khác. Trong trường hợp này, người thuê và người cho thuê nhà ký biên bản đặt cọc thuê nhà để đảm bảo thực hiện hợp đồng thuê nhà.
Điều kiện bắt buộc để tiến hành ký thỏa thuận đặt cọc thuê nhà là người cho thuê nhà đồng ý cho người thuê nhà thuê nhà.
Để đơn giản hơn, các thỏa thuận đặt cọc có thể là một điều khoản trong hợp đồng thuê nhà.
Khi nào sử dụng hợp đồng đặt cọc thuê nhà? Thỏa thuận đặt cọc thường được sử dụng khi người thuê chưa chuyển đến ở ngay, mà đặt cọc trước để giữ căn nhà và đảm bảo sẽ thuê nhà như đã cam kết. Tránh trường hợp người cho thuê nhà cho người khác thuê nhà.
Nếu bạn quan tâm đến ý nghĩa của tiền đặt cọc là gì? cũng như có bao nhiêu loại tiền đặt cọc khi thuê nhà và 14 câu hỏi quan trọng bạn cần biết về tiền đặt cọc thuê nhà. Hãy tìm hiểu ngay trước khi ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà.
6 điều khoản mọi hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần phải có
1. Thông tin căn nhà/ căn hộ
Thông tin căn nhà/ căn hộ cần ghi chi tiết và chính xác như: Tên tòa nhà, block, mã căn hộ, tầng, diện tích, mục đích sử dụng, ngày chuyển vào ở, số lượng người ở, thời gian thuê, …
2. Số tiền đặt cọc và thời gian thanh toán
- Điều khoản đặt cọc thuê nhà phải có số tiền đặt cọc chi tiết và chính xác. Tiền đặt cọc thuê nhà sẽ bao gồm: tiền đặt cọc thuê nhà, tiền đặt cọc cho thú cưng, tiền đặt cọc cho tài sản có giá trị và đặt cọc chổ đậu xe ô tô.
- Phải có thời gian thanh toán (ngày thanh toán cụ thể). Thường là cùng ngày ký hợp đồng đặt cọc hoặc sau 1-2 ngày.
3. Lãi suất của khoản tiền đặt cọc
Tại Việt Nam, không yêu cầu bạn ký quỹ tiền đặt cọc thuê nhà. Chỉ cần bạn thanh toán tiền đặt cọc và chủ nhà sẽ giữ chúng. Để không rắc rối, chủ nhà thường để mức lãi suất là 0%, có thể hiểu là không tính lãi suất với số tiền đặt cọc. Tuy nhiên, bạn cần hỏi chủ nhà về mức lãi suất khoản tiền đặt cọc nếu có.
4. Trách nhiệm của các bên
Bao gồm tất cả những công việc, trách nhiệm và quyền của các bên khi ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà. Bên A cần chuẩn bị căn hộ sẳn sàng, sửa chữa, mua thêm nội thất nếu có, … Bên B cần thanh toán tiền đặt cọc
5. Trường hợp mất và trừ tiền đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc cần nêu rõ các trường hợp bạn bị trừ tiền đặt cọc hoặc mất tiền đặt cọc thuê nhà. Kèm theo lý do và các điều kiện cụ thể.
Điều bạn thật sự tìm hiểu trước khi ký hợp đồng thuê nhà là khi nào chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn?
6. Hoàn trả tiền đặt cọc
Thỏa thuận đặt cọc cần bao gồm quy trình và điều kiện trả lại tiền đặt cọc cho bạn. Thời gian trả lại tiền đặt cọc - số ngày nhất định, ví dụ: sau 7 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thuê nhà.
Tìm hiểu ngay 11 mẹo để bảo vệ tiền đặt cọc của bạn và 4 cách đơn giản để lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà khi kết thúc hợp đồng thuê nhà. [caption id="attachment_19702" align="alignnone" width="800"]
Download Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất
Dưới đây là một ví dụ về hợp đồng đặt cọc thuê nhà mà bạn có thể ký với chủ nhà. Thông thường, hợp đồng đặt cọc sẽ do chủ nhà/ công ty quản lý chuẩn bị. Bạn không cần phải tự mình chuẩn bị, nhưng JHouse muốn cung cấp cho bạn thỏa thuận mẫu để bạn có thể sử dụng và so sánh nếu cần.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độ lập – Tự do – Hạnh phúc
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm 2021.
Bên cho thuê nhà (Bên A) Họ và tên: Năm sinh: CMND: Điện thoại: Email: Địa chỉ: Là đại diện/ chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà/ căn hộ: Bên thuê nhà (Bên B) Họ và tên: Năm sinh: CMND: Điện thoại: Email Địa chỉ:Sau khi cùng bàn bạc và thỏa thuận, chúng tôi thống nhất nội dung các điều khoản của hợp đồng đặt cọc thuê nhà này như sau:
Điều 1: Đối tượng của hợp đồng Bên A đồng ý cho Bên B thuê căn hộ với các thông tin chi tiết sau:
- Tên tòa nhà:
- Địa chỉ:
- Mã căn hộ:
- Diện tích:
- Nội thất:
- Mục đích sử dụng: Để ở
- Số lượng người ở: ___ người
- Ngày chuyển vào ở: ___/___/ 2021
- Giá thuê: ___ vnđ, chưa bao gồm phí quản lý và các chi phí khác.
- Thời hạn hợp đồng: ___ tháng
Điều 2: Tiền đặt cọc và thời gian thanh toán Tiền đặt cọc này là khoản bảo đảm mà Bên B sẽ thực hiện và tuân thủ tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê. Số tiền đặt cọc, thời gian thanh toán và phương thức thanh toán như sau:
- Tổng số tiền đặt cọc thuê nhà mà Bên B cần thanh toán cho Bên A là: ___ vnđ.
- Thời gian thanh toán:
- Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng.
Số tiền đặt cọc bảo đảm này không được sử dụng để trả tiền thuê nhà mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên A.
Điều 3: Tính lãi suất với khoản tiền đặt cọc Hai bên thống nhất không tính lãi suất với khoản tiền đặt cọc thuê nhà này.
Điều 4: Trách nhiệm của Bên A và Bên B Trách nhiệm của Bên A:
- Đảm bảo là người sở hữu/ sử dụng/ quản lý hợp pháp của căn hộ.
- Chuẩn bị hợp đồng thuê nhà và các biên bản kiểm tra, bàn giao trang thiết bị - nội thất căn hộ cho Bên B.
- Chuẩn bị căn hộ, vệ sinh sạch sẽ, thông báo cho ban quản lý tòa nhà, và mua thêm các thiết bị - nội thất như đã thỏa thuận với Bên B.
- Bảo đảm quyền sử dụng trọn vẹn và riêng tư cho Bên B.
- Sữa chữa kịp thời những hư hỏng do hao mòn tự nhiên đối với căn hộ.
- Chịu các khoản thuế phát sinh từ thu nhập cho thuê (nếu có).
- Thực hiện hợp đồng đặt cọc này. Nếu Bên A không thực hiện/ vi phạm hợp đồng đặt cọc/ hợp đồng thuê nhà, Bên A cần hoàn trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận của bên B và bồi thường vi phạm với số tiền bằng ___ lần số tiền mà Bên B đã đặt cọc.
- Cung cấp cho bên B phiếu thu tiền đặt cọc thuê nhà.
- Bên A không chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp về tiền đặt cọc giữa những người thuê với nhau.
- Ký kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà như đã thỏa thuận với Bên A.
- Thanh toán tiền đặt cọc đúng quy định.
- Thanh toán đầy đủ tiền nhà và các hóa đơn tiện ích.
- Sử dụng căn hộ đúng mục đích.
- Không chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà.
- Sửa chữa, thay thế kịp thời các hư hỏng - mất mát tài sản bên trong căn hộ.
- Thực hiện các điều khoản khác được ghi trong hợp đồng thuê nhà.
Điều 5: Trường hợp mất và trừ tiền đặt cọc Bên B chịu mất toàn bộ tiền đặt cọc trong các trường hợp sau:
- Không thực hiện hợp đồng thuê nhà, sau ___ ngày kể từ ngày chuyển vào ở, nếu bên B không chuyển vào ở, bên B sẽ mất toàn bộ tiền đặt cọc.
- Kết thúc hợp đồng thuê trước thời hạn.
- Không thanh toán tiền thuê nhà.
Bên B chịu trừ tiền đặt cọc trong các trường hợp sau:
- Hư hỏng, mất mát các trang thiết bị - nội thất bên trong căn hộ mà lỗi do Bên B gây ra và không khắc phục. Loại trừ các hao mòn tự nhiên.
- Chi phí sơn lại căn hộ (nếu có).
- Chi phí dọn dẹp, vệ sinh lại căn hộ. Nếu khi chuyển ra, bên B không vệ sinh căn hộ.
- Chi phí vận chuyển đồ đạc, thiết bị mà bên B để lại sau khi chuyển đi.
- Không thanh toán các hóa đơn tiện ích nếu có theo các điều khoản của hợp đồng cho thuê.
Đối với các chi phí sửa chữa hư hỏng, thay thế, sơn lại, vệ sinh, vận chuyển đồ đạc, … Bên A sẽ cung cấp các hóa đơn/ biên nhận cho các chi phí đó. Bên A không trừ tiền đặt cọc đối với các hư hỏng do hao mòn tự nhiên và các vấn đề bất khả kháng (lũ lụt, bão, cháy, chiến tranh, dịch bệnh, …)
Điều 6: Hoàn trả tiền đặt cọc Bên A sẽ hoàn trả tiền đặt cọc cho bên B với các nội dung sau:
- Thời gian hoàn trả tiền đặt cọc: sau ___ ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thuê nhà.
- Số tiền: _____ vnđ
- Hình thức hoàn trả tiền đặt cọc: Tiền mặt hoặc chuyển khoản cho Bên B.
- Bên B thông báo bằng văn bản hoặc email cho bên A về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước 30 ngày ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thuê nhà.
- Bên B thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà và các hóa đơn tiện ích.
- Bên B sửa chữa các hư hỏng, thay thế các tài sản bị mất, vệ sinh, sơn lại (nếu có), dọn dẹp đồ đạc của Bên B ra khỏi căn hộ.
- Trả lại toàn bộ chìa khóa căn hộ cho Bên A.
- Không vi phạm các điều khoản khác được quy định trong hợp đồng thuê nhà.
Hợp đồng đặt cọc này có hiệu lực kể từ ngày ký và được làm thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
Chữ ký xác nhận của Bên A và Bên B
JHouse đã chuẩn bị sẵn file Word cho bạn, click vào đường link bên dưới để tải về và điều chỉnh phù hợp với bạn.
Download miễn phí: Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất 2021 (song ngữ Việt/Anh)
Ngoài thỏa thuận đặt cọc với các điều khoản chi tiết cũng như các chính sách và thủ tục đối với tiền đặt cọc. Bạn cần yêu cầu chủ nhà xác nhận đã nhận tiền đặt cọc bằng phiếu thu tiền đặt cọc thuê nhà. Biên nhận thu tiền đặt cọc được coi là bằng chứng chủ nhà đã nhận tiền đặt cọc của bạn.
Rủi ro luôn tiềm ẩn, tốt hơn hết là bạn nên biết và tránh xa chúng. Thỏa thuận đặt cọc sẽ đảm bảo số tiền của bạn được sử dụng hiệu quả và an toàn quay trở về với bạn khi kết thúc hợp đồng. Qua bài viết hướng dẫn này, JHouse hi vọng bạn đã hiểu thế nào là Hợp đồng đặt cọc thuê nhà với các điều khoản cần phải có và có thể sử dụng hợp đồng đặt cọc mẫu khi cần.
Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên bài viết này chỉ mang tính chất hướng dẫn. Nó không phải là tư vấn pháp lý. Vui lòng liên hệ luật sư tư vấn để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế.
Sự Khác Nhau Giữa Hao Mòn Tự Nhiên Và Thiệt Hại Tại Sản Là Gì?
Hao mòn tự nhiên là điều không thể tránh khỏi trong cho thuê căn hộ. Người thuê có trách nhiệm chăm sóc và duy trì căn hộ ở tình trạng tốt nhất, nhưng có một số sự hư hỏng nhất định sẽ xảy ra khi căn hộ cũ đi. Đây không phải là kết quả của việc bạn lạm dụng hoặc cố tình, có nghĩa là bạn không thể chịu trách nhiệm về việc đó. Tuy nhiên, đôi khi có thể khó phân biệt được sự khác nhau giữa hao mòn thông thường và hư hỏng tài sản khi kiểm tra căn hộ.
Sự khác nhau giữa hao mòn tự nhiên và cố ý gây thiệt hại về tài sản là gì?
Vậy, định nghĩa chính xác về hao mòn tự nhiên là gì? Ai là người chịu trách nhiệm với các thiệt hại do hao mòn tự nhiên gây ra? Và, chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc của bạn với các hao mòn tự nhiên không?
Dưới đây là một số hướng dẫn để xác định xem thiệt hại đối với tài sản bên trong căn hộ của bạn có phải là kết quả của việc sử dụng hàng ngày hay không.

Hao mòn tự nhiên là gì?
Hao mòn tự nhiên là thiệt hại xảy ra một cách tự nhiên theo thời gian của bất động sản do quá trình sử dụng và lão hóa. Hao mòn là kết quả của việc sử dụng tài sản hàng ngày của người thuê. Nó cũng có thể đơn giản là kết quả của việc bất động sản cũ đi theo thời gian và chịu tác động của các lực tự nhiên.
Hao mòn tự nhiên là tình trạng giảm sút về số lượng, chất lượng, giá trị tài sản ngoài ý muốn của con người trong quá trình sử dụng và bảo quản tài sản. Hao mòn là điều gì đó chỉ xảy ra theo thời gian với việc sử dụng tài sản bình thường - không cố ý gây ra hoặc do sử dụng sai mục đích hoặc lạm dụng. Hao mòn tự nhiên được coi là một phần của khấu hao bình thường.
Một số ví dụ về hao mòn tự nhiên khi thuê nhà
Hao mòn bình thường là sự suy giảm dự kiến về tình trạng của tài sản do sử dụng bình thường hàng ngày. Đó là sự xuống cấp xảy ra trong quá trình sử dụng tài sản trong căn hộ. Nó không phải do lạm dụng, sơ suất, tai nạn, khách, thú cưng hoặc không dọn dẹp.
- Sơn bị phai màu hoặc giấy dán tường bị mờ, rách nhẹ
- Các vết nứt trên tường hoặc trần nhà
- Các lỗ nhỏ trên tường do đinh bấm hoặc đinh do treo áp phích
- Vết lõm nhỏ trên tường từ tay nắm cửa
- Tay nắm cửa lỏng lẻo
- Thảm bị phai màu hoặc mòn mỏng do đi lại
- Rèm bụi hoặc mờ do ánh nắng mặt trời
- Độ bẩn vừa phải trên thảm
- Các vết xước nhỏ trên sàn gỗ
- Gạch men sàn nhà bị mờ hoặc bị xước
- Cửa không đóng lại do độ ẩm bị phồng lên
- Cửa tủ bị cong vênh không đóng lại được
- Thay pin cho điều khiển tivi, máy lạnh, quạt
- Vòi hoa sen thoát nước chậm do tích tụ đường ống
- Chà ron lỏng lẻo trong gạch phòng tắm
- Men bị mòn hoặc xước trong bồn tắm, bồn rửa hoặc bồn cầu
- Ổ cắm điện bị cháy hoặc vòi nước bị rò rỉ
- Đèn trần nhà bị cháy hoặc mờ
- Máy lạnh giảm chất lượng hoặc quạt phát ra tiếng kêu lớn hơn bình thường
- Đồ dùng nhà bếp như: đũa, muỗng, nĩa, dao, … bị thiếu, hư hỏng, giảm chất lượng
- Mọi thiết bị bị mòn do sử dụng theo thời gian
Sự hao mòn có thể được định nghĩa thêm là sự hư hỏng có thể xảy ra một cách hợp lý. Ví dụ: Bạn chuyển nhà, có một số cọ xát giữa việc khuân vác hành lý với bức tường. Các vết xước nhỏ trên tường sẽ được xem là hao mòn bình thường.
Tại sao xác định hao mòn tự nhiên lại quan trọng khi thuê nhà?
Việc xác định đâu là hao mòn thông thường và đâu là thiệt hại tài sản trong căn hộ cực kỳ quan trọng đối với bạn và chủ nhà. Việc xác định hao mòn tự nhiên sẽ giúp bạn tránh các tranh chấp với chủ nhà khi chuyển ra. Chủ nhà không thể trừ tiền cho các hao mòn bình thường, nhưng chủ nhà có thể trừ tiền cho các thiệt hại mà bạn gây ra. Tiền để sửa chữa những thiệt hại thường được khấu trừ từ tiền đặt cọc bạn.
Nói tóm lại, việc xác định hao mòn tự nhiên sẽ giúp bạn:
- Tránh các tranh chấp với chủ nhà, và
- Không bị từ tiền một cách vô lý
Đọc thêm: Làm thế nào để lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà? 4 cách đơn giản

Sự khác nhau giữa hao mòn tự nhiên và thiệt hại tài sản là gì?
Về cơ bản, các hao mòn tự nhiên của tài sản vượt mức thông thường sẽ được xem là thiệt hại. Vậy, làm thế nào để bạn có thể phân biệt được hao mòn thông thường và thiệt hại?
Bắt đầu với câu hỏi “Thiệt hại về tài sản là gì?”. Thiệt hại không phải tự nhiên mà có. Thiệt hại là do người thuê nhà gây ra chứ không phải do tuổi tác. Đó là tác hại ảnh hưởng đến giá trị, tính hữu dụng hoặc chức năng bình thường của tài sản. Thiệt hại này có thể do cố ý, cẩu thả, bất cẩn hoặc lạm dụng có thể ảnh hưởng đến chức năng bình thường hoặc tính hữu dụng của tài sản.
Chúng ta có thể xem khác nhau giữa hao mòn tự nhiên và thiệt hại tài sản theo bảng mô tả bên dưới kèm theo các ví dụ.
Ví dụ | Hao mòn thông thường | Thiệt hại về tài sản |
Ý nghĩa | Thiệt hại xảy ra một cách tự nhiên theo thời gian do quá trình sử dụng và lão hóa | Thiệt hại xảy ra do người thuê nhà gây ra do cố ý, cẩu thả, bất cẩn hoặc lam dụng |
Thảm sàn nhà | Thảm bị mòn hoặc phai màu | Thảm bị rách hoặc cháy hoặc do thú cưng cào xé |
Tường | Tường bị xước nhẹ, vết lõm nhỏ | Vết lõm hoặc lỗ lớn trên tường, sơn màu khác |
Cửa | Phai màu, không đóng lại do độ ẩm bị phồng lên hoặc cong vênh. Tay nắm cửa lỏng lẻo, vết lõm nhỏ trên tường từ tay nắm cửa | Bị móp/ sứt mẻ ở góc, vết xước lớn, vết lõm lớn, vết bẩn, hình vẻ nguệch ngoạc |
Sàn gỗ | Bị mờ do ánh sáng mặt trời, các vết trầy xước nhỏ do sử dụng lâu ngày | Vết trầy xước lớn, bể hoặc mất vài miếng lót sàn |
Rèm cửa | Bị mờ do ánh sáng mặt trời hoặc các vết xước nhỏ hoặc một ít bụi bẩn | Bị cháy, các vế xước lớn, bị rách hoặc các vết ố đen hoặc thiếu |
Sofa | Bụi bẩn, phai màu, các vết xước nhỏ | Bị ố màu, vết rách lớn, thú cưng cào xé, lủng lỗ do cháy |
Chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc với các hao mòn tự nhiên không?
Mọi tài sản đều bị hao mòn tự nhiên và chủ nhà không thể khấu trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn để bù đắp cho các hao mòn tự nhiên đó. Nếu bạn dọn dẹp thường xuyên và bảo quản tốt căn hộ, thì theo nguyên tắc chung, chủ nhà luôn có trách nhiệm sửa chữa những hao mòn tự nhiên sau khi bạn dọn đi.
Nếu bạn chỉ đơn giản là sống trong căn hộ và không làm hư hại bất cứ thứ gì do lạm dụng, sơ suất, tai nạn, khách, thú cưng hoặc không dọn dẹp, thì chủ nhà không có quyền khấu trừ bất kỳ khoản tiền đặt cọc nào của bạn.
Đọc thêm: Khi nào chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn?
Mẹo để tránh tranh chấp về hao mòn tự nhiên với chủ nhà?
Với tư cách là người thuê nhà, bạn có trách nhiệm giữ cho căn hộ của mình ở tình trạng tốt nhất cho bạn và chủ nhà. Biết chính xác những hư hỏng thuộc hao mòn tự nhiên là một phần quan trọng để bạn sử dụng tài sản trong căn hộ. Đó mới chỉ là bước đầu tiên. Bạn cần thực hiện các mẹo sau để tránh tranh chấp về hao mòn thông thường với chủ nhà.

Bạn cần phải kiểm tra số lượng và tình trạng của tài sản bên trong căn hộ trước khi chuyển đến ở - để không bị đổ lỗi cho bất kỳ hư hỏng và thiệt hại nào đã có từ trước. Cho dù bạn là người thuê nhà lần đầu hoặc thuê nhà lâu năm - bạn không nên bỏ qua việc kiểm tra tình trạng căn hộ lúc chuyển đến. Đây là một công cụ hữu ích giúp bạn loại bỏ các rủi ro mất hoặc bị trừ tiền đặt cọc hoặc đền bù thiệt hại trong tương lai.
Một thực tế là chúng ta không thể nhớ tất cả trang thiết bị và nội thất bên trong căn hộ. Và càng không thể nhớ tình trạng hư hỏng của chúng. Vì thế, bạn cần danh sách bàn giao trang thiết bị nội thất trước khi chuyển vào. Nó giúp bạn và chủ nhà biết chính xác bên trong căn hộ bao gồm những trang thiết bị và nội thất gì và tình trạng của chúng như thế nào. Mục đích: Ngăn ngừa không rủi ro, không tranh chấp sau này và đảm bảo quyền lợi chính đáng của bạn khi thuê nhà.
- Kiểm tra căn hộ định kỳ
Kiểm tra định kỳ trang thiết bị nội thất bên trong căn hộ là cách tốt nhất để bạn biết tình trạng hoạt động của chúng. Cập nhật tình hình thực tế, sửa chữa hoặc yêu cầu chủ nhà bảo trì định kỳ. Bạn nên thực hiện kiểm tra định kỳ căn hộ của mình, tốt nhất là 3 tháng một lần.
- Yêu cầu chủ nhà bảo trì định kỳ hoặc đột xuất
Có những thiết bị cần bảo trì định kỳ như: Máy lạnh, máy giặt, đường ống thoát nước, bóng đèn, các thiết bị điện, … Tất cả chi phí liên quan đến bảo trì định kỳ sẽ do chủ nhà thanh toán. Bạn cần yêu cầu chủ nhà kiểm tra và bảo trì định kỳ hoặc đột xuất nếu phát hiện điều bất thường. Đây là cách chủ nhà phục vụ khách thuê và duy trì căn hộ ở trạng thái tốt nhất cho người thuê sử dụng.
Nếu thiệt hại tài sản là do chủ nhà không bảo quản, bảo trì căn hộ đúng cách, thì chủ nhà không thể khấu trừ tiền đặt cọc của bạn, ngay cả khi thiệt hại nằm trong căn hộ của bạn.
- Danh sách tính phí cho các thiệt hại
Bạn có thể yêu cầu chủ nhà cung cấp danh sách tính phí dự kiến cho các thiệt hại tài sản khi ký hợp đồng thuê nhà. Đây là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, không phải chủ nhà nào cũng cung cấp cho bạn danh sách tính phí cho các thiệt hại. Khi chuyển đi, nếu có phát sinh thiệt hại tài sản, bạn cần yêu cầu chủ nhà cung cấp danh sách tính phí cho các thiệt hại. Danh sách cần nêu rõ các thiệt hại thực tế đi kèm với chi phí phù hợp.
Tìm hiểu thêm tất cả những điều bạn cần biết về tiền đặt cọc và 11 mẹo để bảo vệ tiền đặt cọc của bạn khi thuê nhà tại Việt Nam.
Biết cách phân biệt hao mòn tự nhiên và hư hỏng là điều quan trọng đối với bạn và chủ nhà. Không có bất kỳ tranh chấp nào giữa bạn và chủ nhà khi kết thúc hợp đồng thuê. Chủ nhà cần trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bạn khi chuyển đi. Tất nhiên, bạn cần chăm sóc và duy trì căn hộ ở tình trạng tốt nhất. Một phần rất nhỏ trong hợp đồng thuê, nhưng biết về chúng là cách tốt nhất để bạn loại bỏ rủi ro về sau.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
[:]Khi Nào Chủ Nhà Có Thể Trừ Tiền Đặt Cọc Thuê Nhà Của Bạn?
Tiền đặt cọc thuê nhà được xem như là một phương tiện đảm bảo hữu hình trong trường hợp người thuê làm hư hỏng, mất tài sản hoặc không thực hiện các điều khoản của hợp đồng thuê. Mục đích thực sự của nó là cung cấp cho chủ nhà sự an toàn nhất định. Chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn nếu bạn không trả tiền thuê hoặc gây ra những thiệt hại về tài sản.
Các trường hợp chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn? JHouse sẽ cung cấp cho bạn thông tin và mẹo hữu ích với 7 trường hợp khấu trừ tiền đặt cọc thuê nhà phổ biến. Giúp bạn tránh các tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà với chủ nhà và lấy lại toàn bộ số tiền đặt cọc khi kết thúc thời gian thuê nhà.
Các quy tắc chung để trừ tiền đặt cọc thuê nhà hợp pháp
Nhìn chung, hầu hết các chủ nhà sẽ vui vẻ trả lại tiền đặt cọc của bạn nếu bạn giữ căn hộ trong tình trạng tốt và thực hiện đúng các điều khoản được nêu trong hợp đồng thuê nhà.
Tuy nhiên, trong quá trình ở và chuyển đi sẽ phát sinh các vấn đề về hư hỏng, mất mát, vệ sinh, sơn nhà, thanh toán các hóa đơn, phá vỡ hợp đồng, … Tiền đặt cọc của bạn sẽ đảm bảo cho tất cả những việc này. Chủ nhà có thể khấu trừ toàn bộ hoặc một phần tiền đặt cọc thuê nhà của bạn để chi trả cho các vấn đề nêu trên. Khấu trừ tiền đặt cọc cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung để đảm bảo tính hợp pháp và không xảy ra tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà. Tuân thủ các nguyên tắc chung sau:
- Được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê nhà
- Có bằng chứng về việc mất mát tài sản
- Có phát sinh hư hỏng tài sản (loại trừ hao mòn tự nhiên)
- Không tính phí hư hao tài sản do hao mòn tự nhiên
- Không khấu trừ với những vấn đề bất khả kháng (lũ lụt, bão, cháy, chiến tranh, dịch bệnh, …)
- Cung cấp hóa đơn/ biên nhận của tất cả các sửa chữa hoặc mua mới
- Đọc thêm: Tất cả mọi thứ bạn cần biết về tiền đặt cọc thuê nhà
Xem thêm: Tiền Đặt Cọc Thuê Nhà Là Gì? Tất Cả Mọi Thứ Bạn Cần Biết
Chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc của bạn khi nào?
Chủ nhà có quyền khấu trừ một phần hoặc toàn bộ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn nếu phát sinh vấn đề miễn sao có lý do chính đáng và được quy định trong hợp đồng thuê nhà. Vậy, khi nào chủ nhà sẽ trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn? Dưới đây là 7 trường hợp trừ tiền đặt cọc thuê nhà phổ biến của bạn.
1. Trừ tiền đặt cọc thuê nhà khi có thiệt hại về tài sản
Quá rõ ràng phải không? Tất cả hư hỏng và mất mát các tài sản bên trong căn hộ do bất kỳ nguyên nhân nào từ bạn hoặc bạn của bạn hoặc thú cưng của bạn. Bạn cần phải sửa chữa hoặc thay thế.
Nếu bạn chuyển ra khỏi căn hộ mà không sửa chữa hoặc thay thế các tài sản đã bị hư hỏng. Chắc chắn chủ nhà sẽ trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn. Nếu hư hỏng lớn vượt quá số tiền đặt cọc, bạn cần phải thanh toán thêm. Tuy nhiên, sẽ có những hư hao tài sản là hao mòn tự nhiên, chủ nhà sẽ không trừ tiền đặt cọc của bạn.
Mẹo ở đây là gì? Bạn cần kiểm tra tình trạng căn hộ trước khi chuyển đến và lập danh sách bàn giao tài sản bên trong căn hộ. Ngoài ra, khi có bất kỳ hư hỏng về tài sản, bạn cần thông báo cho chủ nhà để sửa chữa kịp thời.
Bạn có thể xem thêm để biết tất cả mọi thứ về tiền đặt cọc nuôi thú cưng và trừ tiền đặt cọc khi thú cưng của bạn làm hư hỏng tài sản.
2. Không dọn dẹp, làm sạch căn hộ trước khi chuyển đi
Khi bạn đến, chủ nhà đã chuẩn bị căn hộ thật sạch sẽ và ngăn nắp cho bạn. Khi bạn rời đi, bạn cần dọn dẹp và làm sạch căn hộ. Bạn có thể tự mình làm sạch căn hộ hoặc thuê dịch vụ vệ sinh nếu bạn có nhiều tiền. Chủ nhà sẽ vui vẻ trả lại tiền đặt cọc thuê nhà cho bạn khi nhìn thấy căn hộ sạch sẽ và gọn gàng.
Tuy nhiên, bạn rời đi và để lại rác, nhiều bụi bẩn, thực phẩm dư thừa, hoặc các tài sản cá nhân khác, …đây là lúc chủ nhà sẽ cấn trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn để thanh toán cho các dịch vụ dọn dẹp vệ sinh chuyên nghiệp.
3. Có nhiều trang thiết bị bị bỏ lại sau khi chuyển đi
Bạn có thể mua thêm các trang thiết bị và nội thất cho ngôi nhà của mình, để cá nhân hóa và tạo không gian sống tốt nhất với bạn. Bạn có thể mua thêm giường, nệm, sofa, dụng cụ tập thể dục, … Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn chuyển đi, bạn cần mang chúng theo hoặc cho ai đó.
Nếu bạn chuyển đi và bỏ lại toàn bộ trang thiết bị đó, có thể chủ nhà sẽ cấn trừ tiền đặt cọc của bạn để bỏ chúng ra khỏi căn hộ. Việc di chuyển và loại bỏ các vật dụng lớn sẽ tốn kém nhiều chi phí và nhân lực.
Trước khi chuyển đi, bạn có thể thanh lý các trang thiết bị và nội thất đó. Hoặc bạn có thể cho bạn bè hoặc ai đó cần chúng. Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ dọn vệ sinh. Hoặc bạn có thể đàm phán với chủ nhà để họ giúp bạn bỏ đi các vật dụng đó. Dù là gì, thì bạn cần phải trả lại căn hộ trở về trạng thái ban đầu.
4. Không thanh toán tiền thuê nhà
Điều này có lẽ không quá ngạc nhiên. Nếu bạn rời khỏi căn hộ của mình mà không thanh toán tiền thuê nhà. Đây là lúc chủ nhà sẽ sử dụng tiền đặt cọc của bạn để trang trải tiền thuê nhà chưa thanh toán.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là mặc dù chủ nhà có thể trừ tiền thuê nhà chưa thanh toán từ tiền đặt cọc của bạn. Đừng nhầm lẫn tiền thuê nhà của tháng cuối cùng và tiền đặt cọc. Bạn không thể sử dụng tiền đặt cọc để trả tiền thuê nhà. Bạn cần thanh toán tiền thuê nhà tháng cuối cùng cho chủ nhà. Trừ các trường hợp khác được quy định trong hợp đồng thuê nhà.
5. Trừ tiền đặt cọc khi không thanh toán các hóa đơn tiện ích
Cũng giống như tiền thuê nhà chưa thanh toán, chủ nhà có thể sử dụng tiền đặt cọc của bạn để trang trải chi phí cho các hóa đơn tiện ích chưa thanh toán như: Điện, nước, internet, truyền hình cáp, phí giữ xe, sử dụng hồ bơi, …
Để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận lại toàn bộ tiền đặt cọc thuê nhà nhanh chóng và an toàn. Bạn cần thanh toán tiền thuê nhà và tất cả các hóa đơn tiện ích cho chủ nhà hoặc nhà cung cấp trước khi bạn chuyển đi.
6. Cấn trừ tiền đặt cọc khi cần sơn lại nhà
Thật thú vị khi biến căn hộ thành không gian sống với màu sắc của riêng bạn. Hầu hết các chủ nhà có thể cho phép bạn sơn lại căn hộ. Điều này có thể chủ nhà sẽ cần số tiền đặt cọc cao hơn mức quy định chung. Bạn cần thông báo và được chấp thuận từ chủ nhà.
Khi bạn chuyển ra khỏi căn hộ, tất nhiên, bạn cần sơn lại căn hộ cùng với màu sơn ban đầu khi bạn chuyển đến. Nếu bạn rời đi và không sơn lại căn hộ. Chủ nhà sẽ cấn trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn để trả chi phí sơn lại.
Mẹo ở đây là gì? Bạn cần thảo luận với chủ nhà về màu sắc mà bạn dự định sẽ sơn căn hộ. Xem họ có chấp nhận không, và liệu chủ nhà sẽ bắt bạn sơn lại khi bạn rời đi không. Sẽ có những màu sơn mà chủ nhà thích, và họ sẽ không yêu cầu bạn phải sơn lại hoặc trừ tiền đặt cọc của bạn.
7. Chấm dứt hợp đồng sớm
Hầu hết các hợp đồng thuê nhà tại Việt Nam đều quy định, nếu bạn chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm - bạn sẽ bị mất toàn bộ tiền đặt cọc thuê nhà.
Nếu bạn dự định chuyển ra ngoài trước khi kết thúc thời hạn thuê nhà, hãy kiểm tra hợp đồng thuê nhà của bạn để xem bạn có thể phải đối mặt với những hình phạt nào để không bị bất ngờ khi chuyển đi. Trong mọi trường hợp, hãy nói chuyện cởi mở với chủ nhà càng sớm càng tốt: trung thực và đi vào vấn đề. Ngoài ra, có vài cách để giảm thiểu hình phạt khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm như tìm một người thuê lại để tiếp tục hợp đồng thuê của bạn.
Chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc với các hao mòn tự nhiên không?
Mọi tài sản đều bị hao mòn tự nhiên và chủ nhà không thể khấu trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn để bù đắp cho các hao mòn tự nhiên đó. Nếu bạn dọn dẹp thường xuyên và bảo quản tốt căn hộ, thì theo nguyên tắc chung, chủ nhà luôn có trách nhiệm sửa chữa những hao mòn tự nhiên sau khi bạn dọn đi.
Các hao mòn tự nhiên phổ biến như:
- Rèm che nắng bị phai màu
- Vết đốm nhỏ trên thảm
- Vết nứt, rạn trên tường hoặc trần nhà
- Cửa bị cong hoặc vênh
- Đóng đinh các lỗ nhỏ trên tường do treo tranh, gương
- Gạch men nền nhà bị mờ
- Men bị mờ hoặc xước trong bồn tắm, bồn rữa hoặc bồn cầu
- Bụi bẩn vừa phải
- Giấy dán tường hoặc sơn bị mờ do ánh nắng mặt trời
- Nếu bạn chỉ đơn giản là sống trong căn hộ và không làm hư hại bất cứ thứ gì do lạm dụng, sơ suất, tai nạn, khách, thú cưng hoặc không dọn dẹp, thì chủ nhà không có quyền khấu trừ bất kỳ khoản tiền đặt cọc nào của bạn.
Bạn cần làm gì khi bị trừ tiền đặt cọc thuê nhà?
Bạn sẽ vui vẻ và đồng ý với chủ nhà khi trừ tiền đặt cọc để giải quyết các vấn đề mà bạn đã gây ra. Nó hoàn toàn hợp pháp. Chủ nhà sẽ giải thích lý do tại sao bạn bị trừ tiền đặt cọc và cung cấp cho bạn hóa đơn/ biên nhận của tất cả các sửa chữa hoặc mua mới đó.
Tuy nhiên, có những trường hợp sẽ khiến bạn bực bội và khó chịu khi chủ nhà trừ tiền đặt cọc của bạn. Lý do không thật sự thuyết phục hoặc trừ tiền đặt cọc nhiều hơn thiệt hại thực tế. Bạn có quyền nổi nóng, nhưng tốt hơn hết bạn nên đọc lại tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê nhà để tìm ra lỗi sai của chủ nhà. Ý tưởng tốt dành cho bạn, hãy nói chuyện cởi mở với chủ nhà của bạn. Có thể chủ nhà nhầm lẫn hoặc sẵn sàng để bạn khắc phục.
Đừng bỏ qua 11 mẹo nhỏ để bảo vệ tiền đặt cọc quay trở lại ví của bạn - nơi nó thuộc về.
Tiền đặt cọc là một khoản tiền lớn và bạn muốn nhận lại toàn bộ tiền đặt cọc khi chuyển đi, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ hợp đồng trước khi ký. Không sửa chữa trái phép và thanh toán tiền thuê nhà cũng như các hóa đơn tiện ích đầy đủ. Đồng thời dọn vệ sinh căn hộ định kỳ và không làm hư hỏng tài sản. Sẽ không có bất kỳ khoản trừ tiền đặc cọc nào từ chủ nhà. Chủ nhà sẽ hoàn trả tiền đặt cọc thuê nhà cho bạn một cách nhanh chóng và đầy tôn trọng!
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế.
Làm Thế Nào Để Lấy Lại Tiền Đặt Cọc Thuê Nhà? 4 Cách Đơn Giản
Thực tế “Tiền ra khỏi túi của bạn rất dễ dàng, nhưng lấy lại tiền thì hoàn toàn ngược lại”. Điều này hoàn toàn đúng với tiền đặt cọc thuê nhà của bạn. Để lấy lại tiền đặt cọc là một quá trình dài, đòi hỏi ban phải tuân thủ các quy tắc. Kết thúc hợp đồng thuê và chuyển ra, bạn mong muốn nhận lại toàn bộ tiền đặt cọc càng sớm càng tốt. Nhưng làm thế nào để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận lại tiền đặt cọc thuê nhà?
Làm thế nào để nhận lại tiền đặc cọc thuê nhà của bạn?
Chuyển đến một nơi ở mới, bạn có nhiều thứ cần phải chuẩn bị và cần có tiền để mua sắm nội thất, đặt cọc cho ngôi nhà mới, … Tất cả đều bắt đầu lại từ điểm xuất phát. Để giúp bạn tránh khỏi những căng thẳng không cần thiết. Hãy làm theo các mẹo đơn giản dưới đây để nhận lại tiền đặt cọc nhanh chóng.
Nhưng, trước tiên bạn cần phải biết ý nghĩa của tiền đặt cọc thuê nhà là gì? Và có bao nhiêu loại tiền đặt cọc khi thuê nhà. Tất cả mọi thứ bạn cần biết về khoản tiền đặt cọc thuê nhà của bạn tại Việt Nam sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích.
Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu quy trình lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà của bạn khi kết thúc hợp đồng thuê nhà. Hãy tuân thủ các bước của quy trình - đơn giản, dễ thực hiện và hữu ích cho bạn.
Bước 1: Trước khi ký hợp đồng thuê nhà
Hợp đồng thuê nhà là một ràng buộc pháp lý - nó đảm bảo quyền lợi cho cả chủ nhà và người thuê. Hợp đồng thuê nhà là một sợi dây công lý khi phát sinh vấn đề giữa hai bên. Chính vì thế bạn cần phải đọc và đọc tất cả các điều khoản có trong hợp đồng. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu hợp đồng thuê nhà của mình. Viết ra bất kỳ câu hỏi nào bạn có khi đọc hợp đồng thuê và sau đó thảo luận với chủ nhà để làm rõ mọi thứ.
Hãy dành riêng một điều khoản cho phần tiền đặt cọc trong hợp đồng thuê nhà. Hãy làm rõ số tiền cần đặt cọc, thời gian thanh toán đặt cọc, biên nhận đặt cọc, các khoản phí phát sinh từ tiền đặt cọc, chính sách hoàn trả tiền đặt cọc, khấu trừ tiền đặt cọc, hao mòn, … Mọi thứ càng rõ ràng sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro mất tiền đặt cọc khi kết thúc hợp đồng. Để an toàn hơn, bạn có thể yêu cầu chủ nhà cung cấp thỏa thuận đặt cọc thuê nhà.
Xem xét điều khoản chấm dứt hợp đồng thuê của bạn với các yêu cầu/ điều kiện mà bạn cần tuân theo để được hoàn lại tiền đặt cọc.
Đừng quên, yêu cầu chủ sở hữu cung cấp phiếu thu/ biên nhận đặt cọc thuê nhà cho bạn. Bất kỳ ai trong chúng ta sẽ có lúc bị lãng trí/ quên tạm thời. Thế nên hãy cung cấp các bằng chứng đã thanh toán tiền đặt cọc thuê nhà của bạn.
Bước 2: Trước khi chuyển vào ở
Để bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc và thoải mái ở căn hộ mới. Bạn cần phải thực hiện hai bước kiểm tra trước khi chuyển vào ở. Không phải công việc vặt, đừng xem nhẹ chúng. Tốt hơn hết là bạn nên giữ mình an toàn và tránh phải trả tiền cho việc bạn không làm.
Kiểm tra tình trạng căn hộ trước khi chuyển đến
Kiểm tra căn hộ nên diễn ra trước khi bạn ký hợp đồng thuê. Điều này có thể giúp tránh hoặc giảm thiểu các tranh chấp với chủ nhà trong tương lai về tình trạng của căn hộ, cũng như cung cấp cho bạn một nơi ở an toàn và tiện nghi. Bạn cần kiểm tra những gì?
- Ổ khóa và cửa ra/vào, cửa sổ
- Hệ thống an ninh
- Tường, trần nhà và sàn nhà
- Hệ thống đèn chiếu sáng
- Các thiết bị sử dụng điện
- Dấu hiệu nấm mốc và côn trùng
- Phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh, khu vực giặt là
Danh sách bàn giao nội thất, trang thiết bị bên trong căn hộ
Danh sách này sẽ giúp người bạn và chủ nhà biết chính xác bên trong căn hộ bao gồm những trang thiết bị và nội thất gì và tình trạng của chúng như thế nào. Ngăn ngừa các rủi ro và tranh chấp từ việc hư hỏng hoặc mất mát tài sản từ trước khi bạn chuyển vào ở. Và một điều vô cũng hữu ích là biết căn hộ còn thiếu những thiết bị và nội thất gì. Từ đó có thể đàm phán với chủ nhà cung cấp thêm. Danh sách bao gồm những gì?
- Phòng khách
- Phòng ngủ
- Phòng bếp
- Phòng tắm
- Khu vực giặt là
- Các hư hỏng & thay thế
Chụp ảnh hoặc quay video ngắn mọi vấn đề và đưa những vấn đề đó vào danh sách kiểm tra đã hoàn thành. Tốt hơn hết, nên có một cuộc thảo luận ngắn với chủ nhà để thống nhất và thực hiện các giải pháp cần thiết tiếp theo.
Bước 3: Trong khi ở
Bây giờ bạn đã hoàn toàn ở bên trong ngôi nhà thật sự của mình. Bây giờ cũng là lúc bạn bước vào bức tiếp theo của quy trình lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà. Bạn cần làm gì trong thời gian ở tại căn hộ để lấy lại tiền đặt cọc sau khi kết thúc hợp đồng thuê nhà? Câu trả lời có ngay bên dưới cho bạn.
Là một người thuê nhà tốt và thân thiện
Một người thuê nhà tốt sẽ giúp bạn có giao tiếp tốt trong cộng đồng cư dân trong tòa nhà, nhận được các đặc quyền và ưu ái từ chủ nhà. Với một người thuê nhà tốt - chủ nhà sẽ hoàn trả tiền đặt cọc nhanh chóng và thoải mái. Không có bất kỳ chủ nhà nào làm khó một người thuê nhà tốt bụng và thân thiện.
Để trở thành một người thuê nhà tốt, bạn cần giữ căn hộ sạch sẽ, thanh toán đầy đủ các hóa đơn, sửa chữa các hư hỏng kịp thời, không bị hàng xóm phàn nàn, giữ thú cưng an toàn trong căn hộ, tuân thủ các quy định của tòa nhà, …
Hoàn thành nghĩa vụ thanh toán - Không nợ bất cứ điều gì
Hãy chắc chắn rằng bạn hoàn thành thanh toán các hóa đơn của bạn. Như tiền thuê nhà, tiền điện, nước, WIFI, phí quản lý, giữ xe, sửa chữa các hư hỏng, … Việc hoàn thành các khoản thanh toán là cách lấy lại tiền cọc thuê nhà nhanh chóng từ chủ nhà.
Giữ căn hộ ở trạng thái tốt và thông báo các hư hỏng kịp thời cho chủ sở hữu
Giữ căn hộ sạch sẽ và không làm hưu hỏng nội thất và thiết bị bên trong căn hộ. Nếu có bất kỳ hư hỏng nào, bạn cần thông báo ngay cho chủ nhà để tiến hành các biện pháp sửa chữa hoặc thay thế. Bất kỳ cải tạo, sửa chữa trong căn hộ, … bạn cần phải thông báo với chủ nhà và được họ thông qua.
Bước 4: Trước khi chuyển ra ngoài
Đây là khoản thời gian nước rút, tiền đặt cọc cần trở về với bạn càng sớm càng tốt. Bạn cần chúng để chi trả cho căn hộ mới. Hãy thận trọng ở bước này trong quy trình lấy lại tiền đặt cọc của bạn. Thực hiện các bước phù hợp với các quy định trong hợp đồng thuê nhà của bạn. Bạn cần làm gì ở bước này?
Thông báo kết thúc hợp đồng - không gia hạn hợp đồng thuê
Hãy kiểm tra hợp đồng thuê nhà của bạn. Tìm điều khoản chấm dứt và gia hạn hợp đồng thuê nhà. Bạn sẽ tìm thấy số ngày cần thiết để thông báo cho chủ nhà về việc kết thúc hợp đồng hoặc gia hạn hợp đồng thuê nhà. Tại Việt Nam, thông thường là 30 ngày trước ngày kết thúc hợp đồng.
Bạn cần gửi “Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà” trực tiếp hoặc email cho chủ nhà. Hãy kiểm tra với chủ nhà để chắc chắn họ đã nhận được thông báo của bạn. Thông báo này giúp chủ nhà hiểu việc mà họ cần phải làm khi bạn chuyển ra ngoài, và hoàn trả tiền đặt cọc cho bạn là điều họ cần phải thực hiện.
Lập danh sách kiểm tra căn hộ khi chuyển đi
Một phần không thể thiếu trước khi bạn chuyển ra khỏi căn hộ, đó là lập danh sách kiểm tra căn hộ trước khi chuyển đi. Danh sách này sẽ giúp bạn cần làm gì: dọn dẹp căn hộ, thực hiện các sửa chữa do hư hỏng, phân loại nội thất, hoàn thành thanh toán, … Hoàn thành các sửa chữa và giữ căn hộ sạch sẽ là cách lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà an toàn từ chủ nhà.
Dọn dẹp sạch sẽ căn hộ của bạn
Bạn có thể tự mình làm sạch căn hộ hoặc bạn có thể thuê dịch vụ vệ sinh nếu bạn có nhiều tiền. Dù là gì, bạn cần phải làm sạch căn hộ từ trong ra ngoài - từ trên xuống dưới. Như là một cuộc tổng vệ sinh cho ngôi nhà của bạn. Chủ nhà sẽ rất hài lòng và thoải mái để trả lại tiền đặt cọc thuê nhà cho bạn khi nhìn thấy căn hộ sạch sẽ và gọn gàng.
Thực hiện các sửa chữa cần thiết
Hư hỏng là chuyện bình thường. Bạn cần phải sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị, nội thất đã hư hỏng. Tuy nhiên, cần lưu ý về hao mòn tự nhiên. Có những thiết bị và nội thất sẽ bị hư hỏng theo thời gian - ý tôi là hao mòn tự nhiên và bạn không cần phải sửa chữa hay thay thế chúng. Hãy xem xét các loại hoa mòn tự nhiên trong hợp đồng thuê nhà của bạn.
Hoàn thành thanh toán các chi phí và hóa đơn
Đừng nhầm lẫn tiền thuê nhà của tháng cuối cùng và tiền đặt cọc. Bạn cần thanh toán tiền thuê nhà tháng cuối cùng cho chủ nhà. Ngoài ra, bạn cần phải thanh toán cho các hóa đơn của mình như: Điện, nước, internet, phí quản lý, phí sử dụng hồ bơi, phí truyền hình cáp, phí giữ xe, … và các loại phí liên quan đến sửa chữa trong căn hộ (nếu có). Đây được xem là các khoản nợ và bạn cần đưa nó trở về số không.
Đừng bỏ qua 11 mẹo nhỏ của JHouse để bảo vệ tiền đặt cọc quay trở lại ví của bạn - nơi nó thuộc về.
JHouse đã mang đến cho bạn quy trình để nhận lại tiền đặt cọc thuê nhà từ chủ nhà với 4 bước quan trọng tương ứng với 4 giai đoạn của hành trình thuê căn hộ. Từ việc cân nhắc hợp đồng thuê nhà đến khi chuyển vào ở, trong lúc ở cho đến khi bạn chuyển ra khỏi căn hộ. Các bước và cách thực hiện không phức tạp, bạn chỉ cần thực hiện chúng một cách đầy đủ. Chủ nhà sẽ rất vui và hạnh phúc khi có một người thuê nhà tốt và thân thiện như bạn. Chủ nhà sẽ hoàn trả tiền đặt cọc thuê nhà cho bạn một cách nhanh chóng và đầy tôn trọng!
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế.
Cho Thuê Lại Căn Hộ Tại Việt Nam: Những Điều Cơ Bản Bạn Cần Biết
Giả sử bạn đã ký hợp đồng thuê nhà có thời hạn 1 năm và còn 6 tháng nữa, đột nhiên bạn cần phải đi công tác vài tháng hoặc chuyển đến một thành phố mới vì công việc hoặc lý do cá nhân. Phá vỡ hợp đồng thuê nhà là một lựa chọn, nhưng bạn sẽ mất tiền đặt cọc và số tiền thuê đã thanh toán trước đó. Đó là lúc việc cho thuê lại xuất hiện. Cho thuê lại căn hộ của bạn trong 6 tháng còn lại là một giải pháp thay thế tuyệt vời và có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền lớn.
Những điều cơ bản bạn cần biết về cho thuê lại căn hộ tại Việt Nam
- Vậy cho thuê lại căn hộ – hợp đồng cho thuê lại căn hộ là gì?
- Các loại hợp đồng thuê lại căn hộ phổ biến tại Việt Nam?
- Cho thuê lại căn hộ tại Việt Nam – thực tế như thế nào?
- Lợi ích của cho thuê lại căn hộ là gì?
- Khi nào cần cho thuê lại căn hộ?
- 2 điểm mấu chốt cho thuê lại căn hộ thành công là gì?
Nếu bạn, cũng như nhiều người khác, không chắc chắn về việc cho thuê lại là gì, đừng lo lắng. JHouse sẽ cung cấp cho bạn mọi thứ bạn cần biết về việc cho thuê lại. Chỉ cần tiếp tục đọc, và bạn sẽ hiểu mọi thứ bạn cần biết ngay lập tức!
Cho thuê lại căn hộ là gì?
Cho thuê lại căn hộ là một loại hợp đồng mà theo đó người thuê căn hộ đầu tiên cho người khác thuê lại một phần hoặc toàn bộ trong ngắn hạn hoặc vĩnh viễn căn hộ của họ trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng thuê.
Người thuê nhà đầu tiên được gọi là “người cho thuê lại”. Và, người thuê mới được gọi là “người thuê lại”.
Cho thuê lại về cơ bản thì khác so với việc tìm kiếm thêm bạn ở chung (tìm bạn cùng phòng). Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta có thể hiểu việc cho thuê lại như việc tìm thêm bạn ở chung. Bởi vì nó giảm áp lực về chi trả tiền thuê hàng tháng. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn ở phần sau “Cho thuê lại một phần trong căn hộ”.
3 loại hợp đồng cho thuê lại căn hộ phổ biến
1. Cho thuê lại vĩnh viễn
Cho thuê lại vĩnh viễn xảy ra khi người thuê hiện tại chuyển đi và cần người thuê lại căn hộ trong thời gian còn lại của hợp đồng thuê. Người thuê nhà đầu tiên sẽ chuyển giao toàn bộ quyền và trách nhiệm thực hiện hợp đồng thuê nhà cho người thuê lại. Người thuê lại sẽ trả tiền thuê và chịu trách nhiệm với chủ nhà.
Có thể hiểu đơn giản “Cho thuê lại vĩnh viễn = sang nhượng hợp đồng thuê nhà”
2. Cho thuê lại ngắn hạn toàn bộ căn hộ
Việc cho thuê lại ngắn hạn là phổ biến đối với những người thuê có kế hoạch đi công tác ở thành phố khác, trở về nước, … trong một thời gian ngắn (vài tháng). Cho thuê lại cho phép người thuê đầu tiên giữ hợp đồng thuê căn hộ và đồng thời tiết kiệm tiền trong thời gian vắng mặt này. Người thuê cần cung cấp hợp đồng cho thuê lại với người thuê lại. Để đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu quyền lợi và trách nhiệm trong việc thuê và sử dụng căn hộ.
3. Cho thuê lại một phần trong căn hộ
Trường hợp người bạn cùng phòng của bạn chuyển đi, căn hộ sẽ có nhiều không gian không sử dụng đến. Bạn sẽ tìm cách cho thuê lại phần không gian chưa sử dụng đó. Để cho dễ hiểu, bạn tìm kiếm thêm bạn ở chung (tìm bạn cùng phòng) để chia sẽ tiền thuê nhà – giảm áp lực chi trả tiền thuê nhà. Trong trường hợp này thì bạn vẫn là người đứng tên trên hợp đồng thuê nhà với chủ nhà. Bạn chỉ cần thông báo cho chủ nhà về người bạn cùng phòng mới (người thay thế).
Cho thuê lại căn hộ tại Việt Nam – Thực tế như thế nào?
Thực tế tại Việt Nam, chủ nhà không khuyến khích việc cho thuê lại. Chủ nhà không muốn bất kỳ ai khác ngoài người thuê đã được kiểm tra bởi chủ nhà, sống trong căn hộ của họ. Trong hầu hết các hợp đồng cho thuê căn hộ, điều khoản cho thuê lại bị bỏ trống hoặc không cho phép người thuê cho thuê lại căn hộ. Không có giải pháp hữu hiệu và không thể kiểm soát được – đây chính là lý do mà hầu hết chủ nhà không cho phép cho thuê lại căn hộ.
Tuy nhiên, một vài chủ nhà vẫn đồng ý cho người thuê nhà cho thuê lại. Và, loại hợp đồng cho thuê lại chủ yếu là: Cho thuê lại vĩnh viễn (sang nhượng hợp đồng thuê nhà) và cho thuê lại một phần trong căn hộ (tìm kiếm bạn ở chung). Cho thuê lại là một giải pháp mà chủ nhà hỗ trợ người thuê kết thúc hợp đồng thuê nhà sớm để lấy lại tiền đặt cọc hoặc giảm áp lực tài chính.
3 lợi ích của cho thuê lại căn hộ
1. Tránh phá vỡ hợp đồng trước sớm
Trường hợp bạn gặp các rắc rối về tài chính hoặc phải chuyển đến một thành phố khác – bạn không thể tiếp tục hợp đồng thuê nhà. Bạn phải đối diện với việc phá vỡ hợp đồng thuê nhà sớm. Bạn sẽ bị mất tiền đặt cọc và tiền thuê nhà đã thanh toán trước đó. Mọi thứ trông có vẻ thật tồi tệ. Đừng lo lắng, cho thuê lại căn hộ của bạn là một giải pháp tuyệt vời trong lúc này.
Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm mà không bị phạt vi phạm
2. Tránh lãng phí tiền thuê nhà
Trong trường hợp bạn cùng phòng của bạn phải rời đi hoặc bạn đi công tác vài tháng – căn hộ của bạn bị bỏ trống. Bạn phải trả tiền thuê nhà đều đặn, nhưng bạn không ở đó – thật lãng phí tiền bạc của bạn phải không? Đừng lo lắng, cho thuê lại căn hộ của bạn là một giải pháp tuyệt vời trong lúc này.
3. Tự do đi lại
Cho thuê lại căn hộ của bạn cho phép bạn tránh được cảm giác bó buộc với căn hộ khi mà bạn không vui (happy) khi làm điều đó. Đừng hiểu nhầm, bạn cần có trách nhiệm với hợp đồng thuê nhà của mình – chính bạn là người đồng ý và ký vào hợp đồng thuê nhà. Bạn chỉ cho thuê lại căn hộ của mình khi điều đó là cấp bách và cần thiết.
Khi nào cần cho thuê lại căn hộ của bạn?
Có nhiều lý do để người thuê cho thuê lại căn hộ của họ. Đôi khi người thuê phải dọn ra khỏi căn hộ của họ trước khi hợp đồng thuê nhà kết thúc. Hoặc, người thuê nhà phải rời khỏi thành phố trong vài tháng. Cho thuê lại căn hộ cho phép người thuê tránh phá vỡ hợp đồng thuê và tiết kiệm tiền nếu họ có ý định quay lại.
Cho dù bạn đang muốn chuyển ra ngoài hoàn toàn hay chỉ trong thời gian ngắn, cho thuê lại là một lựa chọn cần xem xét. Dưới đây là các thời điểm để bạn cân nhắc cho thuê lại:
- Mất việc làm hoặc gặp rắc rối tài chính
- Bạn cùng phòng chuyển đi
- Bạn đi công tác vài tháng
- Bạn bất đồng quan điểm với chủ nhà. Lưu ý: Trường hợp này hãy chắc chắn rằng bạn là người đúng.
Trong một vài trường hợp bạn cũng có thể lựa chọn giải pháp thương lượng giảm giá tiền thuê nhà với chủ nhà để giảm áp lực về tài chính. Chỉ cần bạn làm rõ 3 vấn đề: lý do yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà; Số tiền cần giảm giá; Và, các ưu thế của bạn khi thương lượng giảm giá tiền thuê nhà. Hãy làm nó một cách chuyên nghiệp bằng “Thư giảm giá tiền thuê nhà”.
Xem thêm: Giảm giá tiền thuê nhà: 6 tình huống phổ biến và mẫu thư giảm giá
2 điểm mấu chốt cho thuê lại căn hộ thành công
1. Được quy định trong hợp đồng thuê nhà
Người thuê nhà thông minh cần biết rõ các rủi ro có thể lường trước được và đưa tất cả chúng vào trong hợp đồng thuê nhà. Bạn có thể đi công tác vài tháng hoặc bạn cùng phòng có thể rời đi hoặc bạn có thể phải chuyển đến thành phố khác, … đây là những rủi ro bạn có thể lường trước được.
Cho thuê lại căn hộ của bạn – hãy thảo luận với chủ nhà mang chúng vào trong hợp đồng thuê nhà. Bạn phải đảm bảo rằng bạn được phép cho thuê lại một cách hợp pháp. Nếu bạn không thấy điều khoản cho thuê lại trong hợp đồng thuê nhà, hãy hỏi chủ nhà. Hãy làm rõ điều khoản cho thuê lại căn hộ trước khi ký hợp đồng thuê nhà.
2. Lý do hợp pháp
Tiếp theo, bạn cần một lý do hợp pháp. Bạn mất việc làm, bạn gặp rắc rối về tài chính, bạn cùng phòng chuyển đi, bạn chuyển công tác sang thành phố khác, bạn đi công tác vài tháng, … tất cả là lý do hợp pháp khi chúng có bằng chứng cụ thể. Nếu bạn bị mất việc làm, hãy cung cấp thông báo nghỉ việc từ công ty của bạn. Nếu bạn chuyển công tác sang thành phố khác, hãy cung cấp thông báo chuyển công tác từ công ty của bạn, …
Trong hầu hết các trường hợp, chủ nhà là người làm kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh của chủ nhà là kiếm tiền. Điều đó có nghĩa là họ không quan tâm đến việc làm mọi thứ trở nên khó khăn hoặc rắc rối hơn.
Việc cho thuê lại đã được ghi trong hợp đồng và bạn có lý do hợp pháp để cho thuê lại căn hộ. Tuy nhiên, đừng làm chủ nhà của bạn bị shock hoặc bị bất ngờ. Hãy là người thuê nhà lịch sự và tôn trọng chủ nhà của bạn. Thông báo cho chủ nhà biết về vấn đề của bạn và đề cập với chủ nhà về việc cho thuê lại căn hộ. Đây là cách tốt nhất để bạn tìm kiếm sự đồng thuận và hỗ trợ từ chủ nhà – cho thuê lại căn hộ của bạn một cách nhanh chóng và lịch sự.
Lưu ý: Những gợi ý này chỉ mang tính chất thông tin. Không đưa ra bất kỳ đảm bảo nào về lời khuyên pháp lý hoặc tài chính. Người đọc được khuyến khích tìm kiếm lời khuyên pháp lý từ luật sư hoặc tài chính từ các chuyên gia chuyên nghiệp.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
Thương Lượng Tiền Thuê Nhà & Công Thức Đàm Phán Thành Công
Trên thị trường tồn tại hai loại giá là “giá niêm yết” và “giá chốt”. Người thuê nhà phải trải qua một thử thách không mấy dễ dàng đó là “thương lượng tiền thuê nhà” để có được giá chốt. Làm thế nào để thương lượng tiền thuê nhà tại Việt Nam?
Công thức để thương lượng tiền thuê nhà thành công là: Ai + Lý do + Khi nào. Kết hợp cùng với cách để thương lượng tiền thuê với tư cách là người thuê mới và người thuê hiện tại. Tất cả sẽ được giải thích và làm rõ trong bài viết này.
Tiền thuê nhà chiếm phần lớn trong danh mục chi phí hàng tháng của bạn. Chính vì vậy, thương lượng tiền thuê nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền góp vào tự do tài chính của bạn. Thương lượng tiền thuê nhà là phổ biến, ngay cả khi bạn là người thuê mới hay trong hợp đồng thuê nhà. Thương lượng tiền thuê nhà là một cách thông minh để tạo ra một khoản tiền thuê phù hợp với ngân sách của bạn.
Thương lượng tiền thuê nhà & công thức đàm phán thành công
Bạn có thể thương lượng tiền thuê nhà của mình không?
Chắc chắn rồi, bạn có thể thương lượng tiền thuê nhà của mình. Bạn có thể thương lượng tiền thuê nhà trước khi ký hợp đồng thuê nhà mới và ngay trong hợp đồng thuê hiện tại.
Trong hầu hết các trường hợp, chủ nhà là người làm kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh của chủ nhà là kiếm tiền. Điều đó có nghĩa là họ không quan tâm đến việc làm mọi thứ trở nên khó khăn hoặc rắc rối hơn.
Cơ sở của giá thuê nhà được chủ nhà tính toán dựa trên chi phí đầu tư, chi phí môi giới, chi phí cho các loại rủi ro (như tìm người thuê mới, người thuê phá vỡ hợp đồng sớm, …). Do vậy, người thuê hoàn toàn có thể thương lượng tiền thuê nhà. Chủ nhà sẽ ưu ái cho người thuê nhà đáng tin cậy và ổn định về tài chính.
Tại sao bạn nên thương lượng tiền thuê nhà của mình?
Bạn đi tìm những động cơ thực sự đằng sau những lý do thực sự xứng đáng và mức độ hài lòng của bản thân về căn hộ. Đây là cách để bạn trả lời câu hỏi tại sao nên thương lượng tiền thuê nhà của mình.
Cả tôi và bạn đều hiểu rằng, thương lượng tiền thuê nhà sẽ mang lại lợi ích về tài chính cho chúng ta – đó là tiết kiệm tiền hàng tháng. Khi mà tiền thuê nhà chiếm phần lớn trong danh mục chi phí hàng tháng của bạn, thì việc tiết kiệm “dù chỉ một phần nhỏ” tiền thuê nhà củng có thể giúp bạn tiết kiệm một số tiền lớn hàng năm. Bạn có thêm nhiều cơ hội mới từ số tiền mà bạn tiết kiệm được – nó thật là tuyệt vời phải không?
Ngoài việc tiết kiệm tiền từ thương lượng tiền thuê nhà. Thì thương lượng tiền thuê nhà còn mang nhiều ý nghĩa hơn đối với bạn.
Sự tự do về tài chính
Một ví dụ nhỏ, nếu bạn tiết kiệm tiền thuê nhà khoảng 50 – 100$/tháng. Bạn sẽ tiết kiệm được 600$ - 1,200$ cho một năm. Bạn không chỉ tiết kiệm tiền thuê nhà, bạn còn nhiều khoản có thể tiết kiệm khác. Và tổng thể bạn sẽ có một số tiền lớn để thực hiện những công việc khác hoặc không phải lo lắng về tài chính trong vài tháng tới. Điều này có nghĩa “tự do tài chính tăng lên”.
Nó thực sự giá trị
Bạn lo lắng rằng giá trị thực sự của căn hộ không tương xứng với số tiền thuê nhà mà bạn phải trả hàng tháng. Vậy, việc thương lượng giá thuê nhà sẽ giúp xoa dịu tâm lý của bạn – sự lo lắng của bạn càng nhỏ lại. Đây cũng là cách để bạn tìm ra “điểm cộng” cho các căn hộ, để đưa ra quyết định cuối cùng.
Mối quan hệ tốt hơn
Tiết kiệm tiền thuê nhà không chỉ giúp bạn có thêm tiền để chi tiêu theo ý muốn mà còn cải thiện mối quan hệ giữa bạn và chủ nhà. Nếu bạn thực hiện việc đàm phán tiền thuê nhà một cách tôn trọng và bình tĩnh. Thương lượng tiền thuê nhà có thể là một cách tuyệt vời để chủ nhà hiểu hơn về bạn và ngược lại. Đồng thời bạn ngầm thông báo với chủ nhà rằng bạn là một người thuê nhà tốt và cam kết sẽ ở dài hạn. Đàm phán tiền thuê nhà là một kết nối tuyệt vời và cởi mở giữa bạn và chủ nhà – nó giúp cả hai đạt được thỏa thuận, hài lòng và gắn bó lâu hơn.
Nó có thực sự đáng để bạn thương lượng tiền thuê nhà không?
Bạn là người thuê nhà mới, người đang thuê nhà hiện tại hoặc sắp kết thúc hợp đồng thuê nhà. Và, bạn đang cân nhắc xem liệu có nên thương lượng tiền thuê nhà với chủ nhà không? Điều này đồng nghĩa với việc bạn đi tìm “Lý do” và “Sự hài lòng của bản thân” về chất lượng của căn hộ.
Nếu bạn có từ 2 lý do trở lên hoặc bạn không hài lòng về chất lượng căn hộ. Bạn có thể tìm kiếm căn hộ mới hoặc thương lượng giá thuê với chủ nhà. Bạn làm điều đó vì nó thực sự đáng để bạn thương lượng tiền thuê với chủ nhà.
Nếu bạn không có bất kỳ lý do nào cả hoặc lý do của bạn quá nhỏ. Hoặc, bạn thật sự hài lòng hoặc căn hộ vượt quá sự kỳ vọng của bạn. Bạn sẵn sàng chi trả tiền thuê nhà với đề nghị của chủ nhà hoặc thậm chí bạn có thể trả nhiều hơn. Với tình huống này, bạn không nên thương lượng tiền thuê nhà – bởi vì nó sẽ làm cho bạn và chủ nhà cảm thấy không vui vẻ và có thể không đi đến được thỏa thuận thuê nhà thành công. Quan trọng hơn là nó làm mất đi sự háo hức và chiến thắng bên trong bạn.
Để thương lượng tiền thuê nhà thành công không chỉ cần những lý do thực sự xứng đáng mà còn dựa vào sức mạnh của thời gian – thời điểm – when.
Khi nào thương lượng tiền thuê nhà? Thương lượng tiền thuê nhà tại Việt Nam
Để có được kết quả tốt nhất khi đàm phán tiền thuê nhà của mình. Điều tối quan trọng là “When – Khi nào”. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện cuộc đàm phán tiền thuê nhà đúng thời điểm. Nhưng, thời điểm nào là thời điểm tốt nhất tại Việt Nam để làm điều đó? Dưới đây là một vài gợi ý tốt dành cho bạn.
1. Trước khi bạn ký hợp đồng thuê nhà
Chủ nhà thường khao khát tìm khách thuê nhà càng sớm càng tốt. Họ bị áp lực bị lỗ khi căn hộ bị bỏ trống. Chủ nhà sẽ có những giải pháp để đi đến thỏa thuận thành công với khách thuê. Đây là một thời điểm tốt để bạn thương lượng tiền thuê nhà. Thương lượng về giá thuê nhà là một trong những điều đầu tiên bạn cần thảo luận với chủ nhà trước khi chuyển sang các điều khoản khác trong hợp đồng.
2. Vài tháng trước khi hợp đồng thuê nhà của bạn hết hạn
Bạn thật sự hài lòng với chủ nhà và căn hộ của mình. Bạn muốn tiếp tục ở lại ngôi nhà này và gia hạn hợp đồng thuê nhà. Nhưng bạn chưa hài lòng về giá thuê nhà phải trả hàng tháng. Bạn đã thực hiện một nghiên cứu nhỏ về giá thuê trong khu vực với những người bạn và các đại lý môi giới. Bạn nhận thấy rằng giá thuê của bạn đang cao hơn những nơi khác. Đây là thời điểm phù tốt để bạn thương lượng giảm tiền thuê nhà với chủ nhà và gia hạn hợp đồng thuê nhà.
3. Vào mùa xuân – Tết Nguyên Đán (happy new year)
Tại Việt Nam, vào mùa xuân sẽ có một lễ hội lớn – đó là Tết Nguyên Đán. Là khoảng thời gian mà mọi người trong gia đình sẽ tụ họp với nhau, ghé thăm nhau và chúc nhau những điều tốt đẹp. Tết Nguyên Đán sẽ diễn ra khoảng một tháng. Đây cũng là lúc mà tỷ lệ căn hộ trống nhiều – khó tìm khách thuê nhà mới và chủ nhà bị áp lực bị lỗ khi căn hộ bị bỏ trống. Chủ nhà sẽ tìm mọi cách để cứu vãn việc kinh doanh của mình – bằng cách giữ khách thuê hiện tại. Đây là thời điểm tốt để bạn đàm phán giá thuê nhà với chủ nhà.
Cách thương lượng tiền thuê nhà thành công với tư cách là người thuê mới
Cách tốt nhất để thành công bất kỳ cuộc đàm phán nào là cho đối phương thấy họ cũng đang chiến thắng. Có nghĩa là bạn cần cho đi một vài thứ hoặc bạn chứng minh bạn xứng đáng với việc giảm giá tiền thuê nhà. Dưới đây là một số ý tưởng tốt mà người thuê nhà mới có thể xem xét để thương lượng tiền thuê nhà thành công:
Bằng chứng từ thị trường chung
Bạn thực hiện một nghiên cứu nhỏ về giá thị trường chung trong khu vực để biết chính xác số tiền trung bình mà người thuê nhà cần chi trả. Đây là một cách hiệu quả để chứng minh cho việc giảm giá tiền thuê nhà của bạn là có căn cứ.
Thanh toán trước vài tháng
Bạn có thể đề xuất với chủ nhà giảm giá tiền thuê nhà. Và ngược lại, bạn sẽ thanh toán trước vài tháng. Chủ nhà sẽ nhanh chóng đồng ý với đề xuất của bạn. Bởi vì, chủ nhà không phải lo lắng về việc thanh toán chậm hàng tháng và họ có một số tiền lớn để làm những công việc khác.
Hợp đồng dài hơn
Nếu bạn đã có ý định ở căn hộ lâu dài – đây là một cơ sở tốt để thương lượng tiền thuê nhà. Hãy đề xuất với chủ nhà về việc thương lượng tiền thuê nhà. Chủ nhà sẽ đồng ý với đề xuất của bạn. Bởi vì, chủ nhà mong muốn khách thuê ở lâu dài, không bị xáo trộn hoặc mất nhiều thời gian và tiền bạc để tìm khách thuê mới. Và không muốn bị rơi vào áp lực bị lỗ do căn hộ bị bỏ trống.
Không sử dụng tiện ích hoặc các dịch vụ đi kèm
Nếu bạn không có ý định sử dụng các tiện ích như: hồ bơi, gym, tennis, BBQ, đỗ xe, … hoặc không sử dụng các dịch vụ đi kèm như: giặt đồ, dọn phòng, thay ga trải giường, nước uống, rửa chén bát, … Bạn hoàn toàn có thể thương lượng tiền thuê nhà với chủ nhà.
Số lượng người ở ít hoặc không nuôi thú cưng
Có một sự thật là, chủ nhà rất thích những khách thuê có số lượng người ở ít và không nuôi thú cưng. Bởi vì, chủ nhà muốn duy trì tài sản của mình tốt, giảm áp lực quản lý, giảm các chi phí hoạt động của tòa nhà như: điện, nước, người dọn phòng, bảo vệ, hao mòn tài sản, … Chính vì thế, chủ nhà thường dành một số ưu ái hơn đối với nhóm khách thuê này. Nếu bạn ở ít người hoặc không nuôi thú cưng, bạn hoàn toàn có thể thương lượng tiền thuê nhà với chủ nhà.
Áp lực căn hộ bị bỏ trống nhiều
Nếu bạn may mắn, bạn biết được số lượng căn hộ đang bị bỏ trống trong tòa nhà, số lượng này là nhiều. Bạn có thể chiếm ưu thế khi thương lượng tiền thuê nhà.
Đây chỉ là một vài ý tưởng để bạn có thể bắt đầu việc thương lượng giá thuê với chủ nhà. Không gì là không thể, kết quả sẽ đến nếu bạn thực hiện nó. Bạn có thể sử dụng một hoặc hai hoặc tất cả các ý tưởng cùng một lúc để đàm phán tiền thuê nhà.
AI + LÝ DO + KHI NÀO = ĐÀM PHÁN TIỀN THUÊ THÀNH CÔNG
Cách thương lượng giá thuê thành công với tư cách là người thuê hiện tại
Thương lượng tiền thuê nhà với tư cách là người thuê nhà hiện tại thường khó hơn với tư cách là người thuê mới. Bạn cần biết “các ưu thế khi thương lượng tiền thuê nhà” – đây là điểm mấu chốt trong thương lượng giá thuê nhà của bạn.
Để yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà của bạn được chấp thuận. Ngoài việc bạn cung cấp một số tiền cần giảm giá phù hợp. Thì bạn cần chứng minh với chủ nhà rằng bạn xứng đáng được giảm giá. Bạn cần trả lời câu hỏi của chủ nhà “Tại sao phải giảm giá tiền thuê nhà”. Dưới đây là các ưu thế khi thương lượng để bạn có cơ hội được giảm giá thuê:
- Lịch sử thanh toán tiền thuê của bạn đúng hạn
- Luôn duy trì và bảo quản căn hộ ở tình trạng tốt
- Không có bất kỳ phàn nàn nào từ hàng xóm
- Thời gian thuê dài hơn
- Chi phí cao khi căn hộ bị bỏ trống
Điều đầu tiên bạn cần làm là tìm kiếm lý do để thương lượng tiền thuê nhà. Nó có thể là do bạn mất việc làm hoặc khó khăn về tài chính, bạn cùng phòng rời đi, quản lý tài sản yếu kém hoặc các căn hộ trong khu vực có giá thuê thấp hơn.
Khi các lý do của bạn đủ sức thuyết phục và đủ cấp bách cũng là lúc bạn cần thảo luận về việc giảm giá tiền thuê nhà với chủ nhà. Và, “khi nào giảm giá tiền thuê nhà là hiệu quả nhất?” và “Giảm giá bao nhiêu là phù hợp?”.
Xem thêm: Giảm giá tiền thuê nhà: 6 tình huống phổ biến và mẫu thư giảm giá
Trong hầu hết các trường hợp, chủ nhà là người làm kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh của chủ nhà là kiếm tiền. Điều đó có nghĩa là họ không quan tâm đến việc làm mọi thứ trở nên khó khăn hoặc rắc rối hơn.
Chủ nhà vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng, họ có thể từ chối thư giảm giá của bạn. Chủ nhà cũng có những ưu thế riêng khi họ cân nhắc yêu cầu giảm giá thuê của bạn. Bạn đã làm tốt nhất mình có thể, đừng quá căng thẳng bạn vẫn còn một số lựa chọn khác như:
- Tiếp tục ở lại – điều chỉnh ngân sách của bạn
- Tìm kiếm thêm bạn ở chung
- Tìm kiếm người thuê lại – chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm
- Tìm kiếm nơi ở mới có giá thuê rẻ hơn
Các cuộc đàm phán tiền thuê nhà với tư cách là người thuê nhà mới hoặc người thuê nhà hiện tại có thể phức tạp. Chủ nhà không dễ dàng chấp nhận vì cảm giác bị mất mát và bạn có thể không có nhiều kinh nghiệm thương lượng.
Tuy nhiên, hãy tự tin vào yêu cầu của bạn, đặt sự kỳ vọng của bạn vào thực tế và tôn trọng chủ nhà trong suốt quá trình đàm phán. Nếu bạn có thể đưa ra một đề nghị giảm tiền thuê phù hợp với những lý do đủ lớn, bạn có nhiều khả năng sẽ đạt được những gì bạn muốn. Hãy nghĩ đến những điều tuyệt vời mà việc tiết kiệm tiền thuê nhà có thể mang lại và hành động nó vào những thời điểm tốt nhất.
Chúc bạn may mắn, bạn của tôi!
Lưu ý: Những gợi ý này chỉ mang tính chất thông tin. Không đưa ra bất kỳ đảm bảo nào về lời khuyên pháp lý hoặc tài chính. Người đọc được khuyến khích tìm kiếm lời khuyên pháp lý từ luật sư hoặc tài chính từ các chuyên gia chuyên nghiệp.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
Giảm Giá Tiền Thuê Nhà: 6 Tình Huống Phổ Biến Và Mẫu Thư Giảm Giá
Giảm giá tiền thuê nhà với 6 tình huống phổ biến. Cách thương lượng giảm giá thuê thành công và mẫu thư giảm giá tiền thuê nhà
Bạn đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và không thể chi trả tiền thuê nhà hàng tháng. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chủ nhà giảm giá tiền thuê nhà để giúp bạn tiết kiệm và tiếp tục hợp đồng thuê nhà.
Hầu hết chúng ta đều nghĩ: mình ký hợp đồng và đồng ý giá cả, bây giờ yêu cầu giảm giá tiền thuê – thật khó hiểu. Chính vì thế mà hầu hết khách thuê không yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà vì họ nghĩ rằng họ không thể. Thực tế cho thấy rằng, chủ nhà luôn mong muốn khách thuê ở lâu dài với mình và chia sẻ với họ những khó khăn mà khách thuê đang gặp phải. Chủ nhà sẵn sàng hỗ trợ khách thuê nếu lý do là phù hợp và khách thuê là người thuê tuyệt vời.
JHouse đã có nhiều cuộc thảo luận trực tiếp với chủ nhà thân thiết và khách thuê để tạo ra hướng dẫn giảm giá thuê nhà này. Hướng dẫn này sẽ cho bạn biết được các lý do yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà phổ biến. Khi nào và giảm giá tiền thuê bao nhiêu là phù hợp. Và, bạn cần làm gì khi bị từ chối. Bạn có thể tham khảo “Mẫu thư giảm giá tiền thuê nhà” mà JHouse chia sẻ trong bài viết này.
6 lý do yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà phổ biến
1. Mất việc làm
Bạn đang có một công việc ổn định ngay tại thời điểm bạn ký hợp đồng thuê nhà. Nhưng không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra ở tương lai. Bây giờ, bạn bị mất việc làm và không thể chi trả tiền thuê nhà hàng tháng cho đến khi bạn tìm được công việc mới. Trong hoàn cảnh này, bạn có thể thảo luận hoặc viết thư giảm giá tiền thuê nhà giải thích cho chủ nhà hiểu về vấn đề của bạn.
2. Các rắc rối tài chính
Nếu bạn đang rơi tình trạng khó khăn về tài chính không lường trước được. Có thể bạn cần thanh toán một khoản tiền lớn cho việc gì đó hoặc do tình hình dịch bệnh Covid-19, coronavirus hoặc bất kỳ lý do gì đưa bạn đến tình trạng khó khăn tài chính. Việc giảm giá tiền thuê nhà sẽ giảm đi gánh nặng tài chính của bạn – bạn sẽ dễ thở và sáng suốt hơn. Hãy giải thích rõ ràng vấn đề của bạn và cho chủ nhà thấy được sự bất ngờ của vấn đề mà bạn không lường trước được.
3. Bạn cùng phòng chuyển đi
Một lý do cũng khá phổ biến, là bạn cùng phòng của bạn chuyển đi đột ngột và toàn bộ tiền thuê nhà bạn cần thanh toán. Đây là lúc cần thiết để bạn viết thư giảm giá tiền thuê nhà.
4. Các căn hộ khác trong khu vực có giá thuê thấp hơn
Nhìn chung, các căn hộ tương tự trong cùng khu vực sẽ có giá thuê gần giống nhau. Nó tạo ra một mặt bằng chung cho thị trường. Tuy nhiên, bạn nhận thấy rằng bạn của bạn chi trả cho việc thuê nhà thấp hơn hoặc các căn hộ tương tự khác có mức giá thuê thấp hơn hoặc nguồn cung vượt quá nhu cầu. Bạn có thể trình bày vấn đề này trong thư giảm giá tiền thuê của bạn.
5. Thiếu tiện nghi chung
Thông thường, giá thuê sẽ được hình thành từ các trang thiết bị bên trong căn hộ và các tiện nghi chung trong tòa nhà như: hồ bơi, gym, sân bóng bàn, sân bóng rổ hoặc sân tennis, …Nếu tòa nhà của bạn không có các tiện nghi chung như các căn hộ có giá tương đương trong khu vực. Bạn có thể thảo luận và gửi đề xuất giảm giá thuê nhà đến chủ nhà.
6. Quản lý tài sản yếu kém
Tất cả khách thuê đều mong muốn được sống trong không gian sạch sẽ, không ồn ào, không ẩm mốc, không mùi hôi, không côn trùng, …, và an toàn. Thật tuyệt vời nếu tòa nhà của bạn được chủ nhà duy trì hoạt động một cách tốt và ổn định.
Nhưng trên thực tế, một vài tòa nhà đã không được duy trì hoạt động thật sự tốt. Nó gây nhiều phiền toái đến khách thuê. Đây là lúc bạn cần nói chuyện với chủ nhà để giải quyết vấn đề đó. Và, bạn cũng có thể sử dụng điều này để thương lượng giá thuê với chủ nhà.
Khi các lý do của bạn đủ sức thuyết phục và đủ cấp bách cũng là lúc bạn cần thảo luận về việc giảm giá tiền thuê nhà với chủ nhà. Và, “khi nào giảm giá tiền thuê nhà là hiệu quả nhất?” và “Giảm giá bao nhiêu là phù hợp?”. Hãy cùng theo dõi các nội dung bên dưới.
Khi nào giảm giá tiền thuê nhà?
Bạn có thể yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà bất kỳ lúc nào.
- Thời điểm tốt nhất khi bạn gia hạn hợp đồng thuê nhà. Tốt nhất là trước 30 hoặc 60 ngày trước khi kết thúc. Tiếp tục hợp đồng thuê hiện tại và phục vụ khách hàng củ luôn tốt hơn là bắt đầu lại từ đầu với tiệc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng mới.
- Thời điểm tốt thứ hai, là khi bạn gặp vấn đề về tài chính. Hãy làm nó ngay lập tức và lên kế hoạch cho các tháng tiếp theo. Chủ nhà cần thời gian để suy nghĩ và đưa ra quyết định cuối cùng. Và bạn không muốn mình có lịch sử thanh toán xấu vì thanh toán tiền thuê nhà chậm. Đã đến lúc bạn cần soạn thảo thư giảm giá tiền thuê nhà và gửi nó cho chủ nhà ngay lập tức.
Yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà của bạn sẽ được chủ nhà phản hồi tích cực khi bạn đưa ra mức giảm giá tiền thuê với tỷ lệ phù hợp. Và, chứng minh được bạn xứng đáng giảm giá tiền thuê.
Giảm giá tiền thuê nhà bao nhiêu là phù hợp?
Đây là một câu hỏi khó mà bạn cần phải cân nhắc thận trọng. Hãy chắc chắn rằng yêu cầu giảm giá của bạn có căn cứ và phù hợp. Đây là yếu tố quan trọng để chủ nhà đồng ý hoặc không đồng ý yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà của bạn. Điều này sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố, nó cần bạn phải thực hiện các cuộc khảo sát nhỏ.
- Thăm dò giá thuê các căn hộ trong cùng tòa nhà. Hãy hỏi thăm hàng xóm của bạn về giá thuê. Đây là cách để bạn biết giá thuê có đồng nhất trong cùng tòa nhà hay không.
- Xem xét giá thuê của các căn hộ tương tự trong khu vực. Hãy hỏi những người bạn hoặc các đại lý môi giới về giá thuê nhà trong khu vực. Bạn sẽ biết được giá thuê trung bình cho loại căn hộ tương tự với căn hộ của bạn.
- Căn cứ vào khả năng tài chính hiện tại của bạn. Nhưng, đừng để giá thuê ở mức quá thấp. Vì bạn sẽ bị chủ nhà từ chối ngay lập tức.
Chủ nhà sẽ xem xét các yếu tố sau để quyết định: Số tiền cần giảm là bao nhiêu? Giảm giá trong bao lâu? Và tại sao phải giảm giá cho bạn?
Các ưu thế khi thương lượng giảm giá tiền thuê nhà
Để yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà của bạn được chấp thuận. Ngoài việc bạn cung cấp một số tiền cần giảm giá phù hợp. Thì bạn cần chứng minh với chủ nhà rằng bạn xứng đáng được giảm giá. Bạn cần trả lời câu hỏi của chủ nhà “Tại sao phải giảm giá tiền thuê nhà”. Dưới đây là các ưu thế khi thương lượng để bạn có cơ hội được giảm giá thuê:
1. Lịch sử thanh toán tiền thuê nhà đúng hạn
Bạn luôn trả tiền thuê nhà đúng hạn, thậm chí còn sớm hơn. Bạn có lịch sử thanh toán tuyệt vời trong quá khứ. Cho chủ nhà xem lịch sử thanh toán của bạn và sử dụng điều này làm ưu thế cho bạn. Chủ nhà có nhiều khả năng sẽ thông cảm và hiểu vấn đề mà bạn đang gặp phải và có thể đồng ý giảm giá cho bạn.
2. Luôn duy trì và bảo quản căn hộ ở tình trạng tốt
Giữ gìn và bảo quản tài sản bên trong căn hộ hoặc tài sản chung ở tình trạng tốt. Đây là cách để bạn tận hưởng cuộc sống của mình và trở nên khác biệt. Chủ nhà sẽ có những cuộc ghé thăm định kỳ và bạn cần cho họ thấy các tài sản luôn được bạn chăm sóc kỹ lưỡng. Chủ nhà sẽ hiểu rằng họ không cần quá nhiều công sức và tiền bạc để cải tạo lại căn hộ nếu bạn chuyển đi.
3. Không có bất kỳ phàn nàn nào từ hàng xóm
Bạn là một người hàng xóm tốt bụng và thân thiện. Không có bất kỳ than phiền nào từ hàng xóm của bạn. Điều này giúp bạn có cuộc sống thoải mái và ghi điểm trong mắt chủ nhà. Bất kỳ chủ nhà nào cũng muốn giữ chân người thuê tốt ở lại với căn hộ.
4. Thời gian thuê dài hơn
Nếu bạn gửi yêu cầu giảm giá tiền thuê căn hộ vào thời điểm gia hạn hợp đồng. Đây là lúc bạn trao đổi. Bạn muốn một giá thuê tốt hơn cho một hợp đồng dài hơn. Bạn cũng có thể đề xuất trả trước nhiều tháng liền, nếu ngân sách của bạn cho phép.
5. Chi phí cao khi căn hộ bị bỏ trống
Căn hộ không có người thuê, đồng nghĩa với việc chủ nhà bị thua lỗ. Chủ nhà không mong muốn điều này, nhất là khi họ là người kinh doanh chuyên nghiệp.
Căn hộ bị bỏ trống, chủ nhà cần tìm người thuê nhà mới. Họ bị thua lỗ trong thời gian không có khách và phải chi trả chi phí cho các đại lý bất động sản để tìm người thuê mới.
Căn hộ bị bỏ trống và bị bỏ trống càng nhiều sẽ tạo ra một bầu không khí u ám. Và các tài sản sẽ mau chóng xuống cấp nếu không có người sử dụng.
Trong hầu hết các trường hợp, chủ nhà là người làm kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh của chủ nhà là kiếm tiền. Điều đó có nghĩa là họ không quan tâm đến việc làm mọi thứ trở nên khó khăn hoặc rắc rối hơn.
Mẫu thư giảm giá tiền thuê nhà - cách viết thư giảm tiền thuê nhà
Bạn đang gặp khó khăn về tài chính hoặc trải qua thời kỳ khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 hay coronavirus ảnh hưởng trên toàn cầu. Đây là lúc bạn cần viết thư giảm giá tiền thuê nhà và gửi nó cho chủ nhà ngay lập tức. Vậy, cách viết thư giảm tiền thuê nhà như thế nào? Dưới đây là mẫu thư giảm giá tiền thuê nhà. Hãy điền các thông tin và điều chỉnh để phù hợp với bạn. Sau đó gửi nó đến chủ nhà bằng thư trực tiếp hoặc email.
Từ: [Tên của bạn] [Mã số căn hộ & tên tòa nhà] [Địa chỉ của căn hộ hoặc tòa nhà] [Ngày, tháng, năm]
Đến: [Tên chủ nhà hoặc tên công ty cho thuê] [Địa chỉ được in trên hợp đồng thuê của bạn]V/v: Yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà
Kính gửi: [Tên chủ nhà hoặc tên công ty cho thuê]
Tôi là [tên của bạn] và tôi là người thuê [mã căn hộ, tên tòa nhà]. Hôm nay tôi muốn liên hệ để hỏi liệu chúng ta có thể thảo luận về việc giảm tiền thuê nhà của tôi không. Kể từ khi tôi chuyển đến [tháng, năm mà bạn chuyển đến], tôi đã rất thích thú và yêu mọi thứ về cuộc sống ở đây. Thật không may, gần đây tài chính của tôi gặp khó khăn và tôi rất muốn giảm tiền thuê nhà.
Tôi tin rằng tôi đã là một khách thuê chu đáo và thân thiện trong suốt thời gian thuê nhà của mình. Tôi luôn trả tiền thuê nhà đúng hạn và đầy đủ. Tôi đã giữ căn hộ trong tình trạng tốt và rất tử tế và tôn trọng những người hàng xóm của tôi.
Hoàn cảnh tài chính của tôi đã thay đổi đáng kể vì COVID-19, do chính phủ khuyên đóng cửa tất cả các trường học (cả trường công lập và trung tâm tiếng Anh). Tôi là giáo viên tiếng Anh tại [trường của bạn], và trường của tôi đóng cửa từ [ngày trường của bạn đóng cửa]. Tôi chưa nhận được lương từ trường của mình. Tôi đã cố gắng tìm một công việc trực tuyến, thật may mắn là tôi đã tìm thấy một công việc. Tuy nhiên, mức lương khá thấp và không đủ để tôi trả tiền thuê nhà, tiền điện và các chi phí sinh hoạt khác.
Tôi muốn thảo luận về khả năng giảm các khoản thanh toán tiền thuê nhà hàng tháng của mình bằng cách [đặt số tiền thuê bạn muốn/tháng] trong hai tháng tới. Việc giảm tiền thuê nhà sẽ giúp tôi ổn định trở lại sau khi các trường học được phép mở cửa trở lại.
Tôi yêu nơi này vô cùng, cảm giác như đang ở quê nhà vậy. Tôi không muốn phá vỡ hợp đồng của mình hoặc phải ra đi. Tôi sẽ rất biết ơn nếu lá thư giảm tiền thuê này được bạn chấp thuận. Xin vui lòng cho tôi biết suy nghĩ của bạn khi bạn thuận tiện. Nếu bạn muốn thảo luận thêm về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Cảm ơn!
[Tên và chữ ký của bạn] [Mã số căn hộ & tên tòa nhà] [Địa chỉ của căn hộ hoặc tòa nhà] [Số điện thoại hoặc email của bạn]
Bạn cần làm gì khi thư giảm giá tiền thuê nhà bị từ chối?
Chủ nhà vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng, họ có thể từ chối thư giảm giá của bạn. Chủ nhà cũng có những ưu thế riêng khi họ cân nhắc yêu cầu giảm giá thuê của bạn. Bạn đã làm tốt nhất mình có thể, đừng quá căng thẳng bạn vẫn còn một số lựa chọn khác.
-
Tiếp tục ở lại – điều chỉnh ngân sách của bạn
Có thể đây là phương án tốt nhất cho bạn. Bởi vì chi phí chuyển đến ngôi nhà mới có thể cao. Và việc tìm kiếm một căn nhà mới phù hợp với mình có thể mất nhiều thời gian hơn. Nếu bạn hài lòng với căn hộ của mình, bạn có thể tiếp tục ở lại. Và hiển nhiên, bạn cần điều chỉnh ngân sách và cắt giảm các chi phí không cần thiết của mình.
-
Tìm kiếm thêm bạn ở chung
Tìm kiếm thêm bạn ở chung, là một cách làm tốt để chia sẻ chi phí thuê nhà của bạn trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, bạn cần xem xét lại hợp đồng. Và chắc chắn rằng việc tìm kiếm bạn ở chung đã được thỏa thuận và đồng ý trong hợp đồng.
[Xem thêm: Vi phạm hợp đồng thuê nhà: Lỗi vi phạm thường gặp & cách chấm dứt hợp đồng an toàn]
-
Tìm kiếm người thuê lại – chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm
Đây là một cách tốt để bạn chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm và lấy lại tiền đặt cọc. Việc tìm kiếm người thuê lại cần được đồng ý và ghi trong hợp đồng. Bạn có thể tìm kiếm sự đồng ý bằng cách trò chuyện với chủ nhà. Một cuộc thảo luận cởi mở luôn được chào đón.
[Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm mà không bị phạt vi phạm và lấy lại tiền đặt cọc]
-
Tìm kiếm nơi ở mới có giá thuê rẻ hơn
Nếu ngân sách của bạn không thể linh hoạt để tiếp tục ở lại. Bạn có thể tìm kiếm nơi ở mới với giá thuê rẻ hơn. Bạn cần đợi đến khi hợp đồng thuê kết thúc hoặc bạn có thể kết thúc hợp đồng thuê nhà sớm với các khoản phạt. Bạn không mong muốn điều này, nhưng có thể đây là cách tốt nhất để bạn tiết kiệm và duy trì cuộc sống.
Lưu ý: Những gợi ý này chỉ mang tính chất thông tin. Không đưa ra bất kỳ đảm bảo nào về lời khuyên pháp lý hoặc tài chính. Người đọc được khuyến khích tìm kiếm lời khuyên pháp lý từ luật sư hoặc tài chính từ các chuyên gia chuyên nghiệp.
©JHouse Team Website: https://jhouse.vn/ Fanpage: https://FB.com/JHouseVietnam
Chấm Dứt Hợp Đồng Thuê Nhà Sớm Mà Không Bị Phạt Vi Phạm
Một câu hỏi khá phổ biến của người thuê nhà khi tìm kiếm các căn hộ hoặc ký hợp đồng thuê nhà hoặc ngay cả khi người thuê nhà đã ở trong căn hộ. Tôi có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm không? Quy định hoàn trả lại tiền đặt cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm là gì? Tôi có thể làm gì để giảm thiểu hình phạt khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn? Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm như thế nào? Và còn nhiều lo lắng khác mà người thuê nhà đang tự hỏi về chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn.
Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm mà không bị phạt vi phạm và lấy lại tiền đặt cọc
Nếu bạn cũng đang nghĩ đến việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm, hãy thận trọng và thực hiện nó một cách đúng cách. Hãy luôn nhớ rằng, bạn đã ký và đồng ý thực hiện các thỏa thuận ghi trong hợp đồng thuê nhà giữa bạn và chủ nhà. Đây là những ràng buộc pháp lý mà các hành động của bạn cần tuân theo để không vi phạm hợp đồng thuê nhà.
Hãy xem những nội dung hữu ích ngay bên dưới để bạn – người thuê nhà có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm:

Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm là gì?
Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm hay phá vỡ hợp đồng thuê nhà trước thời gian kết thúc của hợp đồng là một hành động mà người thuê nhà không thể tiếp tục hợp đồng hoặc mong muốn được rời đi sớm. Vì các lý do phát sinh từ người thuê hoặc do lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà nghiêm trọng từ chủ nhà.
Bất kỳ hợp đồng thuê nhà chi tiết nào cũng nên bao gồm các điều khoản xung quanh việc chấm dứt hợp đồng. Thông thường, điều này đi kèm với các điều kiện cụ thể cần được đáp ứng, hoặc các hình phạt cho việc chấm dứt hợp đồng sớm.
Xem thêm: Vi phạm hợp đồng thuê nhà: 15 lỗi thường gặp & cách chấm dứt hợp đồng an toàn
Tôi có thể kết thúc hợp đồng thuê nhà sớm không?
Bạn có quyền kết thúc hợp đồng thuê nhà sớm, chỉ cần nó được ghi trong hợp đồng thuê nhà chi tiết. Bạn sẽ cần gửi thông báo cho chủ nhà về việc kết thúc hợp đồng thuê nhà sớm. Kết thúc hợp đồng thuê nhà sớm vì các lý do từ phía khách thuê hoặc từ các lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà từ chủ nhà.
Người thuê nhà sẽ có hai lựa chọn khi kết thúc hợp đồng thuê căn hộ sớm. Một là, bị phạt vi phạm hợp đồng thuê nhà. Mất tiền đặt cọc và số tiền thuê đã thanh toán trước. Hai là, được chủ nhà hoàn trả lại toàn bộ hoặc một phần tiền đặt cọc và tiền thuê nhà đã thanh toán trước.
Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm vì các lý do đến từ khách thuê
Bạn là người thuê nhà tiềm năng và bạn thật sự không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu mọi thứ tốt đẹp, bạn kết thúc hợp đồng thuê nhà đúng thời hạn và bạn nhận lại tiền đặt cọc của mình. Nhưng, trong trường hợp xấu, bạn cần phải kết thúc hợp đồng sớm.
Có 2 điểm quan trọng cần phải lưu ý để không vi phạm hợp đồng thuê nhà:
- Điều khoản chấm dứt hợp đồng thuê nhà phải được ghi trong hợp đồng với các điều kiện cụ thể. Đây là ràng buộc pháp lý để giải quyết chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn.
- Phải chứng minh được các lý do hợp pháp của mình. Các lý do hợp pháp như: Chủ nhà vi phạm hợp đồng thuê nhà. Chuyển công tác sang thành phố khác. Bạn bị bệnh tật và phải về nước. Các trường hợp bất khả kháng như: dịch bệnh, hỏa hoạn, thiên tai, …
Hãy bắt đầu việc chấm dứt hợp đồng bằng một cuộc trò chuyện cởi mở và tôn trọng với chủ nhà của bạn. Hãy cho chủ nhà của bạn biết vấn đề và mong muốn của bạn. Bạn nên cố gắng thương lượng với chủ nhà nếu bạn không thể tiếp tục thuê nhà. Chủ nhà sẽ xem xét hợp đồng thuê nhà, lịch sử thuê nhà của bạn và cân nhắc. Một chủ nhà tốt thường sẽ tìm cách chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm bằng một quyết định tốt cho cả hai bên.
Thông thường chủ nhà sẽ đề nghị bạn tìm kiếm một người thuê nhà thay thế. Có thể hiểu là cho thuê lại trong trường hợp này. Mọi việc suôn sẻ, bạn sẽ chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm và được hoàn trả lại tiền đặt cọc và tiền thuê nhà đã thanh toán trước.
Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm nếu chủ nhà vi phạm hợp đồng thuê nhà
Nếu bạn cảm thấy chủ nhà của bạn đã vi phạm các điều khoản của hợp đồng thuê nhà. Bạn cần thông báo cho chủ nhà biết về các vi phạm này và cho chủ nhà thời gian phù hợp để khắc phục vi phạm. Những vi phạm hợp đồng thuê nhà phổ biến đến từ chủ nhà như:
- Không cung cấp căn hộ theo đúng thỏa thuận
- Không đáp ứng các điều kiện sống cơ bản
- Vi phạm quyền riêng tư của khách thuê
- Tiếng ồn lớn
- Không thực hiện sửa chữa kịp thời
- Không đăng ký tạm trú cho khách thuê
Nếu chủ nhà là người vi phạm hợp đồng, bạn là người chịu thiệt. Chủ nhà cần phải chịu các hình phạt vi phạm hợp đồng. Nhưng hãy bắt đầu bằng việc trò chuyện cởi mở và tôn trọng với chủ nhà của bạn. Trao đổi với chủ nhà của bạn về các vi phạm đang diễn ra và cho họ thời gian khắc phục. Nếu mọi thứ không khá hơn - hãy gửi cho họ một thông báo vi phạm hợp đồng thuê nhà. Đây là hành động nghiêm túc của bạn với các vi phạm của chủ nhà và ngầm thông báo cho họ hiểu nếu không giải quyết triệt để vi phạm, chủ nhà sẽ nhận hậu quả. Nếu mọi thứ quá tệ và không thể khắc phục – Hãy gửi cho chủ nhà của bạn “Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm”.
Quy định trả lại tiền đặt cọc là gì khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm?
Tiền đặt cọc là một điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng thuê nhà chi tiết. Điều khoản này sẽ nêu rõ các quy định về tiền đặt cọc, trong đó có cả việc trả lại tiền đặt cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm. Thông thường sẽ có các quy định sau:
- Không hoàn trả lại tiền đặt cọc đối với trường hợp khách thuê phá vỡ hợp đồng thuê nhà vì các lỗi vi phạm hợp đồng.
- Hoàn trả lại tiền đặt cọc thuê nhà trong trường hợp khách thuê chứng minh được các lý do bất khả kháng như: Chuyển công tác sang thành phố khác; do bệnh tật phải về nước; các các trường hợp bất khả kháng như: dịch bệnh, hỏa hoạn, thiên tai, …
- Hoàn trả lại tiền đặt cọc thuê nhà trong trường hợp chủ nhà vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của hợp đồng thuê nhà.
- Và các quy định khác về tiền đặt cọc mà chủ nhà và người thuê đã thống nhất trong hợp đồng.
Tôi có thể làm gì để giảm thiểu hình phạt khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn?
Điều bạn cần ở đây là gì? Bạn cần: Chủ nhà đồng ý chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm của bạn và hoàn trả tiền đặt cọc của bạn (một phần hoặc toàn bộ).
Trong mọi trường hợp, luôn khôn ngoan là nói chuyện với chủ nhà càng sớm càng tốt: trung thực và đi vào vấn đề. Ngoài ra, người thuê nhà có thể sử dụng một số gợi ý sau để làm cơ sở cho việc giảm thiểu hình phạt:
- Lịch sử thuê nhà tuyệt vời. Hãy là một người thuê nhà lịch sự, thân thiện và bảo vệ tài sản của chủ nhà. Không bị phàn nàn bởi người hàng xóm.
- Lịch sử thanh toán tiền thuê đúng hạn. Đây là một trong những căn cứ tốt để chủ nhà đánh giá và cân nhắc có nên áp dụng các hình phạt khi bạn chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm hay không.
- Cung cấp bằng chứng hợp pháp của bạn như: Giấy chuyển công tác; Hồ sơ bệnh án; …
- Một thông báo sớm cho chủ nhà về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn. Đây là sự tôn trọng và trách nhiệm của bạn với chủ nhà. Chủ nhà sẽ đánh giá cao và có thể giảm thiểu hình phạt vì sự tử tế và chuyên nghiệp của bạn.
- Cung cấp bằng chứng để chứng minh chủ nhà vi phạm hợp đồng và đã không khắc phục được lỗi vi phạm đó.
- Nếu mọi thứ quá tệ, bạn và chủ nhà không có tiếng nói chung trong việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm. Hãy nhờ sự can thiệp của bên thứ ba là cộng đồng và internet. Đây là hành động không được khuyến khích. Nhưng, có thể hữu ích trong một vài trường hợp đặc biệt.
Trong hầu hết các trường hợp, chủ nhà là người làm kinh doanh (chủ sở hữu hoặc người thuê – cho thuê lại. Mục tiêu kinh doanh của chủ nhà là kiếm tiền. Điều đó có nghĩa là họ không quan tâm đến việc làm mọi thứ trở nên khó khăn hoặc rắc rối hơn.
Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm & Mẫu thư chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm
Nếu bạn đã quyết định phải chấm dứt hợp đồng, với tư cách là người thuê nhà tốt, thì bước tiếp theo của bạn là gửi thông báo chính thức chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
Tại sao phải gửi thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm? Bởi vì nó thể hiện sự tôn trọng, chuyên nghiệp và trách nhiệm của bạn với chủ nhà. Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn cần được gửi cho chủ nhà càng sớm càng tốt.
Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà sẽ giúp chủ nhà hiểu được lý do của bạn và các giải pháp mà bạn có thể thực hiện để khắc phục lỗi chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm. Các lỗi vi phạm hợp đồng nghiêm trọng từ chủ nhà. Đồng thời cho chủ nhà biết được thời gian mà bạn sẽ phải rời đi và bất kỳ hình phạt nào về tiền đặt cọc. Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà được xem là cơ sở và cung cấp bằng chứng về quyết định chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm của bạn.
Mẫu thư chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm có thể bao gồm các nội dung sau:
- Thông báo về quyết định chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm.
- Ngày chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm, hoăc ngày bạn cần phải rời đi.
- Các căn cứ của việc chấm dứt hợp đồng thuê sớm, hoặc nguyên nhân của việc chấm dứt hợp đồng sớm.
- Các giải pháp mà bạn có thể thực hiện để khắc phục lỗi vi phạm (nếu bạn là người vi phạm hợp đồng). Thông thường là tìm kiếm người thuê mới thay thế.
- Các hình phạt về chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm căn cứ theo hợp đồng.
- Mong muốn của bạn về các quyết định của chủ nhà và về khoản tiền đặt cọc.
- Chi tiết liên hệ của bạn nếu chủ nhà muốn thảo luận.
Hiểu một cách đầy đủ về chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm là cách để bạn chuẩn bị cho kế hoạch tương lai và phản ứng nhanh khi vấn đề xảy ra. Giúp bạn xác định được chi phí và hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn. Từ đó đưa ra các giải pháp, cách làm và quyết định phù hợp.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.[:]
Vi Phạm Hợp Đồng Thuê Nhà: 15 Lỗi Thường Gặp & Cách Chấm Dứt Hợp Đồng An Toàn
Vi phạm hợp đồng thuê nhà: Lỗi vi phạm thường gặp & cách chấm dứt hợp đồng an toàn
Hợp đồng thuê nhà là một danh mục các điều khoản đã được chủ nhà và người thuê thống nhất và cam kết thực hiện. Hợp đồng thuê nhà là một ràng buộc pháp lý – nó đảm bảo quyền lợi cho cả chủ nhà và người thuê. Hợp đồng thuê căn hộ là một sợi dây công lý khi phát sinh vấn đề giữa hai bên.
Tuy nhiên, có một số lý do dẫn đến việc chủ nhà hoặc người thuê nhà phá vỡ hợp đồng thuê nhà dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm. Các lý do đến từ việc cố tình không tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà – đó là vi phạm hợp đồng thuê nhà. Vậy vi phạm hợp đồng thuê nhà là gì? Các lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà phổ biến và cách để phá vỡ hợp đồng thuê nhà an toàn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi đó cho ban.
Vi phạm hợp đồng thuê nhà là gì?
Là hành vi không tuân thủ, thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận và thống nhất trong hợp đồng thuê nhà. Những hành vi này được gọi là vi phạm hợp đồng thuê nhà. Vi phạm hợp đồng thuê nhà có thể đến từ Chủ nhà hoặc khách thuê hoặc đến từ cả hai bên.
Chủ nhà hoặc người thuê nhà có thể bị áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm như: Nhắc nhở bằng thông báo vi phạm hợp đồng thuê nhà, phạt vi phạm hợp đồng thuê nhà hoặc nặng hơn là hủy hợp đồng thuê nhà trước thời hạn.
[Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà: 17 điều khoản quan trọng bậc nhất bạn cần biết]
Những vi phạm hợp đồng thuê nhà phổ biến đến từ người thuê
1. Không tuân thủ chính sách vật nuôi
Một số lỗi vi phạm đến từ việc không tuân thủ chính sách vật nuôi. Như: Không tuân thủ quy định nuôi thú cưng trong tòa nhà. Thú cưng bị phàn nàn nhiều lần bởi hàng xóm. Tòa nhà không đồng ý với thú cưng, nhưng khách thuê vẫn nuôi thú cưng.
[Xem thêm: Đặt cọc nuôi thú cưng là gì? Nó hoạt động như thế nào tại Việt Nam]
2. Không sử dụng căn hộ đúng mục đích ban đầu
Không phổ biến, nhưng đây cũng là một trong những lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà mà chủ nhà có thể cân nhắc dùng các biện pháp mạnh để tránh sự việc đi quá xa. Như: Mục đích chỉ để ở, nhưng khách thuê làm văn phòng hoặc phòng tập thể dục.
3. Cải tạo hoặc trang trí trái phép
Người thuê nhà có quyền cải tạo hoặc trang trí không gian bên trong ngôi nhà. Tuy nhiên, một số cải tạo lớn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như: đập bỏ tường, lắp cửa sổ mới, thay ổ khóa, sơn tường, …Người thuê nhà không thông báo cho chủ nhà biết về việc cải tạo hoặc trang trí này.
4. Tiếng ồn lớn - vi phạm hợp đồng thuê nhà phổ biến
Một trong những lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà phổ biến đến từ việc tiếng ồn lớn. Không ai thích sự ồn ào quá mức ở nơi họ sinh sống. Tiếng ồn lớn có thể đến từ việc cãi nhau thường xuyên với âm thanh lớn, hát, chơi trống, chơi nhạc, hoặc đến từ thú cưng của khách thuê, …
5. Khách ở lại trong thời gian dài
Đây là lỗi vi phạm đến từ việc khách của khách thuê ghé thăm và ở lại trong một thời gian dài. Trong hợp đồng thuê căn hộ đã ghi rõ số lượng người ở và khách thuê cần tuân thủ nó. Hầu hết các căn hộ không cấm việc khách ghé thăm và ở lại qua đêm. Thế nhưng, việc khách ghé thăm ở lại căn hộ trong một thời gian dài đồng nghĩa với việc khách thuê đã vi phạm hợp đồng thuê nhà.
6. Thiệt hại tài sản
Khách thuê làm hư hỏng các tài sản bên trong căn hộ và không có hành động khắc phục kịp thời.
7. Không thanh toán tiền thuê nhà - lý do phổ biến dẫn đến phá vỡ hợp đồng thuê nhà
Đây là một lỗi vi phạm hợp đồng thuê điển hình và nó được ghi rõ trong bất kỳ hợp đồng thuê nhà nào. Nếu khách thuê không thanh toán tiền thuê hoặc thanh toán tiền thuê nhà chậm hơn mức cho phép. Sẽ được xem xét như một lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà.
8. Cho thuê lại căn hộ
Đây là một hành động của khách thuê được ngăn cấm bởi chủ nhà. Chủ nhà không mong muốn một bất ngờ với những khách thuê mới mà họ chưa gặp mặt bao giờ. Khách thuê tự ý cho thuê lại căn hộ khi chưa thông báo và chưa được chủ nhà đồng ý – được xem là lỗi vi phạm hợp đồng thuê căn hộ.
9. Các hành động vi phạm pháp luật
Cách hành động vi phạm pháp luật thực hiện trong căn hộ được xem là vi phạm hợp đồng thuê nhà trầm trọng. Như: Sử dụng chất cấm, sử dụng gái mại dâm, tàng trữ vũ khí, …
Những vi phạm hợp đồng thuê nhà phổ biến đến từ chủ nhà
1. Không cung cấp căn hộ theo đúng thỏa thuận
Căn hộ được cung cấp với một danh sách các tài sản kèm theo hợp đồng thuê nhà chi tiết. Đã được chủ nhà và khách thuê thống nhất khi ký hợp đồng thuê nhà. Nhưng khi chuyển vào căn hộ hoặc trong quá trình ở - chủ nhà không cung cấp đầy đủ thiết bị, nội thất cho căn hộ như đã cam kết. Đây là lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà khá phổ biến mà khách thuê cần cân nhắc để đi đến việc chấm dứt hợp đồng thuê trước hạn để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
2. Không đáp ứng các điều kiện sống cơ bản
Các lỗi vi phạm phát sinh do chủ nhà không đáp ứng các điều kiện sống cơ bản của căn hộ như: Không cung cấp đủ điện, nước sinh hoạt hay kiểm soát côn trùng và mùi hôi, …
3. Vi phạm quyền riêng tư của khách thuê
Đây là trường hợp mà chủ nhà vào căn hộ của khách thuê một cách không hợp pháp – không được báo trước hoặc không được sự đồng ý của khách thuê.
4. Tiếng ồn lớn
Tiếng ồn lớn có thể phát sinh từ các hành động của chủ nhà hoặc hàng xóm trong tòa nhà. Việc không đảm bảo và duy trì tiếng ồn ở mức thấp làm ảnh hưởng đến khách thuê được xem là một lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà đến từ chủ nhà. Tuy nhiên, có một vài trường hợp tiếng ồn lớn không phát sinh từ chủ nhà hoặc hàng xóm trong tòa nhà – mà phát sinh từ những tòa nhà bên cạnh. Trường hợp này khó để xem xét thành lỗi vi phạm của chủ nhà. Khách thuê cần xem xét và cân nhắc cẩn thận trước khi thuê căn hộ.
5. Không thực hiện sửa chữa kịp thời
Khách thuê thông báo các hư hỏng thuộc phạm vi sửa chữa của chủ nhà. Nhưng, chủ nhà không thực hiện các sửa chữa kịp thời làm ảnh hưởng đến việc sử dụng căn hộ và chất lượng sống bên trong căn hộ. Các sửa chữa như: Thấm tường, điện, nước, nấm mốc, an ninh, …Đây được xem là lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà cơ bản.
6. Không đăng ký tạm trú cho khách thuê
Đây là lỗi vi phạm hợp đồng thuê khá phổ biến tại Việt Nam. Chủ nhà không đăng ký tạm trú cho khách thuê – dẫn đến khách thuê và cả chủ nhà gặp rắc rối khi công an kiểm tra.
[Xem thêm: Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam]
Mặc dù khách thuê và chủ nhà đã ký hợp đồng thuê nhà dài hạn. Nhưng, vì bất kỳ lý do nào đó dẫn đến việc vi phạm hợp đồng thuê nhà. Việc phá vỡ hợp đồng thuê nhà là khá phổ biến – Nó có thể bắt nguồn từ lỗi vi phạm của khách thuê hoặc của chủ nhà.
Làm thế nào để phá vỡ hợp đồng thuê nhà an toàn?
Tôi có thể phá vỡ hợp đồng thuê sớm không? Và, làm thế nào để phá vỡ hợp đồng thuê an toàn để giảm thiểu các hình phạt nhất? Luôn là một câu hỏi lớn mà cả chủ nhà và khách thuê đều cần có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định để xử lý nó một cách nhanh chóng và đầy tôn trọng.
Phá vỡ hợp đồng thuê nhà được hiểu là việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, phát sinh do lỗi vi phạm của chủ nhà hoặc người thuê hoặc do cả hai bên. Vậy, làm thế nào để phá vỡ hợp đồng thuê nhà an toàn? Dưới đây là những câu trả lời hữu ích cho bạn:
Lưu ý: Những gợi ý này chỉ mang tính chất thông tin. Không đưa ra bất kỳ đảm bảo nào về lời khuyên pháp lý hoặc tài chính. Người đọc được khuyến khích tìm kiếm lời khuyên pháp lý từ luật sư hoặc tài chính từ các chuyên gia chuyên nghiệp.
Gợi ý số 1:
Cần đảm bảo rằng tất cả các lỗi vi phạm hợp đồng được ghi trong hợp đồng thuê nhà chi tiết. Đây là căn cứ hợp pháp để chủ nhà hoặc khách thuê thực hiện các biện pháp can thiệp hoặc gửi thông báo vi phạm hợp đồng và cuối cùng là chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn một cách hợp pháp.
Gợi ý số 2:
Có bằng chứng cụ thể về lỗi vi phạm hợp đồng thuê. Bằng chứng bằng hình ảnh, ghi âm hoặc than phiền từ một bên thứ ba.
Gợi ý số 3:
Trước khi thực hiện các biện pháp mạnh tay và gửi thông báo vi phạm hợp đồng thuê nhà. Chủ nhà và khách thuê cần thận trọng xem xét mức độ nghiệm trọng của lỗi vi phạm và tần suất vi phạm. Khi đã cân nhắc hai yếu tố này một cách thận trọng và thấu đáo – Bây giờ là lúc bạn quyết định nên thực hiện các biện pháp mạnh hoặc giải quyết chúng bằng một cuộc trò chuyện.
Gợi ý số 4:
Giải quyết căng thẳng bằng một cuộc trò chuyện giữa chủ nhà và khách thuê. Trên tinh thần chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau.
Gợi ý số 5:
Gửi thông báo vi phạm hợp đồng thuê nhà cho chủ nhà hoặc khách thuê. Thể hiện sự tôn trọng của bạn với bên còn lại. Và là bằng chứng cho thấy bạn tuân thủ hợp đồng thuê và sự nghiêm túc thật sự của bạn khi phá vỡ hợp đồng thuê nhà. Thông báo vi phạm hợp đồng thuê nhà cần có: Lỗi vi phạm, bằng chứng, cách sửa lỗi, thời gian sửa lỗi và hậu quả nếu không khắc phục. Thông báo vi phạm được gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện. Tốt nhất là ghi vào trong hợp đồng. Và phải đảm bảo rằng thông báo vi phạm đến tay người vi phạm.
Gợi ý số 6:
Khách thuê có những lý do chính đáng để kết thúc hợp đồng thuê sớm. Bạn nên trao đổi với chủ nhà và gửi cho họ thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm kèm theo bằng chứng cho lý do chính đáng của bạn (ví dụ: bạn phải về nước vì bệnh tật, bạn chuyển công tác sang tỉnh thành khác, …). Cần đảm bảo rằng nó được thể hiện đầy đủ trong hợp đồng thuê nhà. Tương tự với chủ nhà (ví dụ: căn nhà thuộc diện phong tỏa, trưng dụng của nhà nước, …).
Gợi ý số 7:
Một thông báo sớm. Đừng tạo bất ngờ với chủ nhà hoặc khách thuê của bạn. Hãy thông báo cho chủ nhà hoặc khách thuê về việc phá vỡ hợp đồng thuê nhà càng sớm càng tốt.
Gợi ý số 8:
Khách thuê có thể tìm người thuê nhà mới để tiếp tục hợp đồng thuê nhà. Chủ nhà thường khuyến khích khách thuê thực hiện cách làm này để giảm thiểu hình phạt (không trả lại tiền đặt cọc và không hoàn trả số tiền thuê đã thanh toán) do phá vỡ hợp đồng thuê nhà.
[Xem thêm: 11 mẹo nhỏ để bảo vệ tiền đặt cọc của bạn ]
Gợi ý số 9:
Tìm kiếm tư vấn từ chuyên gia như: luật sư, chuyên gia tài chính
Phá vỡ hợp đồng thuê nhà là điều không mấy thú vị với cả người thuê và chủ nhà. Nhưng, nó cần diễn ra nếu chủ nhà hoặc khách thuê vi phạm hợp đồng thuê nhà. Dù lý do phá vỡ hợp đồng sớm là gì, bạn cũng cần phải lên kế hoạch cho tình huống xấu nhất. Phá vỡ hợp đồng thuê được khuyến khích thực thi theo tinh thần tôn trọng và nhanh chóng.
Phá vỡ hợp đồng thuê một cách an toàn là cách để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ nhà và cả người thuê. Đồng thời, ít hậu quả tiêu cực về tài chính nhất cho cả hai.
©JHouse Team Website: https://jhouse.vn/ Fanpage: https://FB.com/JHouseVietnam
Hợp Đồng Thuê Nhà: 17 Điều Khoản Quan Trọng Bậc Nhất Bạn Cần Biết
Hợp đồng thuê nhà là một danh mục các điều khoản đã được chủ nhà và người thuê thống nhất và cam kết thực hiện. Hợp đồng thuê nhà là một ràng buộc pháp lý – nó đảm bảo quyền lợi cho cả chủ nhà và người thuê. Và nó củng là một sợi dây công lý khi phát sinh vấn đề giữa hai bên.
Hợp đồng thuê nhà: 17 điều khoản quan trọng bậc nhất bạn cần biết
Cho dù bạn đã ký hợp đồng thuê căn hộ trước đó hay chưa, tiếp cận thông tin hữu ích là cách thông minh để biết bạn đang làm gì và làm đúng không. Có một sự thật là, không phải tất cả các hợp đồng cho thuê căn hộ tại Việt Nam đều giống nhau.
Dưới đây là hợp đồng thuê nhà chuyên nghiệp với các phần quan trọng bậc nhất cần phải có và bạn cần phải làm rõ nó trong hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng thuê nhà an toàn giúp bạn bảo vệ quyền lợi hợp pháp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong tương lai.

1. Thông tin của bên cho thuê và bên thuê nhà
Thông tin của bên chủ nhà: cần thể hiện rõ thông tin của chủ nhà, tính hợp pháp của chủ nhà, thông tin liên hệ, … Hãy lưu ý về tính hợp pháp của chủ nhà – điều này quan trọng.
Thông tin của người thuê: cung cấp thông tin của người đại diện, có thể là bạn. Và đừng quên cung cấp đầy đủ thông tin số lượng người sẽ ở trong căn hộ - tôi hay gọi đó là “Danh sách cư dân”.
Lưu ý quan trọng: Nếu bên cho thuê là một doanh nghiệp. Cần thể hiện tên và mã số thuế của doanh nghiệp. Và, tính hợp pháp của người đại diện ký hợp đồng thuê nhà. Kiểm tra tính hợp pháp của doang nghiệp bằng cách tìm kiếm mã số thuế của doanh nghiệp trên Google.
2. Thông tin căn hộ cho thuê – không thể thiếu trong hợp đồng thuê nhà chi tiết
Đây là phần thông tin về căn hộ như: tên dự án, block, địa chỉ, mã căn hộ, tầng, diện tích, số lượng phòng ngủ, số lượng phòng tắm, … Tại sao điều này cần thiết? Bởi vì thông tin căn hộ cho thuê sẽ cho biết chính xác nơi và phần diện tích mà bạn được quyền sử dụng toàn thời gian.
3. Mục đích sử dụng căn hộ
Bạn có thể thuê căn hộ để ở hoặc vừa kết hợp để ở và làm văn phòng hoặc làm lớp dạy học hoặc một phòng tập thể dục, … Hãy làm rõ mục đích sử dụng căn hộ của bạn với chủ nhà và bắt buộc phải được viết trong hợp đồng. Nếu bạn có kế hoạch làm văn phòng trong tương lai, hãy làm rõ nó trong phần mục đích sử dụng căn hộ. Và một phần quan trọng nữa là số lượng người sẽ ở trong căn hộ là bao nhiêu.
4. Thời gian thuê căn hộ
Đây là điều khoản không thể thiếu của bất kỳ hợp đồng thuê căn hộ. Cần làm rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc của hợp đồng.
5. Tiền thuê căn hộ - phần quan trọng trong hợp đồng thuê căn hộ chuẩn
Tiền thuê căn hộ hàng tháng là bao nhiêu? Tiền thuê có cố định trong suốt thời gian hợp đồng không – hay nó sẽ tăng giảm?
Đừng quên làm rõ các chi phí và dịch vụ đã bao gồm và chưa bao gồm trong tiền thuê nhà. Hãy làm rõ chúng bằng các gạch đầu dòng và những con số cụ thể. Đừng mơ hồ bởi vì đó là tiền mà bạn phải làm việc vất vả và tiết kiệm mới có được.
6. Tiện ích và các chi phí định kỳ
Bạn sẽ quan tâm đến các tiện ích bên trong căn hộ như: phí quản lý, điện, gas, nước, internet, truyền hình cáp, dọn phòng, thay ga trải giường, khăn tắm, giặt đồ, lấy rác, … Bạn cần biết chúng có miễn phí hay không, nếu không thì chúng sẽ được tính với chi phí bao nhiêu. Bạn nên biết tất cả các khoản chi phí có thể phát sinh ngoài tiền thuê nhà hàng tháng để xây dựng kế hoạch tài chính thuê nhà phù hợp.
Và các tiện ích trong tòa nhà như: hồ bơi, phòng gym, sauna, phòng tập Yoga, sân chơi trẻ em, sân bóng rổ, sân cầu lông, khu đánh bóng bàn, … Hãy xem chúng được tính phí hay miễn phí và liệu các tiện ích đó có cần thiết với bạn để bạn chi trả thêm tiền không.
Hãy làm rõ các chi phí với chủ nhà và thể hiện chúng trong hợp đồng. Đừng tạo ra những bất ngờ không tốt khi bạn đã chuyển vào căn hộ.
7. Tiền đặt cọc và phí
Số tiền đặt cọc là bao nhiêu? Khi nào cần thành toán tiền đặt cọc? Tiền đặt cọc sẽ bao gồm những thành phần nào? Tiền đặt cọc đảm bảo thuê nhà, tiền đặt cọc thú cưng, tiền đặt cọc cho chỗ đậu xe ô tô và tiền đặt cọc cho một tài sản đắt giá nào đó, …
Tiền đặt cọc sẽ bị mất hoặc bị trừ trong các điều kiện nào? Quy định về hoàn trả tiền đặt cọc?
Và các loại phí như: Phí phạt chậm thanh toán
Xem thêm: 11 mẹo nhỏ để bảo vệ tiền đặt cọc của bạn8. Điều khoản thanh toán – luôn có trong bất kỳ hợp đồng thuê nhà đơn giản nào
Cần trả lời các câu hỏi: đồng tiền thanh toán, ngày thanh toán, phương thức thanh toán (tiền mặt hay chuyển khoản ngân hàng), phạt vi phạm do chậm thanh toán, thông tin tài khoản ngân hàng của chủ nhà (khi cần thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng).
Việc xác định rõ điều khoản thanh toán sẽ giúp bạn thương thảo với chủ nhà để đáp ứng điều kiện thanh toán phù hợp với bạn. Và giúp bạn chuẩn bị tài chính tốt để không bị phạt do chậm thanh toán. Việc thanh toán đúng hạn và liên tục sẽ giúp bạn ghi điểm với chủ nhà và nó là một lợi thế để bạn giữ nguyên giá thuê khi gia hạn hợp đồng. Và, các lợi thế khác đối với chấm dứt hợp đồng sớm hoặc giảm giá thuê trong trường hợp bạn khó khăn hoặc không phạt vi phạm khi bạn chậm thanh toán.
Lưu ý quan trọng: Nếu công ty là người thuê nhà cho bạn và họ yêu cầu phải có hóa VAT (tôi gọi chúng là hóa đơn đỏ). Bạn cần làm rõ điều khóa xuất hóa đơn trong hợp đồng. Và, yêu cầu tính hợp pháp của hóa đơn.
9. Đăng ký tạm trú cho khách thuê
Đây là điểu khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng nếu bạn thuê nhà tại Việt Nam. Nếu bạn là người nước ngoài, bạn cần phải đăng ký tạm trú tại nơi ở của mình. Nó thể hiện sự tôn trọng luật pháp của Việt Nam. Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam
Cần trả lời các câu hỏi: Ai là người thực hiện đăng ký tạm trú cho khách thuê? Trong thời gian bao lâu? Khách thuê cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đăng ký tạm trú? Các chi phí phát sinh và người chi trả?
Xem thêm: Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam
10. Điều khoản thú cưng
Đừng bỏ qua điều khoản này nếu bạn là người yêu động vật và đang sở hữu một thú cưng tuyệt vời. Nếu bạn có thú cưng trong tương lai, bạn củng cần xem xét điều khoản này.
Cần trả lời các câu hỏi: Có được phép nuôi thú cưng không? Đặt cọc nuôi thú cưng là bao nhiêu? Quy định về nội thú cưng trong căn hộ? Có bất kỳ hạn chế nào về loại và kích thước thú cưng không? …
Xem thêm: Đặt cọc nuôi thú cưng là gì? Nó hoạt động như thế nào tại Việt Nam11. Điều khoản khách ghé thăm
Đừng để điều khoản khách ghé thăm chỉ là một cái gạch đầu dòng. Hãy để nó như một điều khoản lớn trong hợp đồng. Hầu hết các căn hộ thì không có giờ giới nghiêm. Nhưng khách ghé thăm thì hạn chế. Chính vì thế, bạn cần thảo luận với chủ nhà và thể hiện nó trong hợp đồng.
Cần trả lời các câu hỏi: Quy định về khách ghé thăm như thế nào? Cách đăng ký khi khách ghé thăm như thế nào? Khách muốn qua đêm thì sao? Có bất kỳ hạn chế nào về việc khách ghé thăm không? Có bất kỳ chi phí nào phát sinh khi khách ghé thăm không?
12. Điểu khoản sửa chữa, trang trí và di chuyển
Không ai mong muốn căn hộ sẽ phát sinh vấn đề hư hỏng. Có những hư hỏng kiểm soát được và những hư hỏng không thể kiểm soát được. Nếu phát sinh hư hỏng cần sửa chữa thì phải làm sao?
Cần trả lời các câu hỏi: Ai là người sửa chữa? Ai là người thanh toán các chi phí khi sửa chữa căn hộ? Những hư hỏng nào sẽ thuộc trách nhiệm của khách thuê? Những hư hỏng nào sẽ thuộc trách nhiệm của chủ nhà? Hao mòn tự nhiên của các thiết bị như thế nào? Thời gian sửa chữa sẽ bao lâu? …
Căn hộ được sắp xếp theo ý chí chủ quan của chủ nhà. Bạn cần trang trí và di chuyển các nội thất bên trong căn hộ để phù hợp và thoải mái cho việc sử dụng của bạn.
Cần trả lời các câu hỏi: Khách thuê có được bổ sung, lắp đặt, cải tạo, … căn hộ hay không? Có được trang trí, sơn lại căn hộ không? Các quy định về trang trí và di chuyển nội thất bên trong căn hộ thế nào? Các hành vi bị cấm trong trang trí và di chuyển nội thất là gì?
13. Chấm dứt hợp đồng
Bạn có thể kết thúc hợp đồng đúng hạn hoặc gia hạn hợp đồng hoặc kết thúc hợp đồng trước hạn vì bất kỳ lý do hợp pháp nào. Chính vì vậy đừng bỏ qua điều khoản này, nó quan trọng và hữu ích trong tương lai của bạn.
Cần trả lời các câu hỏi: Hợp đồng có được gia hạn không và các yêu cầu khi gia hạn hợp đồng là gì? Hợp đồng có được chấm dứt trước thời hạn không và các chế tài vi phạm là gì? Cần thông báo trước bao nhiêu ngày để gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng thuê nhà? Điều khoản giá thuê khi gia hạn hợp đồng là gì? Điều khoản tiền đặt cọc khi chấm dứt hợp đồng trước hạn như thế nào? Các trường hợp bất khả kháng là gì?
14. Nội quy của tòa nhà
Tại Việt Nam, hầu hết các tòa nhà căn hộ dịch vụ không có nội quy của tòa nhà. Các tòa nhà căn hộ đều có nội quy của tòa nhà, nó được ban hành và kiểm soát bởi ban quản lý tòa nhà.
Nội quy tòa nhà sẽ cho bạn biết những hành động nào bị cấm và những hành động nào được khuyến khích. Nếu bạn có thú cưng bạn cần phải biết các quy định nuôi thú cưng.
Hãy yêu cầu chủ nhà cung cấp nội quy của tòa nhà. Có thể được viết trong hợp đồng hoặc là một phụ lục kèm theo của hợp đồng thuê chung cư.
15. Danh mục tài sản bên trong căn hộ
Hãy tin tôi, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu bạn không có trong tay danh mục tài sản bên trong căn hộ. Đã có nhiều khách thuê mất tiền và gặp rắc rối vì họ không nhận được danh mục tài sản ngay lúc chuyển vào. Danh mục tài sản bên trong căn hộ bao gồm: nội thất, thiết bị điện, sàn và trần nhà, cửa, chìa khóa, đồ trang trí, …Thông thường danh mục tài sản bên trong căn hộ là một phụ lục kèm theo của hợp đồng.
Cần trả lời các câu hỏi: Có danh mục tài sản bên trong căn hộ không? Khi nào thì bàn giao tài sản bên trong căn hộ? Điều khoản bồi thường là gì? Những tài sản nào sẽ không thuộc danh mục phải bồi thường nếu hư hỏng? Điều khoản hao mòn tài sản là gì? Giá trị của các tài sản đó là bao nhiêu? Tình trạng các tài sản thế nào?
Lưu ý quan trọng: Hãy kèm theo một danh mục các tài sản bị lỗi hay hư hỏng. Bạn cần yêu cầu chủ nhà sửa chữa hoặc xác nhận. Nó là căn cứ để bạn không phải trả tiền cho các lỗi hay hư hỏng đó.
16. Trả lại nhà và danh mục tài sản cuối cùng
Cần trả lời các câu hỏi: Điều khoản trả lại nhà là gì? Việc kiểm kê và danh mục tài sản cuối cùng như thế nào?
17. Chữ ký của các bên
Hợp đồng sẽ hợp pháp khi được chủ nhà và người thuê ký vào. Nó xác nhận cho việc các bên đã đọc, hiểu và tự nguyện thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Các bên cần ký vào từng trang của hợp đồng, hãy làm nó ở góc dưới cùng của tờ giấy. Và chữ ký quan trọng nhất nằm ở tờ cuối cùng của hợp đồng.
Lưu ý quan trọng số 1: Nếu bạn thuê nhà thông qua một đại lý bất động sản. Hãy yêu cầu đại lý bất động sản ký vào hợp đồng. Hãy tin tôi, nó sẽ hữu ích trong tương lai nếu bạn gặp vấn đề với căn nhà.
Lưu ý quan trọng số 2: Nếu bạn thuê nhà của một công ty quản lý. Hãy yêu cầu họ đóng dấu mộc đỏ vào hợp đồng. Hãy làm nó ở tờ cuối cùng của hợp đồng, ngay chữ ký của bên cho thuê.
Hợp đồng thuê nhà chi tiết rõ ràng không phải là một việc thú vị trong hành trình thuê nhà của bạn. Nó khiến bạn phải tập trung cao độ và không có bất kỳ nụ cười nào ở đây. Nhưng đây là cách tốt nhất để bạn biết những gì bạn cần làm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn và chủ nhà.
Biến tất cả những thỏa thuận trở nên hợp pháp để tự do tận hưởng ngôi nhà mới của mình. Nếu bạn đang lo lắng hoặc cần sự tư vấn hợp đồng thuê nhà an toàn khi thuê nhà tại Việt Nam – Các nhân viên của JHouse luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn hợp đồng thuê căn hộ mới nhất.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh việc chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
[:]Cách Nhận Biết 7 Chiêu Lừa Đảo Cho Thuê Nhà Phổ Biến Và Phòng Tránh Hiệu Quả
Cách nhận biết 7 chiêu lừa đảo cho thuê nhà phổ biến và phòng tránh hiệu quả
Là một người thuê nhà, điều quan trọng là phải biết cách tự bảo vệ mình trước những kẻ lừa đảo cho thuê nhà đang cố lấy tiền từ túi của bạn. Điều này có nghĩa là phải biết cách phát hiện các dấu hiệu lừa đảo cho thuê nhà và tránh các chiêu trò lừa đảo cho thuê, đặc biệt là trực tuyến. Mặc dù Internet đã làm tăng tính linh hoạt và dễ dàng trong việc tìm kiếm cho thuê từ các nguồn đáng tin cậy, nhưng thật không may, nó cũng đã tạo ra một môi trường lý tưởng cho những kẻ lừa đảo phát triển mạnh. Không chỉ người nước ngoài bị lừa đảo cho thuê nhà, ngay cả người Việt Nam củng thế.
Để giúp bạn nhận biết tốt hơn những cách lừa đảo phổ biến tại Việt Nam và cách bảo vệ mình cũng như báo cáo lừa đảo cho thuê như thế nào. JHouse đã tổng hợp thông tin và những hướng dẫn toàn diện này với mọi thứ bạn cần biết để tránh chiêu trò lừa đảo khi tìm thuê nhà.
A. 7 CÁCH LỪA ĐẢO CHO THUÊ NHÀ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM
Để tránh biến mình thành miếng mồi béo bở cho những kẻ lừa đảo, điều quan trọng là phải học cách nhận ra các dấu hiệu cảnh báo cho những trò lừa đảo cho thuê. Bạn có thể xem xét các dấu hiệu của 7 cách lừa đảo cho thuê nhà phổ biến dưới đây:
1. Giá rẻ đáng kinh ngạc – cách lừa đảo cho thuê nhà phổ biến nhất
Cả tôi và bạn đều muốn thuê một căn nhà tốt với giá rẻ - chắc chắn là như vậy! Nhưng đây là một cơ hội tốt cho những kẻ lừa đảo. Đừng để bị lừa bởi thông tin cho thuê nhà giả.
Những kẻ lừa đảo cho thuê thường sẽ niêm yết giá thuê thấp hơn rất nhiều so với giá trị của căn nhà để thu hút người thuê nhà tiềm năng – đừng quên, căn nhà sẽ trông rất tuyệt vời. Sau đó, họ sẽ ép người thuê phải thanh toán tiền cọc và/hoặc tiền thuê của tháng đầu tiên để giữ căn nhà khỏi những khách thuê khác. Họ thông minh đủ để tạo áp lực cho bạn như: giá căn nhà quá tốt hoặc nếu không thuê ngay lập tức bạn sẽ mất cơ hội, …
Không có một căn nhà nào tốt mà giá lại rẻ cả! Mọi người đều muốn một căn nhà tốt với giá rẻ, nhưng nếu căn nhà có giá rẻ đáng kinh ngạc, chắc chắn có điều gì đó không ổn xảy ra với nó. Hãy bật chế độ an toàn trong bạn.
GIÁ RẺ + HÌNH ẢNH TUYỆT VỜI = QUÁ TỐT ĐỂ TRỞ THÀNH SỰ THẬT!
2. Người cho bạn xem các căn nhà không phải là chủ sở hữu
Những kẻ lừa đảo bằng cách nào đó đã có được quyền truy cập vào căn nhà. Khá phổ biến – những kẻ lừa đảo thuê căn nhà ngắn hạn (vài tuần). Họ đóng giả chủ nhà /quản lý và cho khách thuê xem căn nhà. Họ sử dụng “Giá rẻ đáng kinh ngạc” để thu hút người thuê nhà tiềm năng. Sau đó, họ sẽ ép người thuê phải thanh toán tiền cọc và/hoặc tiền thuê của tháng đầu tiên để giữ căn nhà khỏi những khách thuê khác. Và thông báo cho bạn có thể chuyển đến vài ngày sau đó. Và tất nhiên, sau đó họ biến mất. Vào ngày chuyển đến, bạn đến nơi và phát hiện ra đã có một chủ sở hữu mới – người chủ sở hữu thật sự của căn nhà hoặc một khách thuê mới, … và bạn phát hiện ra nó chỉ là một trò lừa đảo.
3. Không muốn bạn nhìn thấy căn nhà thực tế - dấu hiệu lừa đảo cho thuê nhà dễ nhận biết
Chủ sở hữu FAKE hoặc kẻ lừa đảo luôn tìm mọi lý do để bạn không thể tham quan căn nhà thực tế. Hãy cẩn trọng, vì thường là họ không có quyền truy cập vào căn nhà. Họ xây dựng lòng tin và ra sức ép bạn phải thanh toán tiền cọc và/hoặc tiền thuê của tháng đầu tiên để giữ căn nhà khỏi những khách thuê khác. Họ cam kết và hứa hẹn sẽ trao cho bạn chìa khóa căn nhà khi bạn thanh toán và có thể chuyển đến sau vài ngày. Hãy thận trọng vì đây là một trò lừa đảo cho thuê nhà điển hình của những kẻ lừa đảo.
4. Chủ sở hữu ở nước ngoài
Một kẻ lừa đảo đóng giả chủ nhà trên các trang website cho thuê nhà và nói rằng họ đang ở nước ngoài và yêu cầu đặt cọc căn hộ cho thuê. Vẫn là sự kết hợp hoàn hảo của “Giá rẻ đáng kinh ngạc” + “Ngôi nhà tuyệt vời” + “Không thể tham quan căn nhà thực tế”. Để tạo thêm niềm tin cho người thuê, họ sẽ cho bạn địa điểm chính xác của căn nhà – bạn chỉ có thể nhìn căn nhà từ bên ngoài. Sau khi tiền được thanh toán, thường là thông qua chuyển tiền, người thuê nhà mới phát hiện ra rằng thực sự không có căn nhà nào đang cho thuê và tiền thì đã bị mất.
5. Không có hợp đồng thuê nhà
Mọi thứ trông có vẻ tuyệt vời, bạn hạnh phúc với căn nhà và muốn chuyển đến ở ngay lập tức. Bạn yêu cầu chủ sở hữu cung cấp Hợp đồng thuê nhà. Nhưng họ nói với bạn rằng hợp đồng thì không cần thiết, bạn chỉ cần thanh toán tiền đặt cọc và tiền thuê nhà tháng đầu tiên và chuyển đến sau vài ngày.
Thật không thông minh nếu bạn thuê căn nhà mà không có hợp đồng. Cần phải có hợp đồng thuê nhà cho bất kỳ căn nhà nào dù lớn hay nhỏ, thời gian thuê ngắn hay dài. Nếu không có hợp đồng thuê nhà, rất nhiều khả năng bạn đang bị lừa.
6. Giá thuê nhà được đẩy lên cao
Đây là hình thức lừa đảo đến từ chủ sở hữu và/hoặc đại lý môi giới không tốt. Bằng cách nào đó họ phát hiện bạn là một con mồi béo bở và họ đưa bạn vào một cái bẫy. Khá phổ biến như: căn nhà bạn nhìn thấy đã có khách thuê và bây giờ chỉ còn căn nhà này với giá cao hơn; hoặc căn hộ này chỉ còn một căn duy nhất nên giá thuê cao hơn; hoặc đại lý môi giới gửi thông tin cho bạn với giá cao hơn giá niêm yết của chủ sở hữu, các đại lý môi giới sẽ lấy phần chênh lệch với giá niêm yết từ chủ sở hữu.
Tiền là của bạn, thế nên nếu bạn thấy lo lắng hoặc không vui thì bạn có thể dừng lại và tìm kiếm cơ hội khác. Các căn nhà có sẵn khác luôn chào đón bạn.
7. Ngôi nhà trong tình trạng tranh chấp
Ngôi nhà đang thế chấp tại ngân hàng hoặc các thành viên trong gia đình đang tranh giành quyền lợi hoặc đang giao dịch mua bán, … Họ cố tình mang bạn đến ngôi nhà và đưa ra những thỏa thuận rất có lợi cho bạn. Họ nhanh chóng có được hợp đồng và tiền thuê nhà từ bạn. Sau đó, bạn có thể bị đá ra khỏi ngôi nhà bất kỳ lúc nào và bạn không thể lấy lại số tiền đã thanh toán. Họ sẽ biến mất hoặc đẩy trách nhiệm cho ai đó. Chỉ chủ sở hữu thật sự hoặc những đại lý môi giới lâu năm họ mới biết về tình trạng tranh chấp của ngôi nhà. Loại hình lừa đảo này khá ít, nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra với bạn. Hãy thận trọng!
B. BẠN CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÌNH KHỎI NHỮNG KẺ LỪA ĐẢO?
Tránh lừa đảo cho thuê sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, sức lực và tiền bạc. Và điều quan trọng hơn đó là “bảo vệ niềm tin bên trong bạn”. Dưới đây là các mẹo hàng đầu để tránh các trò lừa đảo phổ biến hay cách thuê nhà không bị lừa:
1. Ghé xem trực tiếp căn nhà và trò chuyện với chủ sở hữu
Căn nhà là một tài sản hữu hình – không có bất kỳ lý do nào có thể ngăn cản bạn thực hiện một chuyến ghé xem trực tiếp căn nhà và thực hiện một cuộc trò chuyện ngắn với chủ sở hữu. Bạn không thể biết căn nhà có thật sự phù hợp với mình hay không ngoại trừ việc bạn đứng ở mọi ngóc ngách bên trong căn nhà và cảm nhận. Nếu chủ sở hữu hoặc đại lý bất động sản không cho bạn tiếp cận căn nhà – hãy dừng lại và tìm kiếm căn nhà khác.

2. Kiểm tra tính hợp pháp của chủ sở hữu căn nhà
Hãy yêu cầu chủ sở hữu hoặc đại lý bất động sản cung cấp bằng chứng hợp pháp của chủ sở hữu tài sản. Nếu là người quản lý hoặc thuê lại, hãy cung cấp bằng chứng cho việc đó.
3. Tránh xa những căn nhà có “giá rẻ đến kinh ngạc”
Cảnh giác với những căn nhà cho thuê với giá rẻ bất ngờ. Luôn đặt câu hỏi: Tại sao căn nhà lại có giá thuê rẻ đến kinh ngạc như vậy? Căn nhà đang có vấn đề gì không? Nếu bạn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho nó – hãy dừng lại và tìm kiếm căn nhà khác.
4. Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt khi thuê nhà
Hãy thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng. Nếu bạn chưa có tài khoản ngân hàng tại Việt Nam bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt, nhưng hãy yêu cầu chủ sở hữu tài sản cung cấp các hóa đơn cho chúng.
5. Không bao giờ gửi tiền của bạn ra nước ngoài
Nếu chủ sở hữu hoặc đại lý bất động sản yêu cầu bạn gửi tiền đặt cọc và tiền thuê nhà vào tài khoản ngân hàng ở nước ngoài. Hãy dừng lại và tìm kiếm căn nhà khác.
6. Yêu cầu Hợp đồng có chữ ký của chủ sở hữu và đại lý môi giới
Yêu cầu chủ sở hữu tài sản cung cấp hợp đồng thuê nhà và đảm bảo nó đã bao gồm mọi thứ mà bạn đã thống nhất với chủ sở hữu. Bạn hãy ký lên tất cả các tờ của hợp đồng, hãy làm nó ở góc dưới bên phải của tờ giấy. Và quan trọng cần phải có chữ ký của chủ sở hữu. Nếu bạn thuê nhà thông qua một đại lý môi giới, hãy yêu cầu họ ký vào hợp đồng.
7. Yêu cầu hóa đơn khi thanh toán
Hãy yêu cầu chủ sở hữu tài sản cung cấp các hóa đơn cho tiền đặt cọc, tiền thuê nhà hoặc bất kỳ khoản tiền nào mà bạn phải thanh toán cho chủ sở hữu. Đây là cách mà bạn loại bỏ các rủi ro trong tương lai.
8. Sử dụng một đại lý bất động sản uy tín
Bạn không có nhiều nguồn lực để tự mình thực hiện một cuộc tìm thuê nhà, hãy sử dụng một đại lý bất động sản uy tín để giảm hơn nữa nguy cơ bị lừa đảo. Hãy kiểm tra mức độ tin cậy bằng cách xem xét các thông tin của căn nhà mà website cung cấp, đánh giá của khách hàng trên fanpage và Google, hoặc tốt nhất là bạn bè của bạn giới thiệu.
9. Đừng cảm thấy áp lực hay thua cuộc bởi những kẻ lừa đảo cho thuê nhà
Hãy lưu ý rằng những kẻ lừa đảo đang ở ngoài đó và hãy hoài nghi khi bạn phát hiện ra một thỏa thuận có vẻ quá tốt. Hãy thực hiện nghiên cứu của bạn và đừng bỏ qua sự phấn khích của thời điểm này - hầu hết những kẻ lừa đảo sẽ gây áp lực khiến bạn nghĩ rằng bạn đang thua cuộc. Thay vào đó, hãy bình tĩnh và kiên nhẫn. Các căn nhà tốt sẽ có khách thuê nhanh chóng, nhưng đừng để áp lực này khiến bạn đưa ra những quyết định ngu ngốc.
10. Thực hiện điều tra cơ bản về căn nhà
Khi xem xét một căn nhà, hãy dành một chút thời gian để thực hiện tìm kiếm cơ bản trên Google. Google địa chỉ của căn nhà và cả tên chủ sở hữu và tên công ty quản lý tòa nhà và số điện thoại của chủ sở hữu/của tòa nhà. Nếu bạn là một chuyên gia IT, bạn có thể kiểm tra xem căn nhà đó có tranh chấp hay không (bị tịch thu hay đã được bán cho ngân hàng hoặc tranh chấp các thành viên trong gia đình).
11. Tìm kiếm các đánh giá căn nhà độc lập
Bạn nên tìm kiếm các đánh giá độc lập về các căn nhà tiềm năng của bạn. Các đánh giá độc lập đến từ: Bạn bè, các đại lý môi giới uy tín, hoặc các đánh giá trên Google map.
TIN VÀO BẢN NĂNG CỦA BẠN!
Hãy là một người thuê nhà lý trí và đảm bảo rằng bạn hiểu về ngôi nhà cũng như chủ sở hữu của nó. Nếu bạn phát hiện ra một trò lừa đảo cho thuê, bạn là một người may mắn. Nhưng đừng bao giờ đối đầu trực tiếp với những kẻ lừa đảo. Thay vào đó hãy tránh xa cái bẫy mà kẻ lừa đảo đã chuẩn bị sẵn cho bạn. Và cảnh báo chúng một cách an toàn cho những người bạn và cộng đồng của bạn.
C. BẠN CẦN LÀM GÌ SAU MỘT VỤ LỪA ĐẢO CHO THUÊ
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo cho thuê. Nếu may mắn, bạn nhận ra được trò lừa đảo và bạn dừng lại. Nếu không may mắn, bạn là nạn nhân của vụ lừa đảo và tiền của bạn không bao giờ quay trở lại túi của bạn. Bạn hãy bình tĩnh, sự việc đã diễn ra – bạn không thể thay đổi nó. Bạn là nạn nhân, bạn báo cáo lừa đảo cho thuê như thế nào?
1. Thông báo cho cảnh sát, cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt
Hãy liên hệ với công an phường/ thành phố, nơi mà bạn bị những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tiền. Hãy cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt, cách mà những kẻ lừa đảo đã tiếp cận và lừa bạn, tốt hơn hết bạn hãy cung cấp các tin nhắn, bằng chứng hoặc hình ảnh của những kẻ lừa đảo. Công an sẽ làm việc để truy tìm những kẻ lừa đảo. Bạn có thể không phải là là nạn nhân duy nhất và thông tin bổ sung của bạn có thể giúp họ giải quyết vụ việc.
2. Làm việc với đại lý bất động sản
Nếu bạn thuê căn nhà thông qua một đại lý bất động sản và bạn bị chủ sở hữu lừa đảo. Hãy liên hệ với đại lý bất động sản, để thông báo cho họ về vấn đề của bạn và yêu cầu họ thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của bạn.
Nếu bạn thuê căn nhà từ một người mạo danh là nhân viên của một công ty bất động sản, người này sử dụng thông tin và hình ảnh từ website của công ty bất động sản. Hãy thông báo cho người quản lý cấp cao của công ty bất động sản đó để họ điều tra.
3. Báo cáo lên lãnh sự quán hoặc đại sứ quán của bạn tại Việt Nam. Nếu bạn thấy nó là cần thiết và số tiền bị lừa đảo là lớn
Bạn xét thấy số tiền lừa đảo là lớn và vụ lừa đảo mang tính chất nghiêm trọng. Hãy báo cáo lên Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán của bạn tại Việt Nam. Họ có những mối quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền của Việt Nam. Nếu vấn đề của bạn là phù hợp, họ sẽ yêu cầu cơ quan công an can thiệp và giải quyết vấn đề của bạn. Họ cần làm vậy để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân của họ tại Việt Nam.
4. Rút kinh nghiệm thuê nhà để không bị lừa
Đây củng là lúc bạn cần bình tĩnh và xem xét lại bản thân mình, bạn đã nhận diện được các dấu hiệu lừa đảo thuê nhà chưa? Vì sao bạn đầu hàng trước áp lực hành động của những kẻ lừa đảo? Vì sao bạn lại đưa tiền cho những kẻ lừa đảo khi bạn không có bất kỳ giấy tờ gì để đảm bảo? … Rất nhiều câu hỏi cần được bạn trả lời. Đó là cách tìm kiếm bài học sau mỗi lần vấp ngã và nó sẽ trở thành kinh nghiệm thuê nhà để không bị lừa của bạn.
5. Đừng nản lòng
Bạn bị mất niềm tin bên trong con người bạn. Bạn nghi ngờ bất kỳ chủ sở hữu và đại lý môi giới tiếp cận bạn. Bạn phẫn nộ và stress. Đó là những phản ứng tự nhiên của bạn – Tôi cũng sẽ như bạn nếu tôi bị lừa đảo. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều tốt đẹp ngoài kia. Tôi tin rằng những người tốt luôn hiện diện để giúp bạn vượt qua nghịch cảnh. Chính vì thế, đừng nản lòng, hãy tiếp tục tiến về phía trước. Đó là cách tốt nhất để bạn sửa chữa lỗi của mình và lấy lại niềm tin.
6. Chia sẻ câu chuyện của bạn với cộng đồng
Có thể bạn là nạn nhân đầu tiên hoặc là thứ n của nhóm lừa đảo. Bạn có thể không lấy lại được tiền của mình. Nhưng bằng cách chia sẻ câu chuyện của bạn với cộng đồng, bạn có thể cảnh báo hoặc ngăn chặn những cuộc lừa đảo đối với khách hàng tiềm năng tiếp theo. Bạn củng có thể cung cấp thông tin cho JHouse, để chúng tôi cảnh báo khách thuê về danh sách các căn hộ lừa đảo hoặc hình thức lừa đảo cho thuê nhà mới.
Chúng tôi rất vui khi gặp bạn ở những dòng cuối cùng này. Bạn đã kiên nhẫn đọc chúng để biết các dấu hiệu lừa đảo cho thuê nhà phổ biến để tự bảo vệ mình và tránh xa các chiêu trò lừa đảo khi tìm thuê nhà của những kẻ lừa đảo.
Hãy tìm kiếm những nền tảng cho thuê uy tín hoặc những đại lý bất động sản được giới thiệu. Họ sẽ giúp bạn tìm kiếm căn nhà mơ ước một cách nhanh chóng và an toàn. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc hoài nghi trong hành trình tìm thuê nhà – Nhân viên của JHouse luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn để loại bỏ các chiêu trò lừa đảo khi tìm thuê nhà tại Việt Nam. Ngăn chặn và cảnh báo lừa đảo cho thuê nhà là một phần công việc của JHouse.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
Đặt cọc nuôi thú cưng là gì? Nó hoạt động như thế nào tại Việt Nam?
Thú cưng có phải là một thành viên trong gia đình bạn? Bạn có dự định nuôi thú cưng trong tương lai không? Bạn đang tìm kiếm một ngôi nhà thân thiện với thú cưng? Tại Việt Nam, việc nuôi thú cưng có được phép không? Và nó hoạt động như thế nào?
Đặt cọc nuôi thú cưng là gì? Những điều cần lưu ý để bảo vệ tiền đặt cọc nuôi thú cưng
Hãy để JHouse cung cấp cho bạn các thông tin và những gợi ý hữu ích về đặt cọc nuôi thú cưng và cách mà nó hoạt động tại Việt Nam. Bài viết cung cấp thông tin cho người thuê nhà, chủ sở hữu và các đại lý môi giới, … đừng bỏ lỡ thông tin. Hãy bắt đầu thôi nào.

1. Đặt cọc nuôi thú cưng là gì?
Đặt cọc cho thú cưng là một khoản tiền trả trước một lần mà người thuê phải thanh toán cho chủ sở hữu để thú cưng được sống trong ngôi nhà với mình.
Đặt cọc nuôi thú cưng là một phần trong tiền đặt cọc thuê nhà mà người thuê phải thanh toán cho chủ nhà khi ký hợp đồng thuê và chuyển vào ở. Giống như bất kỳ khoản tiền đặt cọc nào khác khi thuê nhà, tiền đặt cọc cho vật nuôi giúp đảm bảo rằng người thuê dọn vệ sinh, tuân thủ nội quy nuôi thú cưng của ngôi nhà và cẩn thận không để vật nuôi của họ làm hỏng tài sản. Khoản đặt cọc cho vật nuôi có thể được hoàn lại tùy thuộc vào việc vật nuôi có làm hỏng tài sản hay không và mức độ thiệt hại xảy ra.
Đọc thêm: Ý nghĩa của tiền đặt cọc thuê nhà là gì? Và các loại tiền đặt cọc phổ biến khi thuê nhà2. Luật và các quy định nuôi thú cưng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có Luật và các Quy định về vật nuôi. Hãy cùng JHouse xem xét chi tiết:
- Luật Chăn Nuôi số 32/2018/QH14. Điều 69, mục 2, chương V: Quy định về việc đối xử nhân đạo đối với vật nuôi.
- Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT. Quy định về việc tiêm chủng cho vật nuôi. Nếu chủ vật nuôi không tiêm chủng phòng bệnh Dại cho chó, mèo thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 600,000 – 800,000 vnđ (căn cứ khoản a, Điều 2 Nghị định 90/2017/NĐ-CP).
- Nghị định 90/2017/NĐ-CP. Quy định về việc phải đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó khi ra đường. Nếu chủ vật nuôi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600,000 – 800,000 vnđ.
- Luật Dân Sự số 91/2015/QH13. Theo điều 603, quy định nếu vật nuôi gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ vật nuôi phải bồi thường.
- Thông tư số 02/2016/TT-BXD về việc Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
3. Đặt cọc nuôi thú cưng có phải là kỳ thị không?
Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG!
Tại Việt Nam củng giống như các quốc gia khác trên thế giới. Chúng tôi yêu quý và trân trọng thú cưng, vật nuôi của mình. Đó là lý do mà Luật và các quy định về nuôi thú cưng, vật nuôi tại Việt Nam ra đời.
Đặt cọc nuôi thú cưng KHÔNG PHẢI SỰ KỲ THỊ! Nó giống như là một khoản tiền mà chủ sở hữu sẽ giữ hộ cho người thuê. Để chủ sở hữu bảo vệ tài sản của mình trước các hành động gây hại từ thú cưng. Và, đảm bảo rằng người thuê có trách nhiệm với thú cưng của mình trong quá trình sử dụng ngôi nhà.

4. Sự khác nhau giữa đặt cọc nuôi thú cưng và tiền phí nuôi thú cưng?
- Tiền đặt cọc cho thú cưng là khoản thanh toán một lần và sẽ được hoàn lại khi kết thúc hợp đồng thuê. Tiền đặt cọc cho thú cưng sẽ bị trừ khi vật nuôi làm hỏng tài sản, trong trường hợp đó, khoản đặt cọc này có thể chỉ được hoàn lại một phần.
- Phí nuôi thú cưng là khoản thanh toán không hoàn lại. Nó có thể là một khoản thanh toán một lần hoặc nó có thể được trả như một khoản phí hàng tháng như tiền thuê nhà, điện, nước, giữ xe hoặc các khoản thanh toán tiền thuê hàng tháng khác.
Mặc dù việc trả thêm tiền để thú cưng sống với bạn không phải là điều thú vị, nhưng điều này cần thiết cho cả người thuê và chủ sở hữu. Chủ sở hữu cần bảo vệ tài sản của họ trong trường hợp bị hư hại và người thuê nhà cần chứng minh rằng họ có đủ trách nhiệm để nuôi thú cưng.
5. Khi nào cần người thuê cần thanh toán tiền đặt cọc nuôi thú cưng?
Ngay khi ký hợp đồng thuê nhà, người thuê cần thanh toán tiền đặt cọc nuôi thú cưng. Có thể được thanh toán cùng các khoản đặt cọc thuê nhà khác. Và, có thể cùng hoặc không cùng ngày thanh toán với tiền thuê nhà của tháng đầu tiên.
6. Tiền đặt cọc nuôi thú cưng là bao nhiêu?
Không có bất kỳ quy định nào về tiền đặt cọc nuôi thú cưng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo thông lệ chung tại mỗi địa phương thì tiền đặt cọc nuôi thú cưng sẽ giao động từ 2 – 12tr ($100 - $500) tùy vào số lượng và kích thước của thú cưng.
Gợi ý hữu ích từ JHouse cho người thuê nhà. Nếu bạn bắt buộc phải thanh toán tiền đặt cọc nuôi thú cưng, hãy đàm phán với chủ sở hữu ở mức tối thiểu. Hoặc bạn có thể làm việc với các đại lý môi giới, cung cấp cho họ số tiền đặt cọc thú cưng mà bạn có thể thanh toán, họ sẽ đàm phán với chủ sở hữu thay cho bạn.
7. Có bất kỳ hạn chế nào về giống hoặc kích thước thú cưng không?
Mặc dù điều đó có vẻ không công bằng, nhưng có sự hạn chế về giống và kích thước thú cưng tại Việt Nam.
- Các loại vật nuôi được chấp nhận phổ biến tại Việt Nam như: Chó, mèo, chuột, thỏ, sóc, tắc kè nhỏ, cá, … Và có các giới hạn về kích thước dựa trên trọng lượng. Thông thường ở căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ thì chấp nhận thú cưng có trọng lượng từ 05kg hoặc 10kg trở xuống. Đối với nhà riêng lẻ và biệt thự thì không giới hạn về trọng lượng của thú cưng.
- Các vật nuôi không được chấp nhận tại Việt Nam như: Heo, kỳ nhông, gà, chim, rắn, …
Lời khuyên hữu ích từ JHouse đối với người thuê nhà thân thiện với thú cưng. Bạn hãy cung cấp thông tin thú cưng của bạn (hình ảnh, trọng lượng, đặc điểm, …) cho các đại lý môi giới và chủ sở hữu khi bạn tìm kiếm ngôi nhà mới. Và chắc chắn rằng chủ sở hữu đồng ý với thú cưng của bạn và nó được thể hiện trong hợp đồng thuê nhà.
8. Người thuê cần lưu ý gì trong hợp đồng thuê khi nuôi thú cưng?
Để không gặp phải những rắc rối hoặc bất ngờ trong tương lai, người thuê nhà cần yêu cầu chủ sở hữu quy định rõ điều khoản: Đồng ý nuôi thú cưng, đặt cọc nuôi thú cưng và các nội dung liên quan đến trách nhiệm và quyền của các bên. Bạn nên quan tâm đến chính sách hoàn trả tiền đặt cọc, khấu trừ tiền đặt cọc, hao mòn, … để lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà một cách nhanh chóng và an toàn khi kết thúc hợp đồng thuê nhà.
Nếu hiện tại bạn chưa có thú cưng, nhưng bạn có kế hoạch trong tương lại sẽ nuôi thú cưng. Bạn cần phải cho chủ sở hữu biết về điều này và nó cần được thể hiện trong hợp đồng thuê nhà.
9. Người thuê cần làm gì để bảo vệ tiền đặt cọc nuôi thú cưng?
Tiền đặt cọc cho thuê là một khoản thanh toán được hoàn trả lại cho người thuê sau khi kết thúc hợp đồng. Chính vì thế người thuê cần bảo vệ tiền đặt cọc nuôi thú cưng của mình. Đây là những gợi ý hữu ích từ JHouse để người thuê nhà có thể bảo vệ tiền đặt cọc nuôi thú cưng:
- Yêu cầu chủ sở hữu cung cấp một điều khoản đặt cọc nuôi thú cưng trong hợp đồng thuê nhà.
- Cung cấp cho chủ sở hữu thông tin của thú cưng như: Giấy kiểm tra sức khỏe định kỳ, sổ tiêm chủng định kỳ, …
- Thự hiện các hành động được khuyến khích khi nuôi thú cưng như: Huấn luyện thú cưng, đeo rọ mõm cho thú cưng khi đi ra ngoài đường, cung cấp đủ thức ăn & nước cho thú cưng, không để thú cưng gây ồn, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho thú cưng, …
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ tài sản bên trong ngôi nhà như: Bao bọc sofa, chân ghế/ bàn, thảm lót sàn, …
- Chủ động vệ sinh định kỳ cho thú cưng. Dọn vệ sinh khi thú cưng đại tiện hoặc tiểu tiện.
- Tuân thủ “Nội quy nuôi thú cưng” của ngôi nhà.
- Chủ động sửa chữa hoặc thay thế các tài sản bị hư hỏng do thú cưng gây ra.
- Sử dụng dịch vụ chăm sóc thú cưng tại nhà hoặc gửi thú cưng tại những cửa hàng nhận chăm sóc thú cưng, … khi bạn đi du lịch hoặc đi công tác trong một thời gian dài.
Bạn cũng có thể tham khảo 11 mẹo để bảo vệ tiền đặt cọc thuê nhà khi thuê nhà tại Việt Nam.

10. Người thuê cần làm gì với thú cưng của mình?
Để bảo vệ và tránh các rủi ro có thể gặp phải do thú cưng gây ra. Người thuê nhà được khuyến khích thực hiện các hành động sau:
- Tiêm chủng định kỳ cho thú cưng
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho thú cưng
- Huấn luyện thú cưng
- Đeo rọ mõm cho thú cưng khi đi ra ngoài đường
- Cung cấp không gian cho thú cưng bên trong căn nhà.
11. Chủ sở hữu cần làm gì khi cho phép nuôi thú cưng?
Thật hạnh phúc khi bạn là một chủ sở hữu yêu quý thú cưng. Ngôi nhà của bạn luôn chào đón khách thuê với thú cưng của họ.
Nhưng bạn đang có những lo lắng và trăn trở về việc kiểm soát rủi ro có thể gây ra bởi thú cưng của khách thuê. Dưới đây là những gợi ý hữu ích từ JHouse về những điều chủ sở hữu cần làm để có một sự khởi đầu tốt đẹp.
- Nếu bạn có kế hoạch ngôi nhà cho phép vật nuôi. Bạn có thể thiết kế các thiết bị trong ngôi nhà thân thiện với thú cưng và ít bị hư hỏng như: sofa, bàn ăn, sàn nhà, tường, hành lang, cây xanh, ban công, …
- Dành riêng một điều khoản đặt cọc nuôi thú cưng trong hợp đồng thuê nhà.
- Cung cấp cho khách thuê nhà “Nội quy nuôi thú cưng” và “Các hành động được khuyến khích thực hiện khi nuôi thú cưng” tại ngôi nhà của bạn.
- Yêu cầu người thuê nhà cung cấp thông tin của thú cưng như: Giấy kiểm tra sức khỏe định kỳ, sổ tiêm chủng định kỳ, …
- Hỏi thăm những người hàng xóm của khách thuê về thú cưng trong quá trình sử dụng ngôi nhà.
- Nếu ngôi nhà của bạn có nhiều không gian. Bạn có thể thiết kế một nơi dành cho sinh hoạt của thú cưng, nơi mà tất cả thú cưng trong ngôi nhà có thể giao lưu cùng nhau.
12. Các đại lý môi giới cần lưu ý điều gì khi tư vấn nhà ở thân thiện với thú cưng?
Nếu bạn là đại lý môi giới và bạn đang có khách thuê là người có thú cưng. Đây là những gợi ý hữu ích từ JHouse để bạn có thể tư vấn và cung cấp các giải pháp nhà ở tốt cho khách thuê và chủ sở hữu.
- Yêu cầu khách thuê cung cấp thông tin của thú cưng cho bạn: Hình ảnh, cân nặng, số lượng, sổ tiêm chủng, …
- Cung cấp và làm việc với chủ sở hữu về vấn đề nuôi thú cưng của khách thuê. Đảm bảo rằng chủ sở hữu đồng ý với thú cưng của khách thuê.
- Cung cấp cho khách thuê danh sách các căn nhà được phép nuôi thú cưng. Và cung cấp các ghi chú đặc biệt của ngôi nhà về nuôi thú cưng cho khách thuê.
- Làm rõ việc được phép nuôi và đặt cọc nuôi thú cưng trong hợp đồng thuê nhà.
Chúng tôi, JHouse hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về tiền đặt cọc nuôi thú cưng và cách mà nó hoạt động tại Việt Nam. Nếu bạn đang có những lo lắng và các câu hỏi cần được giải đáp. Nhân viên của JHouse luôn sẵn sàng và hạnh phúc được hỗ trợ và tư vấn cho bạn các giải pháp nhà ở thân thiện với thú cưng tại Việt Nam.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
[:]Đăng Ký Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Khi Thuê Nhà Tại Việt Nam
Bạn là sở hữu tài sản, chủ nhà, chủ cơ sở lưu trú, … đang cho người nước ngoài thuê nhà, hay bạn có bạn bè/người thân là người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam và đang muốn tìm hiểu về quy định, thủ tục và phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Bạn là người nước ngoài dù ở Việt Nam dưới bất kỳ mục đích nào (du lịch, công tác, lao động, …) thì đều cần được đăng ký tạm trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam.
Hãy để JHouse cung cấp cho bạn các thông tin về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài và cách mà nó hoạt động như thế nào tại Việt Nam. Bài viết sẽ có nhiều văn bản pháp luật để đối chiếu và nhiều thông tin hữu ích khác chính vì thế bạn hãy kiên nhẫn và đừng bỏ qua thông tin nào. Chúng tôi chắc chắn rằng nó hữu ích với các bạn. Hãy bắt đầu thôi nào.
Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam
1. Đăng ký trạm trú cho người nước ngoài là gì?
Đăng ký tạm trú là hành động mà chủ sở hữu tài sản khai báo với cơ quan công an về việc có người nước ngoài lưu trú tại ngôi nhà của mình trong thời gian 12 giờ (hoặc 24 giờ) kể từ khi người nước ngoài vào trong cở sở lưu trú ở.
2. Vì sao phải đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà?
- Đối với chủ sở hữu tài sản: Để chứng minh việc tuân thủ và chấp hành các quy định về kinh doanh lưu trú của pháp luật Việt Nam. Không bị phạt do không đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà. Và để kiểm soát người thuê nhà.
- Đối với người nước ngoài khi thuê nhà: Để chứng minh người nước ngoài tuân thủ và chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam. Không bị phạt do không được đăng ký tạm trú. Và đặc biệt là, xác nhận tạm trú cũng là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng để người nước ngoài có thể: Gia hạn visa, xin cấp thẻ tạm trú, xác minh lý lịch tư pháp và bổ sung hồ sơ công việc.
3. Có luật nào quy định về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà không?
Pháp luật Việt Nam có quy định về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam. Cụ thể được áp dụng bởi các văn bản pháp luật sau:
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Ban hành ngày 16/06/2014. Xem chi tiết Luật số 47/2014/QH13.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Ban hành ngày 25/11/2019. Xem chi tiết Luật số 51/2019/QH14.
- Luật Cư Trú số 68/2020/QH14. Ban hành ngày 13/11/2020.
- Thông tư 35/2014/TT-BCA. Ban hành ngày 09/09/2014.
- Nghị định 31/2014/NĐ-CP. Ban hành ngày 18/04/2014.
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Ban hành ngày 13/11/2013.
- Thông tư 04/2015/TT-BCA. Ban hành ngày 05/01/2015.
- Các quy định mới nhất về xuất nhập cảnh được cập nhật tại “Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam” - https://xuatnhapcanh.gov.vn/vi
4. Người nước ngoài thuê nhà cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Dưới đây là lời khuyên hữu ích từ JHouse để người nước ngoài thuê nhà bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi thuê nhà.
- Làm rõ điều khoản đăng ký tạm trú cho khách thuê trong hợp đồng thuê nhà. Trong đó nêu rõ ai là người thực hiện, bao lâu, cần cung cấp hồ sơ gì, phí phát sinh như thế nào, …
- Chuẩn bị hồ sơ, thông tin cần thiết để cung cấp cho chủ sở hữu khi chuyển vào căn nhà. Hãy cung cấp cho chủ sở hữu (bản photocoppy): Passport, Visa, thẻ tạm trú và giấy phép lao động (nếu có). Hãy cho chủ sở hữu thấy bạn thật sự nghiêm túc với vấn đề này.
- Yêu cầu chủ sở hữu cung cấp bằng chứng đã hoàn thành đăng ký tạm trú cho bạn (đăng ký online hoặc trực tiếp).
- Nếu chủ sở hữu chậm trễ trong việc đăng ký tạm trú. Hãy yêu cầu chủ sở hữu cung cấp cho bạn một văn bản về lý do chậm trễ. Nó sẽ rất hữu ích cho bạn trong trường hợp xấu là công an kiểm tra cơ sở lưu trú.
5. Thời hạn đăng ký tạm trú cho người nước ngoài?
Theo quy định đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Khoản 2, Điều 33 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13, trong thời hạn 12 giờ kể từ khi người nước ngoài đến tạm trú, chủ cơ sở lưu trú phải hoàn thành khai báo tạm trú (đối với vùng sâu, vùng xa thời hạn là 24 giờ).
Như vậy, đối với các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Nha Trang, … Thì thời hạn đăng ký tạm trú cho người nước ngoài đến tạm trú là 12 giờ.
6. Ai sẽ là người thực hiện đăng ký trạm trú cho người nước ngoài thuê nhà?
Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tài sản, chủ sở hữu cơ sở lưu trú, người quản lý trực tiếp hoặc người được ủy quyền hợp pháp từ chủ sở hữu tài sản là người thực hiện đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà.
7. Đại lý môi giới được phép thực hiện đăng ký tạm trú cho người thuê nhà không?
Đại lý môi giới không được phép thực hiện đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà.
Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu tài sản ủy quyền hợp pháp cho đại lý môi giới. Thì đại lý môi giới được phép thực hiện đăng ký tạm trú.
8. Các loại phí phát sinh khi đăng ký tạm trú cho người nước ngoài?
Hiện theo quy định của Luật, thì việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài được thực hiện hoàn toàn miễn phí.
Tuy nhiên, hãy theo thông lệ địa phương. Đó là cách tốt nhất để bạn hoàn thành nó nhanh nhất.
9. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt nam
Có hai cách để đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam đó là: Đăng ký tạm trú online, hoặc đăng ký bằng mẫu phiếu khai báo trực tiếp tại cơ quan công an.
-
Đăng ký tạm trú online:
Bước 1: Chủ sở hữu tuy cập Trang thông tin điện tử về khai báo thông tin tạm trú của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương. Ví dụ như: Hồ Chí Minh (https://hochiminh.xuatnhapcanh.gov.vn/), Hà Nội (https://hanoi.xuatnhapcanh.gov.vn/).
Bước 2: Đăng ký tài khoản đăng ký tạm trú cho người nước ngoài với các thông tin như tên cơ sở lưu trú, địa chỉ, người đại diện, số điện thoại, …
Bước 3: Đăng nhập và đăng ký thông tin tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà.
-
Đăng ký bằng mẫu phiếu khai báo trực tiếp tại cơ quan công an:
Chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ gồm: a) Passport của khách thuê; b) Mẫu đơn xác nhận tạm trú cho người nước ngoài (đã có chữ ký xác nhận của người thuê nhà); và c) Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA17 ban hành theo Thông tư 04/2015/TT-BCA). Mang hồ sơ đến công an Phường (xã, huyện) để đăng ký và nhận lại phiếu đã được xác nhận.
10. Người nước ngoài cần cung cấp hồ sơ gì để đăng ký tạm trú?
- Trường hợp đăng ký tạm trú online: Người thuê nhà cần cung cấp các giấy tờ sau (bản photocoppy): Passport, Visa, thẻ tạm trú và giấy phép lao động (nếu có).
- Trường hợp đăng ký tạm trú trực tiếp: Người thuê nhà cần cung cấp lý do đăng ký tạm trú và chữ ký cho Mẫu đơn xác nhận tạm trú cho người nước ngoài. Hãy liên hệ với các nhân viên của JHouse để nhận [Mẫu đơn xác nhận tạm trú cho người nước ngoài].
11. Khi nào công an được kiểm tra cư trú?
Công an được quyền kiểm tra cư trú bất kỳ lúc nào. Chủ sở hữu và người thuê nhà cần lưu ý: Công an cần mang đồng phục, có bảng tên và đặc biệt là “không có quyền tự ý cạy cửa khám xét nơi ở”.
Theo Luật cư trú 68/2020/QH14, Thông tư 35/2014/TT-BCA và Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì: “Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.”
12. Người nước ngoài thuê nhà cần làm gì khi công an kiểm tra cư trú?
- Kiểm tra sự hợp lệ của công an bằng cách xem xét đồng phục và bảng tên của công an.
- Cung cấp hộ chiếu, visa, thẻ tạm trú cho công an
- Cung cấp Mẫu đơn xác nhận tạm trú cho người nước ngoài có xác nhận của công an. Bạn hãy photocoppy một vài bản, sẽ hữu ích cho bạn.
- Nếu bạn chưa được đăng ký tạm trú bởi chủ sở hữu. Hãy cung cấp văn bản phản hồi của chủ sở hữu về sự chậm trễ đăng ký tạm trú.
13. Không khai báo tạm trú, người thuê hay người cho thuê bị phạt?
Không khai báo tạm trú, cả người thuê nhà và người cho thuê đều bị phạt.
- Đối với chủ sở hữu tài sản, người cho thuê nhà. Nếu không đăng ký tạm trú theo đúng quy định cho khách thuê. Sẽ bị phạt từ 2,000,000 đến 4,000,000 vnđ. Theo điều 8 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
- Đối vưới người nước ngoài thuê nhà. Nếu không được đăng ký tạm trú theo đúng quy định pháp luật. Sẽ bị phạt từ 500,000 đến 5,000,000 vnđ. Theo điều 17 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
14. Chủ sở hữu và người thuê cần làm gì khi kết thúc hợp đồng thuê nhà?
- Chủ sở hữu cần thông báo cho công an về việc kết thúc thời gian tạm trú của người thuê nhà. Và, hoặc xóa đăng ký tạm trú tại Trang thông tin điện tử về khai báo thông tin tạm trú của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh.
- Người thuê nhà cần thông báo hoặc cung cấp văn bản chấm dứt hợp đồng thuê nhà đến chủ sở hữu. Và yêu cầu xóa đăng ký tạm trú.
Tuân thủ đăng ký tạm trú cho người nước ngoài theo quy định luật pháp hiện hành là cách tuyệt vời để đảm bảo quyền và lợi ích của cả người đi thuê và người cho thuê.
JHouse hy vọng rằng tất cả những thông tin trên sẽ giúp chủ sở hữu tài sản, người cho thuê hiểu hơn về việc đăng ký tạm trú và cách thực hiện. Và giúp người nước ngoài hiểu hơn về đăng ký tạm trú tại Việt Nam, những việc cần phải thực hiện.
Đừng lo lắng nếu bạn đang có những câu hỏi về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam. Nhân viên của JHouse luôn sẵn sàng để cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về đăng ký tạm trú.
©JHouse Team Website: https://jhouse.vn/ Fanpage: https://FB.com/JHouseVietnam
[:]Tiền Đặt Cọc Thuê Nhà Là Gì? Tất Cả Mọi Thứ Bạn Cần Biết
Tiền đặt cọc thuê nhà - bạn cần thanh toán một số tiền cụ thể cho chủ nhà trước khi bắt đầu hợp đồng thuê nhà. Tại sao bạn cần đặt cọc khi thuê nhà?
Bạn khá quen thuộc với các chi phí và thanh toán tiền thuê khi thuê nhà. Nhưng khá mơ hồ về tiền đặt cọc thuê nhà. Vậy, đặt cọc thuê nhà là gì? Tiền đặt cọc là bao nhiêu? Chủ nhà có hoàn trả lại tiền đặt cọc không? Hay làm cách nào để bạn lấy lại toàn bộ tiền đặt cọc khi kết thúc hợp đồng thuê nhà?
Ý nghĩa của tiền đặt cọc thuê nhà là gì? Tất cả mọi thứ bạn cần biết về tiền đặt cọc khi thuê nhà
Trong bài viết này, JHouse sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của bạn liên quan đến khoản tiền đặt cọc bảo đảm khi thuê nhà tại Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất của bài viết này là giúp bạn hiểu ý nghĩa đặt cọc và lấy lại toàn bộ tiền đặt cọc khi kết thúc hợp đồng thuê nhà.
1. Tiền đặt cọc thuê nhà là gì?
Tiền đặt cọc thuê nhà là một khoản tiền cụ thể mà người thuê nhà phải trả cho chủ nhà trước khi chuyển đến ở. Được xem như là một cam kết thực hiện hợp đồng thuê nhà của người thuê và bảo vệ tài sản của chủ nhà khỏi bị hư hại.
Ý nghĩa của tiền đặt cọc thuê nhà là một phương tiện đảm bảo hữu hình trong trường hợp người thuê làm hư hỏng, mất tài sản hoặc vi phạm các điều khoản của hợp đồng thuê.
Tiền đặt cọc thuê nhà còn có thể biết đến với các tên gọi khác như: Tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng hoặc tiền đặt cọc thiệt hại.
2. Có bao nhiêu loại tiền đặt cọc khi thuê nhà?
Tiền đặt cọc đảm bảo là tên gọi chung để chỉ số tiền mà người thuê phải cung cấp cho chủ nhà. Tuy nhiên, tiền đặt cọc gồm 4 loại sau phổ biến sau:
- Tiền đặt cọc thực hiện hợp đồng thuê nhà và bảo vệ tài sản cho chủ nhà.
- Tiền đặt cọc cho thú cưng.
- Tiền đặt cọc cho một tài sản có giá trị cao hoặc đặc biệt.
- Tiền đặt cọc chỗ đậu xe ô tô.
Đọc thêm: Đặt cọc cho thú cưng là gì? Và, những điều cần lưu ý
3. Có lựa chọn thay thế nào cho tiền đặt cọc không?
Hầu hết sẽ thực hiện đặt cọc theo kiểu truyền thống. Nghĩa là bạn sẽ trả cho chủ nhà một số tiền đặt cọc nhất định trước khi chuyển đến ở. Tuy nhiên, vẫn có những phương án thay thế khi thanh toán tiền đặt cọc nhằm giảm gánh nặng tài chính khi bắt đầu hợp đồng thuê nhà.
- Bảo hiểm cho thuê: được hiểu là một khoản phí nhỏ mà bạn cần thanh toán cho chủ nhà hàng tháng. Là một phần tiền cộng thêm ngoài phần tiền thuê hàng tháng mà bạn cần thanh toán. Tiền phí bảo hiểm cho thuê khoảng 5%, 10%, 15% hoặc 20% của tiền thuê hàng tháng. Và khoản tiền phí này sẽ không được hoàn trả cho người thuê khi kết thúc hợp đồng.
Ví dụ: Tiền thuê nhà hàng tháng là 10,000,000 vnđ. Tiền phí bảo hiểm là 10%. Vậy, tổng tiền thuê nhà hàng tháng bạn cần thanh toán là 11,000,000 vnđ.
- Chi trả cho mỗi thiệt hại: Bạn sẽ thanh toán cho các thiện hại/ mất tài sản cho mỗi thiệt hại. Tuy nhiên, bạn cần chứng minh bạn là người thuê nhà có lịch sử thanh toán tốt, bồi thường thiệt hại nhanh chóng, … tại các căn nhà trước đó.
- Giãn tiến độ thanh toán đặt cọc: Bạn có thể đề nghị thanh toán nhiều lần cho khoản tiền đặt cọc để giảm áp lực tài chính ngay lúc ban đầu.
Ví dụ: Bạn có thể đề xuất với chủ nhà thanh toán tiền đặt cọc như sau: thanh toán 50% ngay khi vào ở và 50% còn lại sau 2 tháng.
4. Căn cứ để quy định tiền đặt cọc thuê nhà?
Tại Việt Nam, chưa có luật nào đưa ra các căn cứ để quy định tiền đặt cọc thuê nhà. Tuy nhiên hầu hết chủ nhà thường căn cứ vào 4 yếu tố phổ biến sau để tính tiền đặt cọc:
- Theo thông lệ chung của thị trường địa phương.
- Tiền thuê nhà hàng tháng.
- Giá trị của tài sản bên trong căn nhà.
- Thời gian thuê nhà.
5. Tiền đặt cọc thuê nhà là bao nhiêu?
Không có quy định cụ thể về số tiền đặt cọc là bao nhiêu. Tuy nhiên, tùy theo thời gian thuê và loại tài sản sẽ có mức đặt cọc tối thiểu. Tiền đặt cọc thuê nhà cho các loại hình cho thuê phổ biến như sau:
- Căn hộ dịch vụ: Hợp đồng 6 tháng - đặt cọc 1 tháng tiền thuê. Hợp đồng 12 tháng - đặt cọc 2 tháng tiền thuê.
- Căn hộ chung cư: Tiền đặt cọc là 2 tháng tiền thuê. Không phụ thuộc vào thời gian thuê nhà. Một số chủ nhà sẽ yêu cầu tiền đặt cọc là 3 tháng tiền thuê.
- Nhà nguyên căn, biệt thự và cơ sở thương mại: Hợp đồng dưới 3 năm - đặt cọc 2 tháng tiền thuê. Hợp đồng trên 3 năm - đặt cọc 3 tháng tiền thuê. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp chủ nhà yêu cầu tiền đặt cọc cao hơn (4, 5, 6 tháng) và nó tùy thuộc vào tài sản bên trong ngôi nhà.
Lưu ý đặc biệt với người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam. Việt Nam không sử dụng “Điểm tín dụng”. Vì vậy, tiền đặt cọc không phụ thuộc vào điểm tín dụng của bạn.
6. Khi nào bạn cần thanh toán tiền đặt cọc thuê nhà?
Bạn cần thanh toán tiền đặt cọc thuê nhà ngay khi ký hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng thuê nhà và trước ngày bạn chuyển đến ở. Tuy nhiên, có thể thanh toán tiền đặt cọc sau 2-3 ngày kể từ ngày ký hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng thuê nhà.
Đọc thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà
7. Tiền đặt cọc thuê nhà có được tính lãi suất không?
Tại Việt Nam, không yêu cầu bạn ký quỹ tiền đặt cọc thuê nhà. Chỉ cần bạn thanh toán tiền đặt cọc và chủ nhà sẽ giữ chúng. Để không rắc rối, chủ nhà thường để mức lãi suất là 0%, có thể hiểu là không tính lãi suất với số tiền đặt cọc. Tuy nhiên, bạn cần hỏi chủ nhà về mức lãi suất khoản tiền đặt cọc nếu có.
8. Tiền đặt cọc có thể sử dụng làm tiền thuê nhà không?
Tiền đặt cọc không được sử dụng làm tiền thuê nhà. Tuy nhiên, việc gì củng có thể xảy ra. Người thuê có thể đề xuất với chủ nhà xem xét tiền đặt cọc như khoản tiền thuê nhà vào tháng cuối cùng của hợp đồng. Hãy đàm phán với chủ nhà trước khi ký hợp đồng thuê.
9. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm, có được lấy lại tiền đặt cọc không?
Khi người thuê chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm sẽ mất toàn bộ tiền đặt cọc. Tuy nhiên, trong trường hợp người thuê nhà chứng minh được lý do hợp lý cho việc không tiếp tục hợp đồng thuê (như chuyển công tác sang tỉnh thành khác, bị bệnh nặng, …). Chủ nhà có thể cân nhắc một số giải pháp để hỗ trợ người thuê lấy lại một phần hoặc toàn bộ tiền đặt cọc.
10. Tôi sẽ nhận được tiền đặt cọc khi chủ nhà phá vỡ hợp đồng thuê nhà không?
Người thuê nhà sẽ nhận được toàn bộ tiền đặt cọc của mình khi chủ nhà phá vỡ hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng thuê nhà sẽ quy định rõ về việc này. Chủ nhà cần phải hoàn trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho khách thuê và một khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng tương đương với 02 lần số tiền đặt cọc.
Bạn có thể xem thêm trách nhiệm của chủ nhà khi đồng ý thỏa thuận đặt cọc thuê nhà với người thuê.
11. Những trường hợp chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc của bạn?
Chủ nhà có quyền khấu trừ một phần hoặc toàn bộ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn nếu phát sinh thiệt hại miễn sao có lý do chính đáng và được quy định trong hợp đồng. Dưới đây là 7 trường hợp trừ tiền đặt cọc thuê nhà phổ biến:
- Khi có thiệt hại về tài sản
- Không dọn dẹp, làm sạch căn hộ trước khi chuyển đi
- Có nhiều trang thiết bị bị bỏ lại sau khi chuyển đi
- Không thanh toán tiền thuê nhà
- Không thanh toán các hóa đơn tiện ích
- Khi cần sơn lại nhà
- Chấm dứt hợp đồng sớm
Bạn nên quan tâm đến các quy tắc chung và các trường hợp chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn? Để tránh các tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà với chủ nhà và lấy lại toàn bộ số tiền đặt cọc khi kết thúc thời gian thuê nhà.
Lưu ý: Mọi tài sản đều bị hao mòn tự nhiên và chủ nhà không thể khấu trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn để bù đắp cho các hao mòn tự nhiên đó. Bạn có thể tìm hiểu sự khác nhau giữa hao mòn tự nhiên và thiệt hại tài sản để giúp bạn tránh các tranh chấp với chủ nhà khi chuyển ra.
12. Khi nào chủ nhà hoàn trả tiền đặt cọc cho bạn?
Hoàn trả tiền đặt cọc sẽ được quy định trong Hợp đồng đặt cọc thuê nhà hoặc Hợp đồng thuê nhà. Thông thường, chủ nhà sẽ hoàn trả tiền đặt cọc ngay khi kết thúc hợp đồng thuê nhà hoặc 7 ngày sau khi kết thúc hợp đồng thuê. Hãy đàm phán với chủ nhà về thời gian hoàn trả tiền đặt cọc ngắn nhất có thể trước khi ký hợp đồng thuê nhà.
Bạn nên tìm hiểu Thỏa thuận đặt cọc thuê nhà để đảm bảo tiền đặt cọc được sử dụng hiệu quả và an toàn quay trở về với bạn khi kết thúc hợp đồng.
13. Làm thế nào để lấy lại tiền đặt cọc của bạn?
Lấy lại tiền đặt cọc là một phần quan trọng khi bạn kết thúc hợp đồng thuê nhà. Tiền đặt cọc là tiền của bạn và bạn không mong muốn nó bị mất hoặc bị trừ khi bạn chuyển ra khỏi căn hộ. Chủ nhà có trách nhiệm hoàn trả lại tiền đặt cọc khi kết thúc hợp đồng thuê nhà.
Để lấy lại tiền đặt cọc là một quá trình dài, đòi hỏi ban phải tuân thủ các quy tắc và các bước thực hiện:
- Bước 1: Trước khi ký hợp đồng thuê nhà hãy làm rõ điều khoản đặt cọc thuê nhà với số tiền cần đặt cọc, thời gian thanh toán đặt cọc, biên nhận đặt cọc, các khoản phí phát sinh từ tiền đặt cọc, chính sách hoàn trả tiền đặt cọc, khấu trừ tiền đặt cọc, hao mòn, … trong hợp đồng thuê nhà.
- Bước 2: Trước khi chuyển vào ở hai bước kiểm tra. 1/ Kiểm tra tình trạng căn hộ trước khi chuyển đến. 2/ Danh sách bàn giao nội thất, trang thiết bị bên trong căn hộ.
- Bước 3: Trong thời gian sinh sống, bạn cần thanh toán đầy đủ tiền thuê và các hóa đơn tiện ích (nếu có). Giữ căn hộ ở tình trạng tốt nhất.
- Bước 4: Trước khi chuyển ra, bạn cần thông báo cho chủ nhà trước 30 ngày, thanh toán đầy đủ tiền thuê và các hóa đơn. Dọn dẹp sạch sẽ căn hộ và thực hiện sửa chữa các hư hỏng (nếu có).
Bạn có thể xem bài viết chi tiết quy trình 4 bước đơn giản để lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà một cách nhanh chóng và an toàn.
14. Bạn cần làm gì nếu chủ nhà của không hoàn trả tiền đặt cọc?
Nếu chủ nhà không hoàn lại tiền đặt cọc, điều đầu tiên cần làm là xác định xem chủ nhà có lý do hợp lý để giữ lại tiền đặt cọc của bạn hay không. Xem xét hợp đồng đặt cọc và hợp đồng thuê nhà, điều khoản hoàn trả tiền đặt cọc, hao mòn thông thường, …
Để tránh trường hợp chủ nhà chiếm đoạt tiền cọc thuê nhà. Bạn cần yêu cầu chủ nhà cung cấp danh sách chi tiết các thiệt hại cùng với hóa đơn sửa chữa/ mua sắm hoặc vi phạm hợp đồng thuê nhà khiến tiền đặt cọc của bạn không được hoàn trả lại.
Bạn có thể tìm câu trả lời cho vấn để của bạn bằng cách xem xét các quy tắc chung để giữ tiền đặt cọc thuê nhà hợp pháp của chủ nhà và các mẹo để bảo vệ tiền đặt cọc của bạn khi thuê nhà tại Việt Nam.
Tiền đặt cọc thuê nhà là một phần thiết yếu của quy trình thuê nhà đối với bất kỳ nơi nào bạn muốn thuê. Và, là một công cụ tuyệt vời để chủ nhà tự bảo vệ mình trước bất kỳ thiệt hại hoặc vi phạm hợp đồng thuê nhà từ người thuê.
Được trình bày theo hình thức hỏi-đáp với 14 câu trả lời ngắn gọn và dễ hiểu. JHouse hi vọng bạn đã hiểu ý nghĩa của tiền đặt cọc thuê nhà, cách mà tiền đặt cọc hoạt động cũng như mẹo để bảo vệ và cách lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà khi bạn chuyển ra. Chúc bạn thuê nhà vui vẻ!
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
[:]11 Mẹo Nhỏ Để Bảo Vệ Tiền Đặt Cọc Của Bạn
Nhận lại tiền đặt cọc là một phần quan trọng khi bạn kết thúc hợp đồng thuê nhà. Tiền đặt cọc về cơ bản là tiền của bạn và bạn không mong muốn nó bị mất hoặc hao tổn khi bạn chuyển ra khỏi căn hộ.
Làm gì để bảo vệ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn?
Chủ nhà có nghĩa vụ trả lại tiền đặt cọc khi kết thúc hợp đồng thuê nhà và bạn không có nhu cầu gia hạn thêm.
Các rủi ro với khoản tiền đặt cọc của bạn:
- Chủ nhà không hoàn trả lại tiền đặt cọc cho bạn.
- Chủ nhà trừ tiền đặt cọc của bạn quá nhiều cho các tài sản hư hỏng.
- Chủ nhà giữ tiền đặt cọc của bạn trong một thời gian dài sau khi kết thúc hợp đồng.
- .v.v.
Dưới đây là 11 lời khuyên của JHouse để đảm bảo tiền đặt cọc của bạn quay trở lại ví của bạn - nơi nó thuộc về. Đừng bỏ qua lời khuyên nào, vì nó là một phần quan trọng trong quy trình này. Hãy bắt đầu thôi nào.
1. Kế hoạch thuê nhà rõ ràng
Việc đầu tiên bạn cần làm khi thuê nhà đó là có một kế hoạch rõ ràng. Kế hoạch thuê nhà sẽ cho bạn biết bạn cần thuê nhà ở khu vực nào, bao nhiêu phòng ngủ, ngân sách, thời gian hợp đồng, kế hoạch công việc, …
Kế hoạch thuê nhà sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định đúng. Các quyết định đúng sẽ giúp bạn duy trì tốt hợp đồng thuê nhà. Và tiền đặt cọc sẽ trở về với bạn khi kết thúc hợp đồng.
2. Làm rõ điều khoản tiền đặt cọc trong hợp đồng
Hãy dành riêng một điều khoản cho phần tiền đặt cọc trong hợp đồng thuê nhà. Nó là hữu ích với cả bạn và chủ nhà khi biết được trách nhiệm của mỗi bên.
Hãy làm rõ số tiền cần đặt cọc, thời gian thanh toán đặt cọc, biên nhận đặt cọc, các khoản phí phát sinh từ tiền đặt cọc, chính sách hoàn trả tiền đặt cọc, … Mọi thứ càng rõ ràng sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro mất tiền đặt cọc khi kết thúc hợp đồng.
3. Yêu cầu chủ nhà cung cấp phiếu thu tiền đặt cọc cho bạn
Hợp đồng sẽ mô tả rõ việc thanh toán tiền đặt cọc của người thuê nhà. Tuy nhiên, bạn cần yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoặc đại lý nhà ở cung cấp phiếu thu tiền đặt cọc.
Đơn giản hóa việc nhận tiền đặt cọc khi chuyển ra bằng cách cung cấp phiếu thu tiền đặt cọc đã được chủ sở hữu phát hành khi bạn thanh toán lúc bạn ký hợp đồng.
Bất kỳ ai trong chúng ta sẽ có lúc bị lãng trí/ quên tạm thời. Thế nên hãy cung cấp các bằng chứng cho sự việc. Và cách tốt nhất là yêu cầu chủ sở hữu cung cấp phiếu thu tiền đặt cọc.
4. Thông báo cho chủ nhà về việc chấp dứt hợp đồng theo quy định
Hợp đồng sẽ quy định rõ thời gian bạn cần thông báo cho chủ sở hữu biết bạn sẽ chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Hãy đảm bảo là bạn thực hiện đúng và kịp thời cho chủ sở hữu. Như một sự xác nhận hữu ích và lịch sự đối với chủ nhà của bạn.
Tiến hành thông báo sẽ cho chủ sở hữu thấy được sự tuân thủ hợp đồng của bạn và biết được họ cần phải thực hiện những công việc gì khi bạn bạn chuyển ra, trong đó có nghĩa vụ trả lại tiền đặt cọc cho bạn.
5. Kiểm tra danh mục tài sản và ghi chú các hư hỏng trước khi chuyển vào
Đây là một phần quan trọng trong quy trình chuyển vào của bạn. Hãy yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoặc đại lý nhà ở cung cấp danh sách tài sản bên trong căn hộ. Kiểm tra chi tiết và đặc biệt là ghi chú lại những hư hỏng.
Hoàn thành kiểm tra danh mục tài sản trước khi chuyển vào giống như một giấy chứng thực cho bạn khi bạn chuyển ra. Nó đảm bảo an toàn và cho bạn thấy rõ đâu là trách nhiệm của bạn và bạn cần thực hiện.
6. Thông báo các hư hỏng kịp thời cho chủ nhà
Sẽ có những tài sản hư hỏng trong quá trình sử dụng. Và bạn cần thông báo kịp thời các hư hỏng đó cho chủ sở hữu. Có những hư hỏng bạn cần phải thanh toán cho chúng. Và có những hư hỏng chủ sở hữu sẽ sửa chữa chúng và nó là miễn phí. Chính vì vậy, hãy thông báo các hư hỏng cho chủ sở hữu khi bạn phát hiện ra nó.
Việc thông báo sẽ giúp chủ sở hữu cập nhật và am hiểu về că hộ của mình hơn. Nó sẽ không tạo ra một bất ngờ lớn cho chủ sở hữu khi bạn kết thúc hợp đồng và chuyển ra.
7. Kiểm tra danh mục tài sản trước chuyển đi
Hãy sử dụng danh mục tài sản trước khi chuyển vào để kiểm tra về tình trạng hiện tại. Đánh dấu tất cả hư hỏng hoặc hao mòn của tài sản. Bởi vì, một số hư hỏng hoặc hao mòn sẽ thuộc về trách nhiệm của chủ sở hữu.
Khi bạn có trong tay danh mục sửa chữa thuộc về trách nhiệm của bạn. Bạn có thể khắc phục và sửa chữa chúng. Nó sẽ giúp bạn không bị trừ tiền đặt cọc.
8. Sửa chữa căn hộ
Những sửa chữa nhỏ như thay bóng đèn, lấp lỗ đinh, sơn lại vết bẩn trên tường và khơi thông cống rãnh là những việc nhỏ tạo nên sự khác biệt lớn.
Không mất quá nhiều thời gian cho việc sửa chữa nhỏ này. Một mặt bạn sẽ giúp căn hộ trở về tình trạng tốt như khi bạn chuyển vào. Mặt khác chủ sở hữu chắc chắn sẽ đánh giá cao hành động của bạn và sẽ ít có khả năng bị trừ tiền đặt cọc.
9. Làm sạch căn hộ
Sẽ tuyệt vời nếu chủ sở hữu thấy tài sản của mình được duy trì sạch sẽ. Nó cho thấy bạn trân trọng và yêu quý căn hộ.
Việc làm sạch căn hộ, bạn có thể tự làm cho chính mình hoặc nhờ sự trợ giúp từ người dọn phòng hoặc từ dịch vụ vệ sinh công nghiệp bên ngoài. Tất nhiên, bạn cần phải chi trả cho việc đó.
10. Hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của bạn
Hãy chắc chắn rằng nghĩa vụ thanh toán các hóa đơn của bạn đã hoàn thành. Như là, tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền wifi, phí quản lý, giữ xe, sửa chữa các hư hỏng, … Việc hoàn thành nghĩa vụ thanh toán sẽ giúp bạn bảo toàn số tiền đặt cọc của bạn.
11. Liên hệ với người môi giới/ công ty môi giới
Nếu bạn thuê nhà thông qua đại lý nhà ở. Hãy liên hệ với họ khi bạn kết thúc hợp đồng thuê nhà. Họ sẽ giúp bạn làm việc với chủ sở hữu tài sản, thương thảo và hoàn thành các quy trình chuyển ra. Đại lý nhà ở là chuyên gia trong vấn đề này. Hãy để họ giúp bạn giống như cách họ giúp bạn tìm thấy ngôi nhà tuyệt vời này.
Chúc mừng bạn đã trải qua 11 mẹo nhỏ hữu ích để tiền đặt cọc của bạn được an toàn. Nó là cả một quá trình dài, nhưng đừng lo lắng vì bạn có thể làm được và bạn sẽ được trợ giúp từ chủ sở hữu hoặc đại lý nhà ở của bạn.
Hãy là một người thuê nhà tuyệt vời, kiên nhẫn và lịch sự. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lấy lại tiền đặt cọc. Hãy liên hệ với các nhân viên tuyệt vời của JHouse, họ sẽ cho bạn những lời khuyên và giải pháp hữu ích để tiền đặt cọc trở về với bạn.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
[:]