Blog

Căn Hộ Tầng Hầm Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Lưu Ý Quan Trọng Bạn Cần Biết

Căn Hộ Tầng Hầm Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Lưu Ý Quan Trọng Bạn Cần Biết

Căn hộ tầng hầm thường xuất hiện tại trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay Hồ Chí Minh – nơi có các tòa nhà cao tầng và mật độ dân số đông. Tầng hầm tại các tòa nhà được chủ sở hữu tận dụng và cải tạo lại thành căn hộ và cho thuê, nhằm kiếm thêm thu nhập và gia tăng giá trị cho bất động sản.

Căn hộ tầng hầm là gì? Ưu – nhược điểm và các lưu ý quan trọng khi thuê căn hộ dưới tầng hầm

Căn hộ ở tầng hầm khá khan hiếm trên thị trường, tuy nhiên người thuê ít ưa chuộng mặc dù giá thuê rẽ hơn các loại căn hộ thông thường khác. Nếu bạn đang cân nhắc đến việc thuê căn hộ tầng hầm để tiết kiệm chi phí. Dưới đây là các hướng dẫn về định nghĩa, đặc điểm, ưu - nhược điểm và các lưu ý quan trọng bạn cần biết khi thuê loại căn hộ đặc biệt này.

[caption id="attachment_19806" align="alignnone" width="800"]what-is-a-basement-apartments A basement apartment is an apartment located below street level[/caption]

Căn hộ tầng hầm là gì?

  • Định nghĩa căn hộ tầng hầm theo Wikipedia

Căn hộ tầng hầm là căn hộ nằm phía dưới mặt đường hay một cấu trúc khác, thường là một tòa nhà chung cư, nhưng nó có thể là một ngôi nhà hoặc một tòa nhà văn phòng.

  • Khái niệm căn hộ tầng hầm tại Việt Nam

Căn hộ tầng hầm hay basement apartment là căn hộ nằm ở tầng hầm của tòa nhà, có thể là tòa nhà chung cư, tòa nhà căn hộ dịch vụ hay nhà dân bình thường. Căn hộ tầng hầm có thể được thiết kế giống như căn hộ chung cư thông thường nhưng ít hoặc không có ánh sáng tự nhiên.

Cách hiểu và định nghĩa có thể thay đổi tùy vào luật quy định ở các quốc gia khác nhau. Về cơ bản, căn hộ tầng hầm nằm phía dưới mặt đất như đúng tên gọi của nó “tầng hầm”.

Tuy nhiên, bạn đừng nhầm lẫn giữa căn hộ tầng hầm và căn hộ có tầng hầm nhé. Vậy đâu là đặc điểm cơ bản của căn hộ tầng hầm hay căn hộ tầng hầm sẽ trông giống như thế nào? Hãy tiếp tục đọc, bạn sẽ có câu trả lời.

Đặc điểm cơ bản của căn hộ tầng hầm

Khi nhắc đến căn hộ tầng hầm, chúng ta thường nghĩ ngay đến những căn hộ không có ánh sáng, ẩm thấp, chật chội hay ồn ào. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của căn hộ tầng hầm bạn nên biết.

  • Căn hộ tầng hầm đều nằm ở tầng hầm – bên dưới mặt đất. Điều đó có nghĩa là bạn sống dưới lòng đất.
  • Có một cầu thang riêng dẫn đến căn hộ tầng hầm.
  • Trần nhà thấp
  • Không có hoặc rất ít ánh sáng tự nhiên

Phần thêm: Tiêu chuẩn chiều cao trong thiết kế tầng hầm chung cư tại Việt Nam (theo luật quy định). Chiều cao tầng hầm chung cư phải được xây dựng tối thiểu 2.2m. Độ dốc của lối ra vào tầng hầm không được phép vượt quá 15% so với chiều sâu. Đồng thời, phải có ít nhất hai lối cho xe ra vào.

Với những đặc điểm riêng, căn hộ tầng hầm sẽ mang đến những trải nghiệm sống riêng và những lợi ích khác biệt không chỉ là căn hộ tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, căn hộ ở tầng hầm có những rủi ro tiềm ẩn nhất định. Nếu bạn là người thuê nhà, hãy xem xét các ưu và nhược điểm trước khi ký hợp đồng thuê.

[caption id="attachment_19805" align="alignnone" width="800"] benefits-of-basement-apartment Basement apartments are cheaper than other common apartments[/caption]

Ưu điểm của căn hộ dưới tầng hầm

Căn hộ ở tầng hầm có thể không phải là lựa chọn đầu tiên của bạn khi xem xét tìm thuê nhà. Nhưng có một vài ưu điểm của căn hộ tầng hầm, bạn có thể cân nhắc.

1. Giá thuê rẻ - tiết kiệm tiền thuê

Căn hộ ở tầng hầm thường thiếu ánh sáng và trần nhà thấp hơn. Nên giá thuê thường rẻ hơn so với các căn hộ thông thường có cùng diện tích.

2. Nhiệt độ mát hơn - chi phí sử dụng máy lạnh ít hơn

Căn hộ ở bên dưới lòng đất thường có nhiệt độ thấp hơn vài độ so với căn hộ bên trên. Điều này là tốt khi bạn ở Việt Nam với khí hậu quanh năm là nắng nóng. Nhiệt độ mát hơn, đồng nghĩa với việc bạn sử dụng điện cho máy lạnh ít hơn và tiết kiệm hơn.

3. Có thêm sự riêng tư

Căn hộ ở dưới tầng hầm thường rất ít (1-2 căn hộ) và có lối ra/vào riêng. Tất cả những điều này làm cho căn hộ có thêm sự riêng tư và không bị dòm ngó bởi những người hàng xóm.

4. Việc cải tạo có thể dễ dàng được chấp nhận

Căn hộ tầng hầm tại Việt Nam thường là căn hộ được cải tạo lại (không phải xây mới). Nên việc bạn có thể yêu cầu cải tạo để biến không gian bên trong căn hộ phù hợp hơn với bạn dễ dàng được chấp nhận bởi chủ nhà. Thật dễ hiểu vì chủ nhà là người được hưởng lợi, đặc biệt là nếu việc cải tạo làm tăng giá trị và tiện nghi của căn hộ.

5. Vị trí trung tâm thành phố

Các tòa nhà có tầng hầm thường là những tòa nhà ở trung tâm thành phố, nơi mà từng m2 diện tích được sử dụng một cách triệt để. Vì thế, căn hộ tầng hầm thường nằm ở vị trí trung tâm của thành phố. Giúp bạn đi lại thuận tiện hơn và có thể gần nơi bạn làm việc hơn.

[caption id="attachment_19804" align="alignnone" width="800"]basement-apartment-in-hcmc Basement apartments often have low ceilings and lack of light[/caption]

Nhược điểm của căn hộ basement apartment

Hầu hết các nhược điểm của basement apartment bắt nguồn từ đặc điểm đặt biệt của nó – nằm ở dưới mặt đất. Cùng JHouse tìm hiểu các nhược điểm của basement apartment ngay bên dưới.

1. Trần nhà thấp

Mục đích đầu tiên của tầng hầm là nơi để xe hoặc kho lưu trữ của tòa nhà. Vì thế, thiết kế chiều cao trần của tầng hầm thường thấp hơn so với tiêu chuẩn chiều cao trần nhà của căn hộ thông thường. Chiều cao trần nhà thấp và không có ánh sáng tự nhiên sẽ khiến cho căn hộ ở tầng hầm trở nên ngộp ngạt và thiếu sức sống.

2. Thiếu ánh sáng

Căn hộ nằm phía dưới mặt đất nên không có hoặc rất ít ánh sáng tự nhiên. Bạn cần sử dụng ánh sáng nhân tạo từ đèn chiếu sáng nhiều hơn cho căn hộ tầng hầm. Căn hộ tầng hầm không phải là một không gian sống lý tưởng cho một số người thích không gian của họ thoáng và sáng.

3. Tốn nhiều chi phí thắp sáng

Thiếu ánh sáng tự nhiên, bạn cần phải sử dụng ánh sáng nhân tạo từ đèn điện. Điều này làm bạn chi tiêu nhiều hơn cho chi phí điện thắp sáng mỗi tháng.

4. Tiếng ồn

Tầng hầm thường là nơi để xe và các căn hộ tầng hầm thường được cải tạo (không phải xây mới ngay từ đầu). Nên hệ thống cách âm hạn chế và tiếng ồn từ xe cộ đi lại. Ngoài ra, tầng hầm thường là nơi để máy bơm hút bể phốt ra ngoài và khu vực giặt ủi chung của tòa nhà nên bạn sẽ nghe thấy âm thanh phát ra từ chúng.

5. Rủi ro lũ lụt

Mặc dù các tầng hầm đều có hệ thống thoát nước và các đường rãnh lấy nước tại lối vào tầng hầm để ngăn nước tràn vào bên trong. Tuy nhiên, điều gì cũng có thể xảy ra. Vào mùa mưa tại Việt Nam, lưu lượng nước mưa nhiều, các tầng hầm có thể bị ngập nước (bạn có thể tự mình tìm kiếm những bức ảnh về ngập lụt ở tầng hầm trên google). Ngoài ra, tầng hầm sẽ là đoạt kết của tất cả các đường ống nước thải từ tầng trên. Vì thế, có thể bị rò rỉ hoặc bể đường ống và tràn nước vào căn hộ ở tầng hầm.

6. Nhiều côn trùng

Ẩm thấp và thiếu ánh sáng là môi trường lý tưởng của các loại côn trùng như sâu bọ, muỗi, chuột, gián, nhện hay các loại côn trùng khác. Thêm vào đó, tầng hầm thường là nơi tập kết của các thùng rác – bạn biết điều gì sẽ xảy đến rồi đấy. Các loại côn trùng và mùi hôi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm bạn không thoải mái.

7. Các vấn đề về nấm mốc

Nhiệt độ mát hơn, độ ẩm cao hơn và thiếu ánh sáng là môi trường lý tưởng để nấm mốc phát triển. Nấm mốc có thể tìm thấy ở tủ quần áo, kệ để giày dép, trong nhà tắm hay các kẻ nứt của tường và nền nhà.

Căn hộ ở tầng hầm phù hợp với ai?

Mặc dù căn hộ tầng hầm có nhược điểm nhiều hơn ưu điểm, nhưng vẫn có những đối tượng khách hàng phù hợp với chúng. Đó là điều tất nhiên vì không phải tự nhiên mà căn hộ tầng hầm lại ra đời. Dưới đây là một vài đối tượng khách thuê tiềm năng của căn hộ tầng hầm:

  • Sinh viên gần các trường đại học cần vị trí trung tâm thành phố nhưng muốn giá thuê thấp
  • Người dành nhiều thời gian làm việc ở bên ngoài (ít thời gian ở nhà), chỉ trở về nhà để ngủ, không cần nhiều ánh sáng
  • Người đang gặp rắc rối về tài chính và muốn tiết kiệm chi phí thuê nhà
  • Người thích bóng tối
  • Người cần căn hộ để ở tạm
  • Và cả những người độc thân

Căn hộ ở tầng hầm khác với những căn hộ khác. Bạn buộc phải chấp nhận một vài nhược điểm mà bạn không thể có được. Nhưng để bù lại bạn có giá cả phải chăng hơn.

Các lưu ý khi thuê căn hộ tầng hầm tại Việt Nam

Bạn thật sự đang quan tâm và có thuê căn hộ tầng hầm. Dưới đây là các lưu ý quan trọng bạn nên tham khảo để có kế hoạch thuê nhà hoàn hảo.

  • Tham quan căn hộ đúng thời điểm

Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng bạn nên tham quan căn hộ tầng hầm vào buổi chiều (tốt nhất là sau 12:00 – 16:00). Lý do đơn giản cho điều này là vào thời điểm này ánh sáng mặt trời lớn nhất và bạn có thể xem liệu ánh sáng ban ngày có đủ cho bạn hay không.

  • Tìm dấu hiệu của nấm mốc và mùi hôi

Bạn nên kiểm tra căn hộ bằng khứu giác và thị giác. Tìm kiếm các dấu hiệu của mùi ẩm ướt, nấm mốc hoặc mùi hôi bên trong và bên ngoài căn hộ. Quan sát tường và trần nhà để tìm các vết bẩn hoặc sự đổi màu.

  • Kiểm tra mức độ an toàn

Một phần diện tích tầng hầm được cải tạo thành căn hộ, nên có thể chủ nhà đã sử dụng các vật liệu chưa đạt yêu cầu hoặc không quan tâm đến mức độ an toàn của căn hộ. Vì thế bạn cần kiểm tra cửa ra vào, các khóa cửa, …

  • Kiểm tra tiếng ồn

Bạn đừng rời khỏi căn hộ sớm, hãy nán lại và xem xét mức độ ra vào tòa nhà của những căn hộ khác để xem mức độ tiếng ồn có phù hợp với bạn không. Ngoài ra, bạn có thể xem diện tích của tầng hầm và số lượng xe có thể chứa. Đừng bỏ qua hệ thống máy hút bể phốt và khu vực giặt ủi chung của tòa nhà (nếu có).

  • Kiểm tra tình trạng ngập lụt trong khu vực

Bạn có thể hỏi trực tiếp chủ nhà, nhưng kết quả thường không như mong đợi. Hãy kiểm tra tình trạng ngập lụt bằng cách quan sát trực tiếp căn hộ ở phần chân tường, tìm kiếm sự đổi màu hoặc vết bẩn. Hoặc bạn có thể tìm kiếm thông tin trên google và bạn bè của bạn.

Đọc thêm: 11 loại hình căn hộ cho thuê phổ biến tại Việt Nam

Lời kết

Bạn đã có nó – tất cả mọi thứ bạn cần biết về căn hộ ở tầng hầm. Các đặc điểm cơ bản, các ưu – nhược điểm và cả những lưu ý quan trọng khi tìm thuê căn hộ tầng hầm. Căn hộ có tầng hầm không chỉ cho phép bạn tiết kiệm chi phí thuê nhà mà còn mang đến những lợi thế độc đáo so với căn hộ trên mặt đất.

Căn hộ ở tầng hầm không phải dành cho tất cả mọi người và có rất nhiều điều phải cân nhắc trước khi đồng ý chuyển đến ở, nhưng chúng có thể tạo ra các lựa chọn cho thuê ngắn hạn tuyệt vời trong khi bạn cân nhắc một khu vực mới hoặc bắt đầu tích lũy một số tiền tiết kiệm để hướng tới một nơi đẹp hơn.

 

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. 

 
Căn Hộ Loft Apartment Là Gì? Các Thiết Kế Căn Hộ Gác Xép Phổ Biến

Căn Hộ Loft Apartment Là Gì? Các Thiết Kế Căn Hộ Gác Xép Phổ Biến

Căn hộ loft apartment là một trong 11 loại căn hộ cho thuê phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể sẽ nghe thấy một vài tên gọi khác như căn hộ gác xép, căn hộ gác lững hay lofthouse.  Bạn có thể tìm thấy căn hộ loft tại chung cư cao cấp hay tòa nhà căn hộ dịch vụ. Diện tích và thiết kế khá đang dạng, đôi khi lại trông giống như duplex hay studio. Vậy, căn hộ loft là gì? Và bạn đang chờ đợi điều gì về căn hộ loft tại Việt Nam?

Căn hộ loft là gì? Các đặc trưng và thiết kế căn hộ loft phổ biến tại Việt Nam

Bài viết này, JHouse sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về khái niệm căn hộ loft apartment là gì? Những đặc điểm nổi bật của căn hộ loft hay sự khác nhau giữa căn hộ loft và các loại căn hộ khác. Đặc biệt, JHouse sẽ cho bạn biết các thiết kế loft apartment phổ biến tại Việt Nam.

 what-is-a-loft-apartment

Định nghĩa căn hộ loft là gì?

Khái niệm căn hộ loft theo Wikipedia

  • Căn hộ loft là một căn hộ nằm phía dưới mái nhà trong một tòa nhà cao tầng hoặc có diện tích cao, thường truy cập bằng một cái thang. Hoặc để chỉ một căn hộ có gác (căn gác), bao gồm các khu vực gác xép mở phía trên. Loft apartment thường có không gian mở và rộng rãi.
  • Căn hộ áp mái được định nghĩa theo truyền thống là một không gian được chuyển đổi từ một nhà kho hoặc một tòa nhà công nghiệp khác thành mục đích sử dụng là nhà ở.

Khái niệm căn hộ loft apartment phổ biến tại Việt Nam

  • Căn hộ loft apartment tiêu chuẩn là căn hộ chung cư có 2 tầng nối liền nhau, tầng trên thường là tầng lững hoặc được thiết kế như gác xép mở thông với tầng dưới. Các tầng được kết nối với nhau bằng cầu thang thẳng đứng hoặc vòng xoắn. Lofthouse thường thấy ở các chung cư cao cấp với mục đích tạo nên không gian sống tiện ích và tăng diện tích sử dụng nhiều hơn so với các căn hộ chung cư thông thường.
  • Ngoài ra, còn một khái niệm khác về căn hộ loft. Căn hộ gác xép hay căn hộ gác lững dùng để chỉ những căn hộ có diện tích nhỏ và có gác xép bên trên, kết nối với bên dưới bằng cầu thang.

Tóm lại, căn hộ loft hay loft apartment được hiểu là căn hộ nằm ở tầng áp mái hoặc căn hộ có gác xép.

Các tên gọi khác của loft apartment: căn hộ áp mái, chung cư áp mái, căn hộ gác xép, căn hộ gác lững, căn hộ có gác hay lofthouse.

Đọc thêm: Sự khác nhau giữa 11 loại hình căn hộ cho thuê phổ biến nhất tại Việt Nam

Không gian gác xép hay không gian gác lững là gì?

Căn hộ có gác lững mở ra một khái niệm mới về “không gian gác xép”. Vậy không gian gác xép là gì?

Các căn hộ có gác lững, không nhất thiết phải ở tầng áp mái, thường tận dụng không gian trên đầu của bạn bằng cách tạo ra một cái gác xép trên cao - có thể đi lên bằng cầu thang. Căn hộ có gác lững cung cấp thêm một chút không gian sống cho người thuê.

Gác xép thường ở phía trên khu vực sinh hoạt chính và thường mở ra không gian bên dưới. Không gian gác xép thường có trần thấp (phổ biến tại Việt Nam khoảng 1.5 - 2.5m), nhưng nó là không gian lý tưởng để ngủ (thường có giường hoặc nệm thấp). Vì vậy, gác xép là một không gian … trên cao.

Điều gì tạo nên một gác xép thực sự?

Chúng ta sẽ tự hỏi, căn hộ áp mái sẽ trông như thế nào? What a loft apartment looks like? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ đi tìm điều gì tạo nên một gác xép thực sự.

  • Nằm ở phía dưới mái nhà hay tầng áp mái
  • Có gác lững - gác xép
  • Bố trí theo không gian mở, rộng rãi, cửa sổ lớn
  • Trần nhà cao, trần bê tông
  • Tường gạch, đường ống và dầm lộ ra ngoài

1. Bố trí không gian mở và có tầng lững

Rộng rãi, không gian mở, trần nhà cao, cửa sổ lớn, … đây là những đặc điểm bạn sẽ bắt gặp khi nhắc đến loft apartment. Ngoài ra, loft còn có thể có tầng lững làm khu vực chứa đồ hoặc phòng ngủ. Hầu hết các căn hộ loft đều có không gian rộng rãi và ít bức tường ngăn cách nên có nhiều không gian để lưu trữ đồ đạc và trang trí.

2. Để lộ các thành phần kết cấu

Hầu hết các căn hộ áp mái đều để lộ ra ngoài tường gạch, dầm cùng, trần nhà với sàn bê tông hoặc gỗ và cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn. Hầu hết thành phần kết cấu của căn hộ đều lộ ra ngoài thường gây khó chịu về thị giác, nên chủ nhà thường sơn lại chúng thành màu trung tính hoặc màu sắc đồng nhất để dễ nhìn hơn.

3. Để lộ các hệ thống M&E

Không đóng trần nhà và để lộ các hệ thống điện, đường ống lạnh và chống cháy. Các hệ thống như thông gió, ống nước, dây điện được sử dụng như mẫu trang trí nguyên bản.

4. Sử dụng các vật liệu công nghiệp

Gạch là vật liệu chủ yếu, kết hợp với các vật liệu khác như kim loại, kính, bê tông, đá và gỗ. Nói chung, vật liệu sử dụng theo phong cách công nghiệp. Màu sắc thiết kế thường là màu trắng, màu ghi xám, đỏ rượu, màu nguyên bản kim loại, màu nâu hạt dẻ hay màu gỗ tự nhiên. Đừng nhầm lẫn loft với căn hộ thông thường được thiết kế theo phong cách công nghiệp.

Sự khác nhau giữa căn hộ loft và các loại căn hộ khác?

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định đâu là căn hộ loft, đâu là căn hộ chung cư bình thường và duplex. Một số gợi ý dưới đây sẽ cho bạn biết sự khác biệt giữa chúng.

Sự khác nhau giữa căn hộ loft và chung cư

Căn hộ chung cư thông thường có 1, 2 phòng ngủ (có thể nhiều hơn), và các khu vực chức năng được phân chia rõ ràng bằng các bức tường. Căn hộ chung cư thông thường sẽ không có gác lững hoặc không nằm ở tầng áp mái. Còn căn hộ loft là không gian mở, tầng trên thông với tầng dưới - không phân chia không gian bằng các bức tường. Loft có thể có hoặc không có gác lững và có thể nằm ở tầng áp mái.

Sự khác nhau giữa căn hộ loft và duplex

Thoạt nhìn chúng ta sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa loft và duplex, bởi vì cả hai được hiểu là căn hộ có 2 tầng thông nhau. Tuy nhiên, khác biệt ở đây là căn hộ duplex có các bức tường ngăn cách các khu vực chức năng, không phải không gian mở nên tầng trên không thể nhìn thấy tầng dưới. Còn lofthouse thì ngược lại.

Đọc thêm: Căn hộ duplex là gì? 5 lợi ích bạn cần biết khi thuê

Sự khác nhau giữ căn hộ loft và studio apartment

Cả loft và studio đều có không gian mở. Tuy nhiên, loft có những điểm khác biệt so với studio như: căn hộ nằm ở tầng áp mái, thiết kế theo phong cách công nghiệp để lộ ra tường, trần nhà, dầm và hệ thống M&E, hay điểm khác biệt đáng nói là loft có gác lững còn studio thì không. Ngoài ra, loft thường có diện tích lớn hơn, cửa sổ lớn hơn và trần nhà cao hơn studio. Căn hộ loft có bếp lớn hơn studio. Và cuối cùng, loft apartment thường có giá thuê cao hơn studio bởi vì diện tích lớn hơn.

Đọc thêm: Căn hộ studio là gì? 10 ưu điểm và 5 nhược điểm bạn cần biết khi thuê

Các thiết kế căn hộ loft phổ biến tại Việt Nam

Đối với các nước phương tây, loft apartment có hai loại đặc trưng là Loft cứng - Hard lofts và Loft mềm - Soft lofts. Vậy, sự khác biệt giữa Loft cứng và Loft mềm là gì?

Loft cứng – Hard loft

Hard loft là căn hộ gác xép được xây dựng theo phong cách công nghiệp để lộ ra tường gạch, trần nhà, dầm, hệ thống M&E, … tại các nhà kho hoặc tòa nhà công nghiệp được chuyển đổi thành căn hộ. Đa phần không có gác lững. Hard lofts còn được gọi là true loft hay real loft.

[caption id="attachment_19786" align="alignleft" width="800"]hard-loft-apartment Industrial-style loft apartments in warehouses or industrial buildings[/caption]

Loft mềm - Soft loft

Soft loft apartment là các căn hộ gác xép được xây dựng mới hoặc được cải tạo theo kiểu Hard lofts với thiết kế theo phong cách công nghiệp với kiểu dáng hiện đại. Hầu hết đều có gác lững tạo ra trải nghiệm của một căn phòng riêng biệt khác. Soft loft thiếu đi sự hoài cổ, quyến rủ và dấu ấn của thời gian hơn hard loft.

[caption id="attachment_19791" align="alignnone" width="800"]soft-loft-apartment Soft loft apartment newly built with modern style[/caption]

Tại Việt Nam, tiêu chí chiếm phần lớn để định danh loft apartment là “gác lững - gác xép”. Đa phần căn hộ loft được thiết kế theo kiểu loft mềm - soft loft. Là căn hộ được xây dựng mới hoặc được cải tạo lại, không nhất thiết phải ở tầng áp mái hay thiết kế theo phong cách công nghiệp. Bên dưới là hai loại loft apartment phổ biến bạn có thể bắt gặp khi tìm thuê căn hộ loft:

Căn hộ loft tại các chung cư - lofthouse

Lofthouse là loại căn hộ chung cư được thiết kế với 02 tầng thông nhau. Không gian của tầng trên là không gian mở và có thể nhìn thấy không gian tầng dưới. Đây là điểm khác biệt với căn hộ duplex. Lofhouse có thể nằm ở bất kỳ tầng nào trong chung cư, không nhất thiết phải ở tầng áp mái.

Chiều cao trần nhà của căn hộ lofthouse trung bình từ 4 - 5m (chiều cao trần nhà cung bình của căn hộ thông thường là 2.7 - 3.2m). Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng thêm 25 - 30% không gian sống cho căn hộ. Diện tích sử dụng trung bình từ 100 - 250 m2. Thông thường, tầng dưới của lofthouse là khu sinh hoạt chính và nơi làm việc. Tầng trên là các phòng ngủ.

Căn hộ lofthouse nằm trong các chung cư cao cấp đi kèm với nhiều tiện ích hiện đại như hồ bơi, phòng tập gym, khu vui chơi trẻ em, khu mua sắm, … cộng đồng dân cư đồng bộ, gần các khu mua sắm, ăn uống và giải trí, cũng như thuận lợi trong việc đi lại.

[caption id="attachment_19788" align="alignnone" width="800"]loft-apartment-at-lancaster-lincol-hcmc Lofthouse at Lancaster Lincoln project in Ho Chi Minh City, Vietnam[/caption]

Căn hộ loft tại tòa nhà căn hộ dịch vụ - loft serviced apartment

Loft-serviced apartment thường có diện tích nhỏ hơn lofthouse, từ 40 - 100m2. Tuy nhiên, thiết kế như lofthouse với tầng dưới là khu sinh hoạt chính và nơi làm việc, tầng trên có thể là phòng ngủ hoặc nơi làm việc.

Căn hộ loft tại tòa nhà căn hộ dịch vụ quy mô nhỏ nê thường không có hoặc ít các tiện ích đi kèm. Do đó giá thuê có phần rẽ hơn lofthouse.

[caption id="attachment_19789" align="alignnone" width="800"]loft-serviced-apartment Loft serviced apartment[/caption] [caption id="attachment_19790" align="alignnone" width="800"]small-loft-apartment Small loft serviced apartment[/caption]

Căn hộ gác xép chỉ đơn giản là căn hộ nằm ở tầng áp mái hoặc/và có gác lững, được thiết kế theo phong cách công nghiệp với trần nhà cao và không gian mở. Căn hộ loft apartment thật sự sẽ mang đến sự hoài cổ, quyến rủ và dấu ấn của thời gian - một không gian sống đậm chất nghệ sỹ. Khái niệm và tiêu chí để định danh căn hộ loft tại Việt Nam có đôi chút linh hoạt so với các nước phương tây nhưng vẫn giữ nguyên được nét đặc trưng vốn có của loft. Và, các thiết kế căn hộ loft phổ biến tại Việt Nam là soft loft.

 

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. 

 
Căn Hộ Studio Là Gì? 10 Ưu Điểm Và 5 Nhược Điểm Bạn Cần Biết Khi Thuê

Căn Hộ Studio Là Gì? 10 Ưu Điểm Và 5 Nhược Điểm Bạn Cần Biết Khi Thuê

Căn hộ studio là gì? Tại sao studio apartment là lựa chọn tuyệt vời với người độc thân, sinh viên hay vợ chồng mới cưới hay những người mới bắt đầu cuộc sống tại một thành phố mới? Những lợi ích khi sống trong căn hộ studio là gì? Đừng lo lắng, chúng tôi ở đây để giúp bạn trả lời các câu hỏi đó.

Căn hộ studio là gì? 10 lợi ích bạn nên biết trước khi thuê studio apartment

Bài viết này, JHouse sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về khái niệm căn hộ studio là gì, các loại thiết kế phổ biến và các ưu - nhược điểm của studio apartment. Bên cạnh đó, JHouse sẽ bật mí những điều cần cân nhắc khi thuê studio tại Việt Nam. Không để bạn đợi lâu, hãy bắt đầu với câu hỏi đầu tiên.

what-is-a-studio-apartment

Căn hộ studio là gì?

Căn hộ studio còn được gọi là studio apartment hay căn hộ độc thân, những căn hộ khép kín này là khái niệm dùng chỉ những căn hộ diện tích nhỏ. Không gian bên trong căn hộ không có vách ngăn giữa khu vực ngủ và khu vực sinh hoạt. Nhưng vẫn có đầy đủ các chức năng cơ bản như khu vực ngủ, phòng khách, bếp và phòng vệ sinh.

Tiêu chuẩn căn hộ studio: Có một quan niệm sai lầm phổ biến khi cho rằng căn hộ studio được xác định bởi kích thước - diện tích. Nhưng thật ra, điều đó chưa đúng. Tiêu chí xếp loại quan trọng để xem xét ở đây là “thiết kế/ cách bố trí/ layout” để quyết định một căn hộ là studio hay một phòng ngủ. Như tên gọi của chúng, căn hộ một phòng ngủ có vách tường ngăn tách biệt giữa không gian phòng ngủ với phần còn lại của căn hộ, cho phép nhiều sự riêng tư hơn.

Có thể bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về 11 loại hình căn hộ cho thuê phổ biến nhất tại Việt Nam để lựa chọn loại căn hộ phù hợp với ngân sách và nhu cầu sử dụng.

Các thiết kế căn hộ studio phổ biến tại Việt Nam

Đặc điểm của căn hộ studio là không có vách ngăn tách biệt và diện tích nhỏ, vấn đề đặt ra cho nhà thiết kế là làm sao để tạo ra nhiều không gian hơn và các khu vực riêng biệt. Dưới đây là các thiết kế căn hộ studio phổ biến tại Việt Nam.

1. Rèm ngăn phòng

Lắp đặt rèm ngăn phòng là giải pháp đơn giản - dễ thực hiện và ít tốn chi phí để ngăn cách khu vực ngủ và khu vực bếp. Ngày nay với những tấm rèm cách tân, hiện đại và có sẵn bạn có thể chọn một chiếc rèm phù có họa tiết phù hợp với sở thích của mình.

2. Giá sách hoặc tủ quần áo cao từ sàn đến trần nhà

Một giá sách hoặc tủ quần áo cao từ sàn đến trần nhà là một giải pháp thiết thực để ngăn sách các khu vực sinh hoạt. Vừa cung cấp không gian lưu trữ, vừa để trang trí cho căn hộ.

3. Cửa kéo

Cửa kéo hay cửa trượt vừa mang tính thẩm mỹ, vừa mang lại cảm giác riêng tư cho căn hộ và không chiếm nhiều diện tích.

4. Cách ngăn bằng kính

Đây là loại thiết kế căn hộ studio thường thấy tại Việt Nam. Lớp ngăn bằng kính sẽ giúp phân chia các khu vực trong căn hộ, nhưng bạn vẫn sẽ thấy toàn cảnh studio.

benefits-of-a-studio-apartment

Ưu điểm của căn hộ studio

Mặc dù căn hộ studio có diện tích nhỏ nhưng nó mang lại một số lợi ích nổi trội cho người thuê như sau:

1. Giá thuê rẻ hơn

Một trong những yếu tố để xem xét một căn hộ sẽ có giá thuê bao nhiêu là diện tích căn hộ, diện tích lớn hơn = giá thuê đắt hơn. Căn hộ studio với lợi thế diện tích nhỏ, nên giá thuê luôn rẻ hơn các loại căn hộ khác.

Thuê căn hộ studio có thể là một cách tuyệt vời để bắt đầu cuộc sống tại một thành phố mới hoặc tiết kiệm tiền thuê nhà để sống một mình mà không cần tìm bạn cùng phòng.

2. Tiết kiệm chi phí cho các hóa đơn tiện ích

Ngoài lợi thế giá thuê rẻ hơn thì căn hộ studio còn có một lợi thế về tài chính khác mà bạn cần cân nhắc khi lựa chọn các loại căn hộ. Chi phí cho các hóa đơn tiện ích sẽ thấp hơn.

Không gian bên trong căn hộ studio thường nhỏ nên chi phí sử dụng điện cho máy lạnh, đèn chiếu sáng, … và cả chi phí sử dụng nước thường ít hơn. Tất nhiên, chi phí điện và nước tùy thuộc vào mức độ sử dụng của bạn.

3. Tiết kiệm chi phí mua sắm thiết bị & nội thất

Với thiế kế diện tích nhỏ của căn hộ studio, bạn sẽ không phải mua sắm thêm nhiều thiết bị hay nội thất. Hơn nữa, bạn chỉ cần trang bị cho căn hộ những đồ nội thất có kích thước phù hợp, chi tiêu vào những món đồ chất lượng cao và thật sự cần thiết.

4. Dọn dẹp căn hộ studio dễ dàng hơn

Studio apartment là một căn nhà nhỏ, bạn không tốn nhiều thời gian và nguyên vật liệu làm sạch để dọn dẹp căn hộ - việc dọn dẹp căn hộ của bạn chỉ trong tích tắc. Vì có ít chỗ cho đồ đạc lộn xộn và thừa nên không gian dễ dàng hơn rất nhiều để dọn dẹp và bảo trì.

5. Bớt bừa bộn hơn

Khi bạn sống trong một không gian nhỏ của studio, bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc sắp xếp căn hộ gọn gàng hơn để tìm kiếm không gian cho bạn. Bạn sẽ có xu hướng loại bỏ những món đồ không cần thiết và chiếm không gian. Kết quả là, bạn sẽ bớt bừa bộn hơn và duy trì căn hộ gọn gàng, sạch sẽ hơn.

6. Thân thiện với môi trường hơn

Thật khó để đo-đếm mức độ thân thiện với môi trường. Nhưng có thể thấy rằng với không gian nhỏ của studio, bạn sẽ sử dụng năng lượng điện, nước ít hơn. Và tất nhiên, nguyên vật liệu để xây dựng studio cũng ít hơn.

7. Thường có vị trí thuận lợi

Bạn có thể tìm thấy loại căn hộ studio ở bất kỳ đâu trong thành phố, từ vùng ngoại ô đến trung tâm thành phố. Với lợi thế về kích thước nhỏ nên căn hộ studio có thể nằm trong một tòa nhà lớn hoặc ngay cả một tòa nhà nhỏ. Vì thế, căn hộ studio thường có vị trí thuận lợi và liên kết đi lại tốt. Bạn có thể tìm thấy một căn hộ studio gần nơi bạn làm việc hoặc không quá xa trung tâm thành phố, điều này giúp bạn dễ dàng quản lý thời gian và chủ động việc đi lại của mình.

8. Bạn sẽ muốn ra ngoài nhiều hơn

Thực tế là, sống trong studio khuyến khích bạn ra ngoài thường xuyên hơn. Studio không có nhiều không gian dành cho bạn, bạn không thể di chuyển từ phòng này hay phòng khác để thay đổi khung cảnh - thay đổi cảm xúc. Điều này đã đưa bạn đến một lựa chọn khác là ra ngoài và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, hãy lưu ý về các khoản chi tiêu của mình!

9. Dễ dàng cho thuê lại hơn

Không mấy thú vị khi phải cho thuê lại căn hộ. Nhưng thực tế cho thấy rằng sẽ có lúc bạn gặp khó khăn và cho thuê lại là một giải pháp bạn sẽ cân nhắc để tiết kiệm chi phí. Giá thuê rẻ là một lợi thế để bạn dễ dàng cho thuê lại căn hộ studio của mình hơn.

10. Thêm thời gian và tiền bạc để làm những việc bạn yêu thích

Giá thuê rẻ hơn, chi phí cho các hóa đơn tiện ích ít, tiết kiệm chi phí mua sắm thiết bị & nội thất và ít thời gian dọn dẹp, bảo trì hơn, … Đồng nghĩa với việc bạn có nhiều thời gian và tiền bạc hơn để theo đuổi đam mê và tự do làm điều mà bạn yêu thích.

disadvantages-of-studio-apartments

Nhược điểm của căn hộ studio

Căn hộ studio có rất nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số hạn chế cần xem xét khi chuyển đến sống tại một căn hộ studio. Nhược điểm của studio apartment bắt nguồn từ diện tích nhỏ của căn hộ. Cùng JHouse tìm hiểu các nhược điểm của studio apartment ngay bên dưới.

1. Diện tích nhỏ - thiếu không gian lưu trữ

Các căn hộ studio có không gian hạn chế do diện tích nhỏ. Hiện tại, studio apartment ở Việt Nam có diện tích trung bình từ 20 - 65m2. Sống trong căn hộ studio đòi hỏi bạn phải sử dụng từng m2 một cách hiệu quả để tối đa hóa không gian. Do đó, bạn sẽ thấy căn hộ studio trở nên ngột ngạt. Ngoài ra, có thể bạn sẽ phải bỏ bớt đồ đạc vì không có không gian để lưu trữ.

2. Hạn chế sự riêng tư

Với thiết kế không có vách ngăn phân chia khu vực phòng ngủ và khu vực sinh hoạt nên tất cả mọi thứ để trong tầm mắt của bạn. Sẽ là bình thường nếu chỉ có bạn trong căn hộ. Nhưng sẽ mất đi sự riêng tư khi có bạn bè đến chơi. Bạn không thể che giấu đi những nơi của riêng bạn, ví dụ như phòng ngủ. Sự riêng tư của căn hộ studio là rất hạn chế.

3. Phù hợp với một hoặc hai người

Diện tích của căn hộ studio hạn chế khiến loại căn hộ này chỉ phù hợp với một hoặc tối đa là hai người sinh sống. Nếu nhiều người cùng sinh sống trong một không gian nhỏ như vậy sẽ rất chật chội và không thoải mái. Đây là lý do studio apartment phù hợp với người độc thân, sinh viên hay vợ chồng mới cưới, …

4. Sáng tạo và trang trí bị hạn chế

Không gian nhỏ của studio sẽ kìm hảm sự sáng tạo và tự do trang trí căn hộ để thể hiện phong cách riêng của bạn.

5. Cô đơn

Sống một mình, đôi lúc sẽ rất thú vị, nhưng không phải toàn bộ thời gian của bạn. Cuộc sống cần sự kết nối và giao tiếp giữa con người với con người. Bạn có thể tìm thấy điều đó ở bên ngoài căn hộ của bạn, nhưng bạn cũng muốn nó diễn ra bên trong căn hộ của mình. Hãy cân nhắc khi sống trong căn hộ studio và đảm bảo rằng nó tốt với tính cách của bạn.

Những điều cần cân nhắc khi thuê căn hộ studio tại Việt Nam

  • Xác định ngân sách: Giá thuê studio tùy thuộc vào vị trí, nội thất, diện tích và các tiện ích mà chủ nhà/ tòa nhà cung cấp. Tốt hơn hết là bạn nên xác định ngân sách trước khi tìm thuê căn hộ studio.
  • Kiểm tra không gian sống: Bạn nên kiểm tra thực tế căn hộ studio trước khi ký hợp đồng thuê. Cần đảm bảo rằng căn hộ không quá chật chội hoặc thiếu ánh sáng.
  • Các tiện nghi và tiện ích: bạn cần kiểm tra với chủ nhà về các tiện nghi bên trong căn hộ, căn hộ có trang bị đầy đủ đồ đạc và thiết bị không. Tốt hơn hết là bạn nên chọn căn hộ studio full nội thất để bắt đầu. Kiểm tra ánh sáng và các tiện ích khác trong tòa nhà.
  • Kiểm tra vị trí: Bạn cần kiểm tra vị trí của căn hộ, đảm bảo gần các tiện ích như cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng thuốc, ngân hàng, … Và, kiểm tra đi lại từ căn hộ đến nơi làm việc sẽ tiêu tốn bao nhiêu thời gian và có dễ dàng không.

JHouse hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu khái niệm căn hộ studio là gì, tiêu chuẩn và thiết kế của chúng trông như thế nào tại Việt Nam. Căn hộ studio có thể là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn với thiết kế nhỏ gọn10 lợi ích nổi bật sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền thuê nhà và bắt đầu cuộc sống tại một thành phố mới. Bạn đừng nên bỏ qua 5 nhược điểm của studio, để biết những việc mà bạn có thể phải đối diện khi sống trong không gian nhỏ.

Bây giờ, đã đến lúc bắt đầu tìm kiếm căn hộ studio hoàn hảo, chúng tôi ở đây để giúp bạn tìm thấy nó nhanh hơn với ngân sách phù hợp.

 

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. 

Sự Khác Nhau Giữa 11 Loại Hình Căn Hộ Cho Thuê Phổ Biến Nhất 2021

Sự Khác Nhau Giữa 11 Loại Hình Căn Hộ Cho Thuê Phổ Biến Nhất 2021

Loại căn hộ nào phù hợp với tôi? Đây là câu hỏi mà bạn sẽ gặp khi bắt đầu tìm kiếm căn hộ cho thuê, bên cạnh các câu hỏi về ngân sách và vị trí. Việc xác định loại căn hộ phù hợp với bạn không phải lúc nào cũng rõ ràng vì có quá nhiều loại căn hộ để xem xét. Vậy, có bao nhiêu loại căn hộ phổ biết tại Việt Nam?

Sự khác nhau giữa 11 loại hình căn hộ cho thuê phổ biến tại Việt Nam 2021

Có lẽ cách phân loại căn hộ phổ biến nhất là dựa trên số lượng phòng ngủ trong căn hộ (một phòng ngủ, hai phòng ngủ và ba phòng ngủ), nhưng có nhiều yếu tố khác có thể được sử dụng để phân nhóm căn hộ như thiết kế và kích thước.

how-many-types-of-apartments-in-vietnam

Hiểu biết về các loại căn hộ cho thuê phổ biến tại Việt Nam sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chọn thuê loại căn hộ tốt nhất với ngân sách và nhu cầu sử dụng. Dưới đây là danh sách 11 loại căn hộ khác nhau mà bạn có thể tìm thấy:

1. Căn hộ studio

Căn hộ studio là khái niệm dùng chỉ những căn hộ có diện tích nhỏ, từ 25 - 65m2. Không gian bên trong căn hộ không có vách ngăn nhưng vẫn có đầy đủ các chức năng cơ bản như phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp và phòng vệ sinh.

Căn hộ studio được thiết kế dành cho người người thuê nhà có ngân sách thấp hoặc người độc thân, sinh viên hay vợ chồng mới cưới, … muốn sống tại khu vực trung tâm để thuận tiện đi lại.

Đọc thêm: Căn hộ studio là gì? 10 ưu điểm và 5 nhược điểm bạn cần biết khi thuê

2. Căn hộ chung cư - Basic apartment

Căn hộ chung cư là loại hình căn hộ phổ biến nhất tại Việt Nam, có mặt ở mọi phân khúc từ bình dân, trung cấp, căn hộ cao cấp hay siêu sang.

Với thiết kế và diện tích đa dạng như căn hộ 1 phòng ngủ, căn hộ 2 phòng ngủ, căn hộ 3 phòng ngủ, căn hộ 4 phòng ngủ, … Một căn hộ chung cư sẽ có đầy đủ các khu vực chức năng: phòng khách, phòng ăn, nhà bếp, phòng vệ sinh và một hay nhiều phòng ngủ. Đây là kiểu căn hộ riêng tư và được nhiều người thuê ưa thích nhất, đồng thời có lợi cho việc có bạn cùng phòng để chia sẻ chi phí.

Ngoài việc phân loại căn hộ chung cư thông thường theo số lượng phòng ngủ, thì bạn có thể phân loại chúng thành căn hộ đầy đủ nội thấtcăn hộ không nội thất. Căn hộ chung cư không nội thất sẽ là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn tự mình thiết kế không gian sống, nhưng hãy cân nhắc về chi phí nhé.

3. Căn hộ dịch vụ - Serviced apartment

Căn hộ dịch vụ hay serviced apartment là loại hình căn hộ có đầy đủ tiện nghi và nội thất như một căn hộ thông thường - và kèm theo các dịch vụ như: dọn phòng, thay ga trải giường, giặt đồ, rửa chén, internet, truyền hình cáp, …

Đơn giản: "Căn hộ dịch vụ = Căn hộ thông thường + Dịch vụ"

Căn hộ dịch vụ có thể phục vụ khách thuê dài hạn và ngắn hạn. Tập trung phổ biến tại các thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Cần Thơ, Vũng Tàu, Hải Phòng, …

Đọc thêm: Căn hộ dịch vụ là gì?9 lợi ích nổi bật của căn hộ dịch vụ

4. Căn hộ văn phòng - Officetel (OT) - Officetel apartment

Căn hộ officetel là sự kết hợp giữa hai loại hình văn phòng làm việc (office) và khách sạn (hotel). Căn hộ officetel có diện tích từ 25 - 50m2, phù hợp với người thuê nhà là cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ/ doanh nghiệp start-up.

Dễ hiểu hơn, Officetel là mô hình văn phòng kết hợp các tính năng của một ngôi nhà. Căn hộ văn phòng mang hầu hết các đặc điểm sử dụng của một ngôi nhà, một khách sạn và một văn phòng theo xu hướng hiện đại. Office-tel tạo cảm giác cực kỳ thoải mái trong quá trình làm việc, không gò bó ngộp ngạt như những văn phòng truyền thống.

Người thuê căn hộ officetel được sử dụng đầy đủ tiện ích mà khu căn hộ có, như: hồ bơi, phòng tập gym, khu vui chơi, nhà hàng, khu vui chơi, khu mua sắm, … Những nhà phát triển officetel lớn tại Việt Nam: Novaland, Vinhomes, Sacomreal, Phát Đạt, …

shophouse-apartment-style

5. Căn hộ thương mại - Shophouse - Shophouse apartment

Căn hộ shophouse hay căn hộ thương mại thường nằm ở các tầng khối đế của các khu căn hộ chung cư. Ý tưởng của căn hộ shophouse là “căn hộ 2 trong 1” - vừa làm nơi kinh doanh (house), vừa được dùng làm nhà ở (house).

Shophouse thường sẽ có cấu trúc từ 2 tầng trở lên:

  • Tầng 1: dùng làm cửa hàng, văn phòng, nhà hàng, quán cafe, nhà trẻ, …
  • Tầng 2: là không gian sinh hoạt của cả gia đình với đầy đủ các phòng chức năng.

6. Căn hộ áp mái - căn hộ gác xép - Loft apartment

Về cơ bản, căn hộ áp mái gần giống căn hộ studio có đủ khu vực chức năng và không có vách tường ngăn. Tuy nhiên, điểm khác ở đây là diện tích rộng, không gian mở và trần nhà cao tạo cảm giác thoáng đãng, không bị chật chội.

Tại Việt Nam, tiêu chí chiếm phần lớn để định danh loft apartment là “gác lững - gác xép”. Đa phần căn hộ loft được thiết kế theo kiểu loft mềm - soft loft. Là căn hộ được xây dựng mới hoặc được cải tạo lại, không nhất thiết phải ở tầng áp mái hay thiết kế theo phong cách công nghiệp. Có 2 loại thiết kế loft phổ biến: Lofthouse tại các chung cư cao cấp với chiều cao trần nhà 4 - 5m và diện tích từ 100 - 250 m2. Và, loft serviced apartment thường thấy tại các tòa nhà căn hộ dịch vụ với chiều cao trần nhà 3.5 - 4m và diện tích từ 40 – 100m2.

Đọc thêm: Căn hộ loft apartment là gì? Các thiết kế căn hộ gác xép phổ biến tại Việt Nam

[caption id="attachment_19788" align="alignnone" width="800"]loft-apartment-at-lancaster-lincol-hcmc Lofthouse at Lancaster Lincoln project in Ho Chi Minh City, Vietnam[/caption]

7. Căn hộ penthouse - Penthouse apartment

Penthouse là căn hộ nằm trên tầng cao nhất của tòa nhà chung cư, khách sạn hoặc tòa tháp và không nhất thiết phải là căn hộ thông tầng. Căn hộ penthouse còn biết đến với các tên gọi khác như căn hộ áp mái hay căn hộ thông tầng.

Penthouses được ví von như một căn biệt thự hay một ốc đảo trên không chứa tất cả những lợi ích của một ngôi nhà sang trọng. Căn hộ áp mái được thiết kế với hai loại phổ biến là penthouse thông thường và penthouse thông tầng (Duplex penthouse).

Ngoài ra, một số dự án chung cư cao cấp có thể gia tăng giá trị và sự độc nhất của căn hộ penthouse bằng cách gắn thêm hồ bơi (Pool penthouse) và sân vườn riêng - bạn có thể tưởng tượng nó như một ốc đảo trên cao. Hiếm gặp, một vài dự án sử dụng thang máy riêng tạo nên đặc quyền duy nhất dành cho chủ nhân của penthouse.

Một căn hộ penthouse thật sự sẽ mang những đặc điểm nổi bật mà bạn không thể tìm thấy ở những loại căn hộ khác. Sở hữu diện tích rộng với thiết kế trần nhà cao, tường kính bao quanh tạo nên góc nhìn rộng và thông thoáng cho căn hộ. View tuyệt vời - là điểm “ăn tiền” của penthouse.

Đọc thêm: Penthouse là gì? Ưu và nhược điểm của cuộc sống trên đỉnh để xem phiên bản giới hạn này có dành cho bạn không nhé.

[caption id="attachment_19816" align="alignnone" width="800"]penthouse-at-city-garden-apartment Penthouse apartment at City Garden apartment building, Binh Thanh District, HCMC, VN[/caption]

8. Căn hộ kép - Căn hộ Dual-key - Dual-key apartment

Căn hộ kép hay còn gọi là căn hộ Dual-key hoặc căn hộ chìa khóa đôi (Dual-key apartment) là loại hình căn hộ có chung cửa ra vào, nhưng bên trong được chia thành 2 lối vào riêng biệt: một dẫn tới phòng chính, một dẫn tới phòng nhỏ hơn. Mỗi phòng đều có đầy đủ các khu vực chức năng: phòng khách, hệ thống bếp, nhà tắm, phòng ngủ riêng.

Ý tưởng của căn hộ dual key là “căn hộ 2 trong 1”. Đây là loại hình căn hộ thích hợp với các gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống, vừa có tính kết nối và vẫn đảm bảo tính riêng tư cho các thành viên. Và rất dễ để gộp 2 căn hộ thành một bằng cách tháo dỡ bức tường ngăn cách.

Tại Việt Nam, không có nhiều căn hộ Dual-key và bạn có thể tìm thấy chúng tại các chung cư cao cấp.

duplex-apartment-style

9. Căn hộ thông tầng - Căn hộ Duplex - Duplex apartment

Căn hộ duplex với các tên gọi khác như: Căn hộ thông tầng, căn hộ 2 tầng, duplex apartment, … là loại căn hộ có ít nhất 2 tầng liền kề nhau trong tòa nhà. Có cầu thang ở ngay bên trong căn hộ. Căn hộ duplex có thể nằm xen kẽ giữa các tầng - không nhất thiết phải ở trên tầng cao nhất như penthouse. Diện tích: từ 100m2 - 300m2.

Với diện tích thông tầng, căn hộ duplex sẽ có nhiều diện tích sử dụng không chỉ dành cho những chức năng cơ bản, người thuê sẽ có nhiều không gian khác như phòng đọc sách, phòng bar, phòng massage, … thích hợp với các gia đình đông người hoặc một nhóm bạn.

Thiết kế duplex phổ biến tại Việt Nam:

  • Tầng 1: phòng khách, phòng ăn, nhà bếp, khu vực giặt đồ, phòng đọc sách, phòng tắm, phòng cho người giúp việc, …
  • Tầng 2: các phòng ngủ và phòng tắm

Đọc thêm: Căn hộ duplex là gì? 5 ưu điểm và 5 nhược điểm bạn cần biết trước khi thuê

sky-villa-apartment-in-vietnam

10. Căn hộ Sky Villa - Sky Villa Apartment

Căn hộ sky villa - sky villa apartment là sự kết hợp giữa biệt thự đơn lập và căn hộ, tạo nên một không gian sống trên cao cực kỳ sang trọng, đẳng cấp với đầy đủ tiện nghi như hồ bơi, sân vườn, phòng tập gym và view nhìn rộng lớn. Bên cạnh đó, căn hộ Sky Villa thường có thiết kế thông tầng để mở rộng tối đa diện tích cũng như tầm nhìn. Diện tích: từ 150m2 trở lên.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, các dự án căn hộ Sky Villa khá nổi tiếng như:

11. Căn hộ tầng hầm - Basement apartment

Căn hộ tầng hầm thường xuất hiện tại trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay Hồ Chí Minh – nơi có các tòa nhà cao tầng và mật độ dân số đông. Tầng hầm tại các tòa nhà được chủ sở hữu tận dụng và cải tạo lại thành căn hộ và cho thuê, nhằm kiếm thêm thu nhập và gia tăng giá trị cho bất động sản.

Căn hộ tầng hầm là căn hộ nằm ở tầng hầm của tòa nhà. Đặc điểm nổi bật của basement apartment là nằm dưới lòng đất, không hoặc ít ánh sáng tự nhiên, trần nhà thấp và có lối lên/xuống riêng biệt.

Căn hộ dưới tầng hầm có các ưu điểm như giá thuê rẽ hơn so với các căn hộ thông thường khác, nhiệt độ mát hơn, nhiều sự riêng tư hơn, việc cải tạo có thể dễ dàng được chấp nhận và nằm ở vị trí trung tâm của thành phố.

Đọc thêm: Căn hộ tầng hầm là gì? Tất cả mọi thứ bạn cần biết trước khi thuê

Lời kết

Bạn thấy đấy, có rất nhiều loại căn hộ cho thuê tại Việt Nam. Tuy có đôi chút linh hoạt về thiết kế và định nghĩa để phù hợp, nhưng về cơ bản thì các loại hình căn hộ gần giống với các quốc gia khác.

Qua bài viết này, JHouse hi vọng mang đến cho bạn sự am hiểu nhất định về 11 loại căn hộ cho thuê phổ biến tại Việt Nam. Giúp bạn dễ dàng lựa chọn loại căn hộ tốt nhất với ngân sách và nhu cầu sử dụng. Đã đến lúc bắt đầu tìm kiếm căn hộ hoàn hảo đó, chúng tôi ở đây để giúp bạn tìm thấy nó nhanh hơn.

 

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. 

Hợp Đồng Đặt Cọc Thuê Nhà Là Gì? Download Hợp Đồng Đặt Cọc Chuẩn 2021

Hợp Đồng Đặt Cọc Thuê Nhà Là Gì? Download Hợp Đồng Đặt Cọc Chuẩn 2021

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì? Có cần phải ký hợp hợp đồng đặt cọc không? Khi nào thì cần sử dụng thỏa thuận đặt cọc thuê nhà? … Các câu hỏi đại loại như thế. Bạn thuê nhà và khoảng 10, 20 hay 30 ngày sau đó bạn mới chuyển đến ở. Nếu bạn chỉ thỏa thuận miệng mà không ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà. Đây là rủi ro mà bạn có thể sẽ gặp: chủ nhà có thể tìm người thuê khác mà không đợi bạn; chủ nhà nhận tiền cọc của bạn nhưng cho người khác thuê nhà; chủ nhà không trả tiền đặt cọc khi bạn hết hợp đồng (rất ít nhưng có những chủ nhà như thế), …

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì? Và, Tải miễn phí mẫu thỏa thuận đặt cọc thuê nhà mới nhất 2021

Tiền đặt cọc là một số tiền lớn, có thể rơi vào khoảng từ 1 đến 3 tháng tiền thuê nhà. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng số tiền của bạn được sử dụng hiệu quả và an toàn quay trở về với bạn khi kết thúc hợp đồng. Hãy để tiền đặt cọc của bạn an toàn hơn bằng cách ký thỏa thuận đặt cọc thuê nhà với chủ nhà. Nhưng trước tiên bạn cần hiểu bản chất của hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì đã, hãy tiếp tục cùng JHouse.

[caption id="attachment_19704" align="alignnone" width="800"] what-is-security-deposit-agreement Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì?[/caption]

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì?

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà hay thỏa thuận đặt cọc thuê nhà là thỏa thuận để đảm bảo thực hiện hợp đồng thuê nhà giữa người thuê và người cho thuê nhà.

Bản chất của hợp đồng đặt cọc thuê nhà là hợp đồng để các bên cam kế và đảm bảo thực hiện một hợp đồng khác. Trong trường hợp này, người thuê và người cho thuê nhà ký biên bản đặt cọc thuê nhà để đảm bảo thực hiện hợp đồng thuê nhà.

Điều kiện bắt buộc để tiến hành ký thỏa thuận đặt cọc thuê nhà là người cho thuê nhà đồng ý cho người thuê nhà thuê nhà.

Để đơn giản hơn, các thỏa thuận đặt cọc có thể là một điều khoản trong hợp đồng thuê nhà.

Khi nào sử dụng hợp đồng đặt cọc thuê nhà? Thỏa thuận đặt cọc thường được sử dụng khi người thuê chưa chuyển đến ở ngay, mà đặt cọc trước để giữ căn nhà và đảm bảo sẽ thuê nhà như đã cam kết. Tránh trường hợp người cho thuê nhà cho người khác thuê nhà.

Nếu bạn quan tâm đến ý nghĩa của tiền đặt cọc là gì? cũng như có bao nhiêu loại tiền đặt cọc khi thuê nhà và 14 câu hỏi quan trọng bạn cần biết về tiền đặt cọc thuê nhà. Hãy tìm hiểu ngay trước khi ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà.

6 điều khoản mọi hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần phải có

1. Thông tin căn nhà/ căn hộ

Thông tin căn nhà/ căn hộ cần ghi chi tiết và chính xác như: Tên tòa nhà, block, mã căn hộ, tầng, diện tích, mục đích sử dụng, ngày chuyển vào ở, số lượng người ở, thời gian thuê, …

2. Số tiền đặt cọc và thời gian thanh toán

  • Điều khoản đặt cọc thuê nhà phải có số tiền đặt cọc chi tiết và chính xác. Tiền đặt cọc thuê nhà sẽ bao gồm: tiền đặt cọc thuê nhà, tiền đặt cọc cho thú cưng, tiền đặt cọc cho tài sản có giá trị và đặt cọc chổ đậu xe ô tô.
  • Phải có thời gian thanh toán (ngày thanh toán cụ thể). Thường là cùng ngày ký hợp đồng đặt cọc hoặc sau 1-2 ngày.

3. Lãi suất của khoản tiền đặt cọc

Tại Việt Nam, không yêu cầu bạn ký quỹ tiền đặt cọc thuê nhà. Chỉ cần bạn thanh toán tiền đặt cọc và chủ nhà sẽ giữ chúng. Để không rắc rối, chủ nhà thường để mức lãi suất là 0%, có thể hiểu là không tính lãi suất với số tiền đặt cọc. Tuy nhiên, bạn cần hỏi chủ nhà về mức lãi suất khoản tiền đặt cọc nếu có.

4. Trách nhiệm của các bên

Bao gồm tất cả những công việc, trách nhiệm và quyền của các bên khi ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà. Bên A cần chuẩn bị căn hộ sẳn sàng, sửa chữa, mua thêm nội thất nếu có, … Bên B cần thanh toán tiền đặt cọc

5. Trường hợp mất và trừ tiền đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc cần nêu rõ các trường hợp bạn bị trừ tiền đặt cọc hoặc mất tiền đặt cọc thuê nhà. Kèm theo lý do và các điều kiện cụ thể.

Điều bạn thật sự tìm hiểu trước khi ký hợp đồng thuê nhà là khi nào chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn?

6. Hoàn trả tiền đặt cọc

Thỏa thuận đặt cọc cần bao gồm quy trình và điều kiện trả lại tiền đặt cọc cho bạn. Thời gian trả lại tiền đặt cọc - số ngày nhất định, ví dụ: sau 7 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thuê nhà.

Tìm hiểu ngay 11 mẹo để bảo vệ tiền đặt cọc của bạn4 cách đơn giản để lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà khi kết thúc hợp đồng thuê nhà. [caption id="attachment_19702" align="alignnone" width="800"]sample-security-deposit-agreement-in-vietnam Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất 2021[/caption]

Download Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất

Dưới đây là một ví dụ về hợp đồng đặt cọc thuê nhà mà bạn có thể ký với chủ nhà. Thông thường, hợp đồng đặt cọc sẽ do chủ nhà/ công ty quản lý chuẩn bị. Bạn không cần phải tự mình chuẩn bị, nhưng JHouse muốn cung cấp cho bạn thỏa thuận mẫu để bạn có thể sử dụng và so sánh nếu cần.


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độ lập – Tự do – Hạnh phúc

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm 2021.

Bên cho thuê nhà (Bên A) Họ và tên:                                          Năm sinh:                              CMND: Điện thoại:                                         Email: Địa chỉ: Là đại diện/ chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà/ căn hộ: Bên thuê nhà (Bên B) Họ và tên:                                          Năm sinh:                              CMND: Điện thoại:                                         Email Địa chỉ:

Sau khi cùng bàn bạc và thỏa thuận, chúng tôi thống nhất nội dung các điều khoản của hợp đồng đặt cọc thuê nhà này như sau:

Điều 1:  Đối tượng của hợp đồng Bên A đồng ý cho Bên B thuê căn hộ với các thông tin chi tiết sau:

  • Tên tòa nhà:
  • Địa chỉ:
  • Mã căn hộ:
  • Diện tích:
  • Nội thất:
  • Mục đích sử dụng: Để ở
  • Số lượng người ở: ___ người
  • Ngày chuyển vào ở: ___/___/ 2021
  • Giá thuê: ___ vnđ, chưa bao gồm phí quản lý và các chi phí khác.
  • Thời hạn hợp đồng: ___ tháng

Điều 2: Tiền đặt cọc và thời gian thanh toán Tiền đặt cọc này là khoản bảo đảm mà Bên B sẽ thực hiện và tuân thủ tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê. Số tiền đặt cọc, thời gian thanh toán và phương thức thanh toán như sau:

  • Tổng số tiền đặt cọc thuê nhà mà Bên B cần thanh toán cho Bên A là: ___ vnđ.
  • Thời gian thanh toán:
  • Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng.

Số tiền đặt cọc bảo đảm này không được sử dụng để trả tiền thuê nhà mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên A.

Điều 3: Tính lãi suất với khoản tiền đặt cọc Hai bên thống nhất không tính lãi suất với khoản tiền đặt cọc thuê nhà này.

Điều 4: Trách nhiệm của Bên A và Bên B Trách nhiệm của Bên A:

  • Đảm bảo là người sở hữu/ sử dụng/ quản lý hợp pháp của căn hộ.
  • Chuẩn bị hợp đồng thuê nhà và các biên bản kiểm tra, bàn giao trang thiết bị - nội thất căn hộ cho Bên B.
  • Chuẩn bị căn hộ, vệ sinh sạch sẽ, thông báo cho ban quản lý tòa nhà, và mua thêm các thiết bị - nội thất như đã thỏa thuận với Bên B.
  • Bảo đảm quyền sử dụng trọn vẹn và riêng tư cho Bên B.
  • Sữa chữa kịp thời những hư hỏng do hao mòn tự nhiên đối với căn hộ.
  • Chịu các khoản thuế phát sinh từ thu nhập cho thuê (nếu có).
  • Thực hiện hợp đồng đặt cọc này. Nếu Bên A không thực hiện/ vi phạm hợp đồng đặt cọc/ hợp đồng thuê nhà, Bên A cần hoàn trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận của bên B và bồi thường vi phạm với số tiền bằng ___ lần số tiền mà Bên B đã đặt cọc.
  • Cung cấp cho bên B phiếu thu tiền đặt cọc thuê nhà.
  • Bên A không chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp về tiền đặt cọc giữa những người thuê với nhau.
Trách nhiệm của bên B:
  • Ký kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà như đã thỏa thuận với Bên A.
  • Thanh toán tiền đặt cọc đúng quy định.
  • Thanh toán đầy đủ tiền nhà và các hóa đơn tiện ích.
  • Sử dụng căn hộ đúng mục đích.
  • Không chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà.
  • Sửa chữa, thay thế kịp thời các hư hỏng - mất mát tài sản bên trong căn hộ.
  • Thực hiện các điều khoản khác được ghi trong hợp đồng thuê nhà.

Điều 5: Trường hợp mất và trừ tiền đặt cọc Bên B chịu mất toàn bộ tiền đặt cọc trong các trường hợp sau:

  • Không thực hiện hợp đồng thuê nhà, sau ___ ngày kể từ ngày chuyển vào ở, nếu bên B không chuyển vào ở, bên B sẽ mất toàn bộ tiền đặt cọc.
  • Kết thúc hợp đồng thuê trước thời hạn.
  • Không thanh toán tiền thuê nhà.

Bên B chịu trừ tiền đặt cọc trong các trường hợp sau:

  • Hư hỏng, mất mát các trang thiết bị - nội thất bên trong căn hộ mà lỗi do Bên B gây ra và không khắc phục. Loại trừ các hao mòn tự nhiên.
  • Chi phí sơn lại căn hộ (nếu có).
  • Chi phí dọn dẹp, vệ sinh lại căn hộ. Nếu khi chuyển ra, bên B không vệ sinh căn hộ.
  • Chi phí vận chuyển đồ đạc, thiết bị mà bên B để lại sau khi chuyển đi.
  • Không thanh toán các hóa đơn tiện ích nếu có theo các điều khoản của hợp đồng cho thuê.

Đối với các chi phí sửa chữa hư hỏng, thay thế, sơn lại, vệ sinh, vận chuyển đồ đạc, … Bên A sẽ cung cấp các hóa đơn/ biên nhận cho các chi phí đó. Bên A không trừ tiền đặt cọc đối với các hư hỏng do hao mòn tự nhiên và các vấn đề bất khả kháng (lũ lụt, bão, cháy, chiến tranh, dịch bệnh, …)

Điều 6: Hoàn trả tiền đặt cọc Bên A sẽ hoàn trả tiền đặt cọc cho bên B với các nội dung sau:

  • Thời gian hoàn trả tiền đặt cọc: sau ___ ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thuê nhà.
  • Số tiền: _____ vnđ
  • Hình thức hoàn trả tiền đặt cọc: Tiền mặt hoặc chuyển khoản cho Bên B.
  • Bên B thông báo bằng văn bản hoặc email cho bên A về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước 30 ngày ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thuê nhà.
  • Bên B thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà và các hóa đơn tiện ích.
  • Bên B sửa chữa các hư hỏng, thay thế các tài sản bị mất, vệ sinh, sơn lại (nếu có), dọn dẹp đồ đạc của Bên B ra khỏi căn hộ.
  • Trả lại toàn bộ chìa khóa căn hộ cho Bên A.
  • Không vi phạm các điều khoản khác được quy định trong hợp đồng thuê nhà.

Hợp đồng đặt cọc này có hiệu lực kể từ ngày ký và được làm thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.

Chữ ký xác nhận của Bên A và Bên B


 

JHouse đã chuẩn bị sẵn file Word cho bạn, click vào đường link bên dưới để tải về và điều chỉnh phù hợp với bạn.

Download miễn phí: Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất 2021 (song ngữ Việt/Anh)

Ngoài thỏa thuận đặt cọc với các điều khoản chi tiết cũng như các chính sách và thủ tục đối với tiền đặt cọc. Bạn cần yêu cầu chủ nhà xác nhận đã nhận tiền đặt cọc bằng phiếu thu tiền đặt cọc thuê nhà. Biên nhận thu tiền đặt cọc được coi là bằng chứng chủ nhà đã nhận tiền đặt cọc của bạn.

Rủi ro luôn tiềm ẩn, tốt hơn hết là bạn nên biết và tránh xa chúng. Thỏa thuận đặt cọc sẽ đảm bảo số tiền của bạn được sử dụng hiệu quả và an toàn quay trở về với bạn khi kết thúc hợp đồng. Qua bài viết hướng dẫn này, JHouse hi vọng bạn đã hiểu thế nào là Hợp đồng đặt cọc thuê nhà với các điều khoản cần phải có và có thể sử dụng hợp đồng đặt cọc mẫu khi cần.

Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên bài viết này chỉ mang tính chất hướng dẫn. Nó không phải là tư vấn pháp lý. Vui lòng liên hệ luật sư tư vấn để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn.

 

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. 

 
Sự Khác Nhau Giữa Hao Mòn Tự Nhiên Và Thiệt Hại Tại Sản Là Gì?

Sự Khác Nhau Giữa Hao Mòn Tự Nhiên Và Thiệt Hại Tại Sản Là Gì?

Hao mòn tự nhiên là điều không thể tránh khỏi trong cho thuê căn hộ. Người thuê có trách nhiệm chăm sóc và duy trì căn hộ ở tình trạng tốt nhất, nhưng có một số sự hư hỏng nhất định sẽ xảy ra khi căn hộ cũ đi. Đây không phải là kết quả của việc bạn lạm dụng hoặc cố tình, có nghĩa là bạn không thể chịu trách nhiệm về việc đó. Tuy nhiên, đôi khi có thể khó phân biệt được sự khác nhau giữa hao mòn thông thường và hư hỏng tài sản khi kiểm tra căn hộ.

Sự khác nhau giữa hao mòn tự nhiên và cố ý gây thiệt hại về tài sản là gì?

Vậy, định nghĩa chính xác về hao mòn tự nhiên là gì? Ai là người chịu trách nhiệm với các thiệt hại do hao mòn tự nhiên gây ra? Và, chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc của bạn với các hao mòn tự nhiên không?

Dưới đây là một số hướng dẫn để xác định xem thiệt hại đối với tài sản bên trong căn hộ của bạn có phải là kết quả của việc sử dụng hàng ngày hay không.

what-is-normal-wear-and-tear

Hao mòn tự nhiên là gì?

Hao mòn tự nhiên là thiệt hại xảy ra một cách tự nhiên theo thời gian của bất động sản do quá trình sử dụng và lão hóa. Hao mòn là kết quả của việc sử dụng tài sản hàng ngày của người thuê. Nó cũng có thể đơn giản là kết quả của việc bất động sản cũ đi theo thời gian và chịu tác động của các lực tự nhiên.

Hao mòn tự nhiên là tình trạng giảm sút về số lượng, chất lượng, giá trị tài sản ngoài ý muốn của con người trong quá trình sử dụng và bảo quản tài sản. Hao mòn là điều gì đó chỉ xảy ra theo thời gian với việc sử dụng tài sản bình thường - không cố ý gây ra hoặc do sử dụng sai mục đích hoặc lạm dụng. Hao mòn tự nhiên được coi là một phần của khấu hao bình thường.

Một số ví dụ về hao mòn tự nhiên khi thuê nhà

Hao mòn bình thường là sự suy giảm dự kiến ​​về tình trạng của tài sản do sử dụng bình thường hàng ngày. Đó là sự xuống cấp xảy ra trong quá trình sử dụng tài sản trong căn hộ. Nó không phải do lạm dụng, sơ suất, tai nạn, khách, thú cưng hoặc không dọn dẹp.

  • Sơn bị phai màu hoặc giấy dán tường bị mờ, rách nhẹ
  • Các vết nứt trên tường hoặc trần nhà
  • Các lỗ nhỏ trên tường do đinh bấm hoặc đinh do treo áp phích
  • Vết lõm nhỏ trên tường từ tay nắm cửa
  • Tay nắm cửa lỏng lẻo
  • Thảm bị phai màu hoặc mòn mỏng do đi lại
  • Rèm bụi hoặc mờ do ánh nắng mặt trời
  • Độ bẩn vừa phải trên thảm
  • Các vết xước nhỏ trên sàn gỗ
  • Gạch men sàn nhà bị mờ hoặc bị xước
  • Cửa không đóng lại do độ ẩm bị phồng lên
  • Cửa tủ bị cong vênh không đóng lại được
  • Thay pin cho điều khiển tivi, máy lạnh, quạt
  • Vòi hoa sen thoát nước chậm do tích tụ đường ống
  • Chà ron lỏng lẻo trong gạch phòng tắm
  • Men bị mòn hoặc xước trong bồn tắm, bồn rửa hoặc bồn cầu
  • Ổ cắm điện bị cháy hoặc vòi nước bị rò rỉ
  • Đèn trần nhà bị cháy hoặc mờ
  • Máy lạnh giảm chất lượng hoặc quạt phát ra tiếng kêu lớn hơn bình thường
  • Đồ dùng nhà bếp như: đũa, muỗng, nĩa, dao, … bị thiếu, hư hỏng, giảm chất lượng
  • Mọi thiết bị bị mòn do sử dụng theo thời gian

Sự hao mòn có thể được định nghĩa thêm là sự hư hỏng có thể xảy ra một cách hợp lý. Ví dụ: Bạn chuyển nhà, có một số cọ xát giữa việc khuân vác hành lý với bức tường. Các vết xước nhỏ trên tường sẽ được xem là hao mòn bình thường.

Tại sao xác định hao mòn tự nhiên lại quan trọng khi thuê nhà?

Việc xác định đâu là hao mòn thông thường và đâu là thiệt hại tài sản trong căn hộ cực kỳ quan trọng đối với bạn và chủ nhà. Việc xác định hao mòn tự nhiên sẽ giúp bạn tránh các tranh chấp với chủ nhà khi chuyển ra. Chủ nhà không thể trừ tiền cho các hao mòn bình thường, nhưng chủ nhà có thể trừ tiền cho các thiệt hại mà bạn gây ra. Tiền để sửa chữa những thiệt hại thường được khấu trừ từ tiền đặt cọc bạn.

Nói tóm lại, việc xác định hao mòn tự nhiên sẽ giúp bạn:

  • Tránh các tranh chấp với chủ nhà, và
  • Không bị từ tiền một cách vô lý

Đọc thêm: Làm thế nào để lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà? 4 cách đơn giản

difference-between-wear-and-tear-vs-damage

Sự khác nhau giữa hao mòn tự nhiên và thiệt hại tài sản là gì?

Về cơ bản, các hao mòn tự nhiên của tài sản vượt mức thông thường sẽ được xem là thiệt hại. Vậy, làm thế nào để bạn có thể phân biệt được hao mòn thông thường và thiệt hại?

Bắt đầu với câu hỏi “Thiệt hại về tài sản là gì?”. Thiệt hại không phải tự nhiên mà có. Thiệt hại là do người thuê nhà gây ra chứ không phải do tuổi tác. Đó là tác hại ảnh hưởng đến giá trị, tính hữu dụng hoặc chức năng bình thường của tài sản. Thiệt hại này có thể do cố ý, cẩu thả, bất cẩn hoặc lạm dụng có thể ảnh hưởng đến chức năng bình thường hoặc tính hữu dụng của tài sản.

Chúng ta có thể xem khác nhau giữa hao mòn tự nhiên và thiệt hại tài sản theo bảng mô tả bên dưới kèm theo các ví dụ.

Ví dụ Hao mòn thông thường Thiệt hại về tài sản
Ý nghĩa Thiệt hại xảy ra một cách tự nhiên theo thời gian do quá trình sử dụng và lão hóa Thiệt hại xảy ra do người thuê nhà gây ra do cố ý, cẩu thả, bất cẩn hoặc lam dụng
Thảm sàn nhà Thảm bị mòn hoặc phai màu Thảm bị rách hoặc cháy hoặc do thú cưng cào xé
Tường Tường bị xước nhẹ, vết lõm nhỏ Vết lõm hoặc lỗ lớn trên tường, sơn màu khác
Cửa Phai màu, không đóng lại do độ ẩm bị phồng lên hoặc cong vênh. Tay nắm cửa lỏng lẻo, vết lõm nhỏ trên tường từ tay nắm cửa Bị móp/ sứt mẻ ở góc, vết xước lớn, vết lõm lớn, vết bẩn, hình vẻ nguệch ngoạc
Sàn gỗ Bị mờ do ánh sáng mặt trời, các vết trầy xước nhỏ do sử dụng lâu ngày Vết trầy xước lớn, bể hoặc mất vài miếng lót sàn
Rèm cửa Bị mờ do ánh sáng mặt trời hoặc các vết xước nhỏ hoặc một ít bụi bẩn Bị cháy, các vế xước lớn, bị rách hoặc các vết ố đen hoặc thiếu
Sofa Bụi bẩn, phai màu, các vết xước nhỏ Bị ố màu, vết rách lớn, thú cưng cào xé, lủng lỗ do cháy

Chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc với các hao mòn tự nhiên không?

Mọi tài sản đều bị hao mòn tự nhiên và chủ nhà không thể khấu trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn để bù đắp cho các hao mòn tự nhiên đó. Nếu bạn dọn dẹp thường xuyên và bảo quản tốt căn hộ, thì theo nguyên tắc chung, chủ nhà luôn có trách nhiệm sửa chữa những hao mòn tự nhiên sau khi bạn dọn đi.

Nếu bạn chỉ đơn giản là sống trong căn hộ và không làm hư hại bất cứ thứ gì do lạm dụng, sơ suất, tai nạn, khách, thú cưng hoặc không dọn dẹp, thì chủ nhà không có quyền khấu trừ bất kỳ khoản tiền đặt cọc nào của bạn.

Đọc thêm: Khi nào chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn?

Mẹo để tránh tranh chấp về hao mòn tự nhiên với chủ nhà?

Với tư cách là người thuê nhà, bạn có trách nhiệm giữ cho căn hộ của mình ở tình trạng tốt nhất cho bạn và chủ nhà. Biết chính xác những hư hỏng thuộc hao mòn tự nhiên là một phần quan trọng để bạn sử dụng tài sản trong căn hộ. Đó mới chỉ là bước đầu tiên. Bạn cần thực hiện các mẹo sau để tránh tranh chấp về hao mòn thông thường với chủ nhà.

move-in-apartment-inspection

Bạn cần phải kiểm tra số lượng và tình trạng của tài sản bên trong căn hộ trước khi chuyển đến ở - để không bị đổ lỗi cho bất kỳ hư hỏng và thiệt hại nào đã có từ trước. Cho dù bạn là người thuê nhà lần đầu hoặc thuê nhà lâu năm - bạn không nên bỏ qua việc kiểm tra tình trạng căn hộ lúc chuyển đến. Đây là một công cụ hữu ích giúp bạn loại bỏ các rủi ro mất hoặc bị trừ tiền đặt cọc hoặc đền bù thiệt hại trong tương lai.

Một thực tế là chúng ta không thể nhớ tất cả trang thiết bị và nội thất bên trong căn hộ. Và càng không thể nhớ tình trạng hư hỏng của chúng. Vì thế, bạn cần danh sách bàn giao trang thiết bị nội thất trước khi chuyển vào. Nó giúp bạn và chủ nhà biết chính xác bên trong căn hộ bao gồm những trang thiết bị và nội thất gì và tình trạng của chúng như thế nào. Mục đích: Ngăn ngừa không rủi ro, không tranh chấp sau này và đảm bảo quyền lợi chính đáng của bạn khi thuê nhà.

  • Kiểm tra căn hộ định kỳ

Kiểm tra định kỳ trang thiết bị nội thất bên trong căn hộ là cách tốt nhất để bạn biết tình trạng hoạt động của chúng. Cập nhật tình hình thực tế, sửa chữa hoặc yêu cầu chủ nhà bảo trì định kỳ. Bạn nên thực hiện kiểm tra định kỳ căn hộ của mình, tốt nhất là 3 tháng một lần.

  • Yêu cầu chủ nhà bảo trì định kỳ hoặc đột xuất

Có những thiết bị cần bảo trì định kỳ như: Máy lạnh, máy giặt, đường ống thoát nước, bóng đèn, các thiết bị điện, … Tất cả chi phí liên quan đến bảo trì định kỳ sẽ do chủ nhà thanh toán. Bạn cần yêu cầu chủ nhà kiểm tra và bảo trì định kỳ hoặc đột xuất nếu phát hiện điều bất thường. Đây là cách chủ nhà phục vụ khách thuê và duy trì căn hộ ở trạng thái tốt nhất cho người thuê sử dụng.

Nếu thiệt hại tài sản là do chủ nhà không bảo quản, bảo trì căn hộ đúng cách, thì chủ nhà không thể khấu trừ tiền đặt cọc của bạn, ngay cả khi thiệt hại nằm trong căn hộ của bạn.

  • Danh sách tính phí cho các thiệt hại

Bạn có thể yêu cầu chủ nhà cung cấp danh sách tính phí dự kiến cho các thiệt hại tài sản khi ký hợp đồng thuê nhà. Đây là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, không phải chủ nhà nào cũng cung cấp cho bạn danh sách tính phí cho các thiệt hại. Khi chuyển đi, nếu có phát sinh thiệt hại tài sản, bạn cần yêu cầu chủ nhà cung cấp danh sách tính phí cho các thiệt hại. Danh sách cần nêu rõ các thiệt hại thực tế đi kèm với chi phí phù hợp.

Tìm hiểu thêm tất cả những điều bạn cần biết về tiền đặt cọc11 mẹo để bảo vệ tiền đặt cọc của bạn khi thuê nhà tại Việt Nam.

Biết cách phân biệt hao mòn tự nhiên và hư hỏng là điều quan trọng đối với bạn và chủ nhà. Không có bất kỳ tranh chấp nào giữa bạn và chủ nhà khi kết thúc hợp đồng thuê. Chủ nhà cần trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bạn khi chuyển đi. Tất nhiên, bạn cần chăm sóc và duy trì căn hộ ở tình trạng tốt nhất. Một phần rất nhỏ trong hợp đồng thuê, nhưng biết về chúng là cách tốt nhất để bạn loại bỏ rủi ro về sau.

 

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.

[:]
Khi Nào Chủ Nhà Có Thể Trừ Tiền Đặt Cọc Thuê Nhà Của Bạn?

Khi Nào Chủ Nhà Có Thể Trừ Tiền Đặt Cọc Thuê Nhà Của Bạn?

Tiền đặt cọc thuê nhà được xem như là một phương tiện đảm bảo hữu hình trong trường hợp người thuê làm hư hỏng, mất tài sản hoặc không thực hiện các điều khoản của hợp đồng thuê. Mục đích thực sự của nó là cung cấp cho chủ nhà sự an toàn nhất định. Chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn nếu bạn không trả tiền thuê hoặc gây ra những thiệt hại về tài sản.

Các trường hợp chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn? JHouse sẽ cung cấp cho bạn thông tin và mẹo hữu ích với 7 trường hợp khấu trừ tiền đặt cọc thuê nhà phổ biến. Giúp bạn tránh các tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà với chủ nhà và lấy lại toàn bộ số tiền đặt cọc khi kết thúc thời gian thuê nhà.

general-regulation-for-legally-deduct-security-deposits

Các quy tắc chung để trừ tiền đặt cọc thuê nhà hợp pháp

Nhìn chung, hầu hết các chủ nhà sẽ vui vẻ trả lại tiền đặt cọc của bạn nếu bạn giữ căn hộ trong tình trạng tốt và thực hiện đúng các điều khoản được nêu trong hợp đồng thuê nhà.

Tuy nhiên, trong quá trình ở và chuyển đi sẽ phát sinh các vấn đề về hư hỏng, mất mát, vệ sinh, sơn nhà, thanh toán các hóa đơn, phá vỡ hợp đồng, … Tiền đặt cọc của bạn sẽ đảm bảo cho tất cả những việc này. Chủ nhà có thể khấu trừ toàn bộ hoặc một phần tiền đặt cọc thuê nhà của bạn để chi trả cho các vấn đề nêu trên. Khấu trừ tiền đặt cọc cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung để đảm bảo tính hợp pháp và không xảy ra tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà. Tuân thủ các nguyên tắc chung sau:

  • Được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê nhà
  • Có bằng chứng về việc mất mát tài sản
  • Có phát sinh hư hỏng tài sản (loại trừ hao mòn tự nhiên)
  • Không tính phí hư hao tài sản do hao mòn tự nhiên
  • Không khấu trừ với những vấn đề bất khả kháng (lũ lụt, bão, cháy, chiến tranh, dịch bệnh, …)
  • Cung cấp hóa đơn/ biên nhận của tất cả các sửa chữa hoặc mua mới
  • Đọc thêm: Tất cả mọi thứ bạn cần biết về tiền đặt cọc thuê nhà

Xem thêm: Tiền Đặt Cọc Thuê Nhà Là Gì? Tất Cả Mọi Thứ Bạn Cần Biết

Chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc của bạn khi nào?

Chủ nhà có quyền khấu trừ một phần hoặc toàn bộ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn nếu phát sinh vấn đề miễn sao có lý do chính đáng và được quy định trong hợp đồng thuê nhà. Vậy, khi nào chủ nhà sẽ trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn? Dưới đây là 7 trường hợp trừ tiền đặt cọc thuê nhà phổ biến của bạn.

1. Trừ tiền đặt cọc thuê nhà khi có thiệt hại về tài sản

Quá rõ ràng phải không? Tất cả hư hỏng và mất mát các tài sản bên trong căn hộ do bất kỳ nguyên nhân nào từ bạn hoặc bạn của bạn hoặc thú cưng của bạn. Bạn cần phải sửa chữa hoặc thay thế.

Nếu bạn chuyển ra khỏi căn hộ mà không sửa chữa hoặc thay thế các tài sản đã bị hư hỏng. Chắc chắn chủ nhà sẽ trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn. Nếu hư hỏng lớn vượt quá số tiền đặt cọc, bạn cần phải thanh toán thêm. Tuy nhiên, sẽ có những hư hao tài sản là hao mòn tự nhiên, chủ nhà sẽ không trừ tiền đặt cọc của bạn.

Mẹo ở đây là gì? Bạn cần kiểm tra tình trạng căn hộ trước khi chuyển đến và lập danh sách bàn giao tài sản bên trong căn hộ. Ngoài ra, khi có bất kỳ hư hỏng về tài sản, bạn cần thông báo cho chủ nhà để sửa chữa kịp thời.

Bạn có thể xem thêm để biết tất cả mọi thứ về tiền đặt cọc nuôi thú cưng và trừ tiền đặt cọc khi thú cưng của bạn làm hư hỏng tài sản.

2. Không dọn dẹp, làm sạch căn hộ trước khi chuyển đi

Khi bạn đến, chủ nhà đã chuẩn bị căn hộ thật sạch sẽ và ngăn nắp cho bạn. Khi bạn rời đi, bạn cần dọn dẹp và làm sạch căn hộ. Bạn có thể tự mình làm sạch căn hộ hoặc thuê dịch vụ vệ sinh nếu bạn có nhiều tiền. Chủ nhà sẽ vui vẻ trả lại tiền đặt cọc thuê nhà cho bạn khi nhìn thấy căn hộ sạch sẽ và gọn gàng.

Tuy nhiên, bạn rời đi và để lại rác, nhiều bụi bẩn, thực phẩm dư thừa, hoặc các tài sản cá nhân khác, …đây là lúc chủ nhà sẽ cấn trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn để thanh toán cho các dịch vụ dọn dẹp vệ sinh chuyên nghiệp.

3. Có nhiều trang thiết bị bị bỏ lại sau khi chuyển đi

Bạn có thể mua thêm các trang thiết bị và nội thất cho ngôi nhà của mình, để cá nhân hóa và tạo không gian sống tốt nhất với bạn. Bạn có thể mua thêm giường, nệm, sofa, dụng cụ tập thể dục, … Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn chuyển đi, bạn cần mang chúng theo hoặc cho ai đó.

Nếu bạn chuyển đi và bỏ lại toàn bộ trang thiết bị đó, có thể chủ nhà sẽ cấn trừ tiền đặt cọc của bạn để bỏ chúng ra khỏi căn hộ. Việc di chuyển và loại bỏ các vật dụng lớn sẽ tốn kém nhiều chi phí và nhân lực.

Trước khi chuyển đi, bạn có thể thanh lý các trang thiết bị và nội thất đó. Hoặc bạn có thể cho bạn bè hoặc ai đó cần chúng. Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ dọn vệ sinh. Hoặc bạn có thể đàm phán với chủ nhà để họ giúp bạn bỏ đi các vật dụng đó. Dù là gì, thì bạn cần phải trả lại căn hộ trở về trạng thái ban đầu.

deduct-deposit-when-the-tenant-doesnt-pay-rent

4. Không thanh toán tiền thuê nhà

Điều này có lẽ không quá ngạc nhiên. Nếu bạn rời khỏi căn hộ của mình mà không thanh toán tiền thuê nhà. Đây là lúc chủ nhà sẽ sử dụng tiền đặt cọc của bạn để trang trải tiền thuê nhà chưa thanh toán.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là mặc dù chủ nhà có thể trừ tiền thuê nhà chưa thanh toán từ tiền đặt cọc của bạn. Đừng nhầm lẫn tiền thuê nhà của tháng cuối cùng và tiền đặt cọc. Bạn không thể sử dụng tiền đặt cọc để trả tiền thuê nhà. Bạn cần thanh toán tiền thuê nhà tháng cuối cùng cho chủ nhà. Trừ các trường hợp khác được quy định trong hợp đồng thuê nhà.

5. Trừ tiền đặt cọc khi không thanh toán các hóa đơn tiện ích

Cũng giống như tiền thuê nhà chưa thanh toán, chủ nhà có thể sử dụng tiền đặt cọc của bạn để trang trải chi phí cho các hóa đơn tiện ích chưa thanh toán như: Điện, nước, internet, truyền hình cáp, phí giữ xe, sử dụng hồ bơi, …

Để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận lại toàn bộ tiền đặt cọc thuê nhà nhanh chóng và an toàn. Bạn cần thanh toán tiền thuê nhà và tất cả các hóa đơn tiện ích cho chủ nhà hoặc nhà cung cấp trước khi bạn chuyển đi.

deduct-security-deposit-for-repainting

6. Cấn trừ tiền đặt cọc khi cần sơn lại nhà

Thật thú vị khi biến căn hộ thành không gian sống với màu sắc của riêng bạn. Hầu hết các chủ nhà có thể cho phép bạn sơn lại căn hộ. Điều này có thể chủ nhà sẽ cần số tiền đặt cọc cao hơn mức quy định chung. Bạn cần thông báo và được chấp thuận từ chủ nhà.

Khi bạn chuyển ra khỏi căn hộ, tất nhiên, bạn cần sơn lại căn hộ cùng với màu sơn ban đầu khi bạn chuyển đến. Nếu bạn rời đi và không sơn lại căn hộ. Chủ nhà sẽ cấn trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn để trả chi phí sơn lại.

Mẹo ở đây là gì? Bạn cần thảo luận với chủ nhà về màu sắc mà bạn dự định sẽ sơn căn hộ. Xem họ có chấp nhận không, và liệu chủ nhà sẽ bắt bạn sơn lại khi bạn rời đi không. Sẽ có những màu sơn mà chủ nhà thích, và họ sẽ không yêu cầu bạn phải sơn lại hoặc trừ tiền đặt cọc của bạn.

7. Chấm dứt hợp đồng sớm

Hầu hết các hợp đồng thuê nhà tại Việt Nam đều quy định, nếu bạn chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm - bạn sẽ bị mất toàn bộ tiền đặt cọc thuê nhà.

Nếu bạn dự định chuyển ra ngoài trước khi kết thúc thời hạn thuê nhà, hãy kiểm tra hợp đồng thuê nhà của bạn để xem bạn có thể phải đối mặt với những hình phạt nào để không bị bất ngờ khi chuyển đi. Trong mọi trường hợp, hãy nói chuyện cởi mở với chủ nhà càng sớm càng tốt: trung thực và đi vào vấn đề. Ngoài ra, có vài cách để giảm thiểu hình phạt khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm như tìm một người thuê lại để tiếp tục hợp đồng thuê của bạn.

what-is-normal-wear-and-tear

Chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc với các hao mòn tự nhiên không?

Mọi tài sản đều bị hao mòn tự nhiên và chủ nhà không thể khấu trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn để bù đắp cho các hao mòn tự nhiên đó. Nếu bạn dọn dẹp thường xuyên và bảo quản tốt căn hộ, thì theo nguyên tắc chung, chủ nhà luôn có trách nhiệm sửa chữa những hao mòn tự nhiên sau khi bạn dọn đi.

Các hao mòn tự nhiên phổ biến như:

  • Rèm che nắng bị phai màu
  • Vết đốm nhỏ trên thảm
  • Vết nứt, rạn trên tường hoặc trần nhà
  • Cửa bị cong hoặc vênh
  • Đóng đinh các lỗ nhỏ trên tường do treo tranh, gương
  • Gạch men nền nhà bị mờ
  • Men bị mờ hoặc xước trong bồn tắm, bồn rữa hoặc bồn cầu
  • Bụi bẩn vừa phải
  • Giấy dán tường hoặc sơn bị mờ do ánh nắng mặt trời
  • Nếu bạn chỉ đơn giản là sống trong căn hộ và không làm hư hại bất cứ thứ gì do lạm dụng, sơ suất, tai nạn, khách, thú cưng hoặc không dọn dẹp, thì chủ nhà không có quyền khấu trừ bất kỳ khoản tiền đặt cọc nào của bạn.

Bạn cần làm gì khi bị trừ tiền đặt cọc thuê nhà?

Bạn sẽ vui vẻ và đồng ý với chủ nhà khi trừ tiền đặt cọc để giải quyết các vấn đề mà bạn đã gây ra. Nó hoàn toàn hợp pháp. Chủ nhà sẽ giải thích lý do tại sao bạn bị trừ tiền đặt cọc và cung cấp cho bạn hóa đơn/ biên nhận của tất cả các sửa chữa hoặc mua mới đó.

Tuy nhiên, có những trường hợp sẽ khiến bạn bực bội và khó chịu khi chủ nhà trừ tiền đặt cọc của bạn. Lý do không thật sự thuyết phục hoặc trừ tiền đặt cọc nhiều hơn thiệt hại thực tế. Bạn có quyền nổi nóng, nhưng tốt hơn hết bạn nên đọc lại tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê nhà để tìm ra lỗi sai của chủ nhà. Ý tưởng tốt dành cho bạn, hãy nói chuyện cởi mở với chủ nhà của bạn. Có thể chủ nhà nhầm lẫn hoặc sẵn sàng để bạn khắc phục.

Đừng bỏ qua 11 mẹo nhỏ để bảo vệ tiền đặt cọc quay trở lại ví của bạn - nơi nó thuộc về.

Tiền đặt cọc là một khoản tiền lớn và bạn muốn nhận lại toàn bộ tiền đặt cọc khi chuyển đi, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ hợp đồng trước khi ký. Không sửa chữa trái phép và thanh toán tiền thuê nhà cũng như các hóa đơn tiện ích đầy đủ. Đồng thời dọn vệ sinh căn hộ định kỳ và không làm hư hỏng tài sản. Sẽ không có bất kỳ khoản trừ tiền đặc cọc nào từ chủ nhà. Chủ nhà sẽ hoàn trả tiền đặt cọc thuê nhà cho bạn một cách nhanh chóng và đầy tôn trọng!

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế.

Làm Thế Nào Để Lấy Lại Tiền Đặt Cọc Thuê Nhà? 4 Cách Đơn Giản

Làm Thế Nào Để Lấy Lại Tiền Đặt Cọc Thuê Nhà? 4 Cách Đơn Giản

Thực tế “Tiền ra khỏi túi của bạn rất dễ dàng, nhưng lấy lại tiền thì hoàn toàn ngược lại”. Điều này hoàn toàn đúng với tiền đặt cọc thuê nhà của bạn. Để lấy lại tiền đặt cọc là một quá trình dài, đòi hỏi ban phải tuân thủ các quy tắc. Kết thúc hợp đồng thuê và chuyển ra, bạn mong muốn nhận lại toàn bộ tiền đặt cọc càng sớm càng tốt. Nhưng làm thế nào để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận lại tiền đặt cọc thuê nhà?

Làm thế nào để nhận lại tiền đặc cọc thuê nhà của bạn?

Chuyển đến một nơi ở mới, bạn có nhiều thứ cần phải chuẩn bị và cần có tiền để mua sắm nội thất, đặt cọc cho ngôi nhà mới, … Tất cả đều bắt đầu lại từ điểm xuất phát. Để giúp bạn tránh khỏi những căng thẳng không cần thiết. Hãy làm theo các mẹo đơn giản dưới đây để nhận lại tiền đặt cọc nhanh chóng.

Nhưng, trước tiên bạn cần phải biết ý nghĩa của tiền đặt cọc thuê nhà là gì? Và có bao nhiêu loại tiền đặt cọc khi thuê nhà. Tất cả mọi thứ bạn cần biết về khoản tiền đặt cọc thuê nhà của bạn tại Việt Nam sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích.

Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu quy trình lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà của bạn khi kết thúc hợp đồng thuê nhà. Hãy tuân thủ các bước của quy trình - đơn giản, dễ thực hiện và hữu ích cho bạn.

 security-deposit-agreement

Bước 1: Trước khi ký hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà là một ràng buộc pháp lý - nó đảm bảo quyền lợi cho cả chủ nhà và người thuê. Hợp đồng thuê nhà là một sợi dây công lý khi phát sinh vấn đề giữa hai bên. Chính vì thế bạn cần phải đọc và đọc tất cả các điều khoản có trong hợp đồng. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu hợp đồng thuê nhà của mình. Viết ra bất kỳ câu hỏi nào bạn có khi đọc hợp đồng thuê và sau đó thảo luận với chủ nhà để làm rõ mọi thứ.

Hãy dành riêng một điều khoản cho phần tiền đặt cọc trong hợp đồng thuê nhà. Hãy làm rõ số tiền cần đặt cọc, thời gian thanh toán đặt cọc, biên nhận đặt cọc, các khoản phí phát sinh từ tiền đặt cọc, chính sách hoàn trả tiền đặt cọc, khấu trừ tiền đặt cọc, hao mòn, … Mọi thứ càng rõ ràng sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro mất tiền đặt cọc khi kết thúc hợp đồng. Để an toàn hơn, bạn có thể yêu cầu chủ nhà cung cấp thỏa thuận đặt cọc thuê nhà.

Xem xét điều khoản chấm dứt hợp đồng thuê của bạn với các yêu cầu/ điều kiện mà bạn cần tuân theo để được hoàn lại tiền đặt cọc.

Đừng quên, yêu cầu chủ sở hữu cung cấp phiếu thu/ biên nhận đặt cọc thuê nhà cho bạn. Bất kỳ ai trong chúng ta sẽ có lúc bị lãng trí/ quên tạm thời. Thế nên hãy cung cấp các bằng chứng đã thanh toán tiền đặt cọc thuê nhà của bạn.

protection-your-deposit-by-move-in-apartment-inspection

Bước 2: Trước khi chuyển vào ở

Để bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc và thoải mái ở căn hộ mới. Bạn cần phải thực hiện hai bước kiểm tra trước khi chuyển vào ở. Không phải công việc vặt, đừng xem nhẹ chúng. Tốt hơn hết là bạn nên giữ mình an toàn và tránh phải trả tiền cho việc bạn không làm.

Kiểm tra tình trạng căn hộ trước khi chuyển đến

Kiểm tra căn hộ nên diễn ra trước khi bạn ký hợp đồng thuê. Điều này có thể giúp tránh hoặc giảm thiểu các tranh chấp với chủ nhà trong tương lai về tình trạng của căn hộ, cũng như cung cấp cho bạn một nơi ở an toàn và tiện nghi. Bạn cần kiểm tra những gì?

  • Ổ khóa và cửa ra/vào, cửa sổ
  • Hệ thống an ninh
  • Tường, trần nhà và sàn nhà
  • Hệ thống đèn chiếu sáng
  • Các thiết bị sử dụng điện
  • Dấu hiệu nấm mốc và côn trùng
  • Phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh, khu vực giặt là

Danh sách bàn giao nội thất, trang thiết bị bên trong căn hộ

Danh sách này sẽ giúp người bạn và chủ nhà biết chính xác bên trong căn hộ bao gồm những trang thiết bị và nội thất gì và tình trạng của chúng như thế nào. Ngăn ngừa các rủi ro và tranh chấp từ việc hư hỏng hoặc mất mát tài sản từ trước khi bạn chuyển vào ở. Và một điều vô cũng hữu ích là biết căn hộ còn thiếu những thiết bị và nội thất gì. Từ đó có thể đàm phán với chủ nhà cung cấp thêm. Danh sách bao gồm những gì?

  • Phòng khách
  • Phòng ngủ
  • Phòng bếp
  • Phòng tắm
  • Khu vực giặt là
  • Các hư hỏng & thay thế

Chụp ảnh hoặc quay video ngắn mọi vấn đề và đưa những vấn đề đó vào danh sách kiểm tra đã hoàn thành. Tốt hơn hết, nên có một cuộc thảo luận ngắn với chủ nhà để thống nhất và thực hiện các giải pháp cần thiết tiếp theo.

 repair-the-apartment-to-get-deposit-back

Bước 3: Trong khi ở

Bây giờ bạn đã hoàn toàn ở bên trong ngôi nhà thật sự của mình. Bây giờ cũng là lúc bạn bước vào bức tiếp theo của quy trình lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà. Bạn cần làm gì trong thời gian ở tại căn hộ để lấy lại tiền đặt cọc sau khi kết thúc hợp đồng thuê nhà? Câu trả lời có ngay bên dưới cho bạn.

Là một người thuê nhà tốt và thân thiện

Một người thuê nhà tốt sẽ giúp bạn có giao tiếp tốt trong cộng đồng cư dân trong tòa nhà, nhận được các đặc quyền và ưu ái từ chủ nhà. Với một người thuê nhà tốt - chủ nhà sẽ hoàn trả tiền đặt cọc nhanh chóng và thoải mái. Không có bất kỳ chủ nhà nào làm khó một người thuê nhà tốt bụng và thân thiện.

Để trở thành một người thuê nhà tốt, bạn cần giữ căn hộ sạch sẽ, thanh toán đầy đủ các hóa đơn, sửa chữa các hư hỏng kịp thời, không bị hàng xóm phàn nàn, giữ thú cưng an toàn trong căn hộ, tuân thủ các quy định của tòa nhà, …

Hoàn thành nghĩa vụ thanh toán - Không nợ bất cứ điều gì

Hãy chắc chắn rằng bạn hoàn thành thanh toán các hóa đơn của bạn. Như tiền thuê nhà, tiền điện, nước, WIFI, phí quản lý, giữ xe, sửa chữa các hư hỏng, … Việc hoàn thành các khoản thanh toán là cách lấy lại tiền cọc thuê nhà nhanh chóng từ chủ nhà.

Giữ căn hộ ở trạng thái tốt và thông báo các hư hỏng kịp thời cho chủ sở hữu

Giữ căn hộ sạch sẽ và không làm hưu hỏng nội thất và thiết bị bên trong căn hộ. Nếu có bất kỳ hư hỏng nào, bạn cần thông báo ngay cho chủ nhà để tiến hành các biện pháp sửa chữa hoặc thay thế. Bất kỳ cải tạo, sửa chữa trong căn hộ, … bạn cần phải thông báo với chủ nhà và được họ thông qua.

get-your-security-deposit-back-by-cleaning-repair

Bước 4: Trước khi chuyển ra ngoài

Đây là khoản thời gian nước rút, tiền đặt cọc cần trở về với bạn càng sớm càng tốt. Bạn cần chúng để chi trả cho căn hộ mới. Hãy thận trọng ở bước này trong quy trình lấy lại tiền đặt cọc của bạn. Thực hiện các bước phù hợp với các quy định trong hợp đồng thuê nhà của bạn. Bạn cần làm gì ở bước này?

Thông báo kết thúc hợp đồng - không gia hạn hợp đồng thuê

Hãy kiểm tra hợp đồng thuê nhà của bạn. Tìm điều khoản chấm dứt và gia hạn hợp đồng thuê nhà. Bạn sẽ tìm thấy số ngày cần thiết để thông báo cho chủ nhà về việc kết thúc hợp đồng hoặc gia hạn hợp đồng thuê nhà. Tại Việt Nam, thông thường là 30 ngày trước ngày kết thúc hợp đồng.

Bạn cần gửi “Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà” trực tiếp hoặc email cho chủ nhà. Hãy kiểm tra với chủ nhà để chắc chắn họ đã nhận được thông báo của bạn. Thông báo này giúp chủ nhà hiểu việc mà họ cần phải làm khi bạn chuyển ra ngoài, và hoàn trả tiền đặt cọc cho bạn là điều họ cần phải thực hiện.

Lập danh sách kiểm tra căn hộ khi chuyển đi

Một phần không thể thiếu trước khi bạn chuyển ra khỏi căn hộ, đó là lập danh sách kiểm tra căn hộ trước khi chuyển đi. Danh sách này sẽ giúp bạn cần làm gì: dọn dẹp căn hộ, thực hiện các sửa chữa do hư hỏng, phân loại nội thất, hoàn thành thanh toán, … Hoàn thành các sửa chữa và giữ căn hộ sạch sẽ là cách lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà an toàn từ chủ nhà.

Dọn dẹp sạch sẽ căn hộ của bạn

Bạn có thể tự mình làm sạch căn hộ hoặc bạn có thể thuê dịch vụ vệ sinh nếu bạn có nhiều tiền. Dù là gì, bạn cần phải làm sạch căn hộ từ trong ra ngoài - từ trên xuống dưới. Như là một cuộc tổng vệ sinh cho ngôi nhà của bạn. Chủ nhà sẽ rất hài lòng và thoải mái để trả lại tiền đặt cọc thuê nhà cho bạn khi nhìn thấy căn hộ sạch sẽ và gọn gàng.

Thực hiện các sửa chữa cần thiết

Hư hỏng là chuyện bình thường. Bạn cần phải sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị, nội thất đã hư hỏng. Tuy nhiên, cần lưu ý về hao mòn tự nhiên. Có những thiết bị và nội thất sẽ bị hư hỏng theo thời gian - ý tôi là hao mòn tự nhiên và bạn không cần phải sửa chữa hay thay thế chúng. Hãy xem xét các loại hoa mòn tự nhiên trong hợp đồng thuê nhà của bạn.

Hoàn thành thanh toán các chi phí và hóa đơn

Đừng nhầm lẫn tiền thuê nhà của tháng cuối cùng và tiền đặt cọc. Bạn cần thanh toán tiền thuê nhà tháng cuối cùng cho chủ nhà. Ngoài ra, bạn cần phải thanh toán cho các hóa đơn của mình như: Điện, nước, internet, phí quản lý, phí sử dụng hồ bơi, phí truyền hình cáp, phí giữ xe, … và các loại phí liên quan đến sửa chữa trong căn hộ (nếu có). Đây được xem là các khoản nợ và bạn cần đưa nó trở về số không.

Đừng bỏ qua 11 mẹo nhỏ của JHouse để bảo vệ tiền đặt cọc quay trở lại ví của bạn - nơi nó thuộc về.

JHouse đã mang đến cho bạn quy trình để nhận lại tiền đặt cọc thuê nhà từ chủ nhà với 4 bước quan trọng tương ứng với 4 giai đoạn của hành trình thuê căn hộ. Từ việc cân nhắc hợp đồng thuê nhà đến khi chuyển vào ở, trong lúc ở cho đến khi bạn chuyển ra khỏi căn hộ. Các bước và cách thực hiện không phức tạp, bạn chỉ cần thực hiện chúng một cách đầy đủ. Chủ nhà sẽ rất vui và hạnh phúc khi có một người thuê nhà tốt và thân thiện như bạn. Chủ nhà sẽ hoàn trả tiền đặt cọc thuê nhà cho bạn một cách nhanh chóng và đầy tôn trọng!

 

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. 

 
8 Yếu Tố Làm Nên Thành Công Của Môi Giới Bất Động Sản Tự Do

8 Yếu Tố Làm Nên Thành Công Của Môi Giới Bất Động Sản Tự Do

Môi giới bất động sản tự do là gì? Môi giới bất động sản tự do được hiểu là người làm công việc môi giới bất động sản hoạt động một cách độc lập. Nghĩa là làm việc một mình và không làm cho bất kỳ công ty môi giới bất động sản nào. Người môi giới hoạt động như cộng tác viên cho các chủ đầu tư/ chủ nhà/ sàn giao dịch bất động sản.

Môi giới bất động sản tự do chịu nhiều thiệt thòi hơn các đồng nghiệp làm trong môi trường doanh nghiệp như: sản phẩm hạn chế, uy tín và thương hiệu chưa có, không được đào tạo, không được làm việc nhóm, không có các quy trình làm việc chuyên nghiệp, nhiều rủi ro, … Vậy, nếu bạn chọn con đường làm môi giới bất động sản tự do, đâu là yếu tố giúp bạn thành công?

8 yếu tố làm nên thành công của môi giới bất động sản tự do

Thực tế cho thấy rằng, môi giới bất động sản tự do vẫn có thể thành công và đạt đến những thang bậc cao trong hành trình nghề nghiệp. Bạn chỉ cần tìm ra cho mình đúng phân khúc sản phẩm, đúng khu vực và vận dụng thêm 8 yếu tố quyết định nên thành công của người môi giới mà JHouse chia sẻ bên dưới. Không đảm bảo bạn sẽ thành công trên con đường mà bạn chọn, nhưng có thể giúp bạn trở nên chuyên nghiệp.

 Moi-gioi-bds-can-tin-vao-chinh-minh

1. Môi giới bất động sản tự do cần "Niềm tin" vào chính mình

Vũ khí mạnh nhất mà con người có được liệu có phải là súng đạn, xe tăng, máy bay chiến đấu hay bom nguyên tử? Không! Vũ khí tối thượng của con người đó là trí tuệ, mà thứ có sức mạnh khủng khiếp nhất là niềm tin!

Người môi giới bất động sản cần “tin vào bản thân mình”. Tin rằng nền tảng kiến thức, sự hiểu biết, sự cầu thị, sự quyết tâm, … của bản thân đủ lớn, đủ dũng cảm để có thể làm được, có thể thay đổi được cuộc sống của mình, có thể tạo ra giá trị cho xã hội. Tin rằng mình có thể sáng tạo hơn, nổi bật hơn khi làm công việc này. Và tin rằng đây là một công việc phù hợp với bản thân mình.

“Niềm tin tạo ra động lực, động lực tạo ra hành động, hành động tạo ra thành công”

Nếu nhân viên môi giới làm cho một công ty bất động sản có niềm tin một, thì bạn - người làm môi giới tự do phải tin tưởng vào bản thân mình đến chín hoặc mười. Niềm tin sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn, giúp bạn học hỏi và giúp bạn tiến về phía trước.

Hãy tin tưởng vào bản thân mình sẽ trở thành một chuyên gia môi giới bất động sản chuyên nghiệp và thành công. Niềm tin được xây dựng trên trền tảng thực tế tạo nên niềm tin bền vững. Niềm tin càng vững vàng, động lực thúc đẩy bạn càng lớn.

Tu-duy-he-thong-moi-gioi-bat-dong-san

2. Tư duy hệ thống và hệ thống hóa cách làm

Hành trang niềm tin sẽ thúc đẩy bạn tiến về phía trước. Và tư duy hệ thống sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp cho các vấn đề một cách tổng quát và dài hạn. Tư duy hệ thống giúp bạn đặt câu hỏi, tìm giải pháp sau đó phản biện và hành động.

Tư duy hệ thống sẽ giúp bạn đặt ra các câu hỏi và tìm câu trả lời một cách tường tận. Bạn làm môi giới ở phân khúc nào? Nên bắt đầu từ công việc gì? Hợp tác cùng với ai? Nên làm ở khu vực nào? … Tư duy hệ thống là cách tuyệt vời để bạn hình dung ra bức tranh tổng thể con đường mà bạn sẽ đi, bạn đang có gì, bạn cần bổ sung điều gì, mục tiêu của bạn là gì, … Làm môi giới giống như bạn đến một thành phố mới và tư duy hệ thống là tấm bản đồ của riêng bạn.

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ gặp phải những khó khăn, những sự việc mà bạn chưa có kiến thức trước đó hoặc chưa có kỹ năng xử lý, … Đừng quá lo lắng, ngay cả những người làm việc trong công ty môi giới cũng sẽ gặp trường hợp tương tự như bạn. Việc của bạn là nhìn lại mỗi sự việc, tìm ra bài học, xây dựng quy trình làm việc và cải tiến. Hệ thống hóa cách làm, quy trình làm việc cho riêng bạn là cách tốt nhất để bạn trở nên chuyên nghiệp và bỏ lại lo lắng.

Tư duy hệ thống và hệ thống hóa quy trình làm việc không phải tự nhiên mà có, không phải làm phát được ngay. Mà bạn cần học hỏi, điều nghiên, tham vấn từ chuyên gia và va vấp thực tế. Hãy viết chúng vào giấy và liên kết chúng lại với nhau để tạo ra tấm bản đồ cho riêng mình.

Kien-thuc-moi-gioi-bat-dong-san

3. Kiến thức chuyên sâu về thị trường bất động sản

Cho dù bạn làm việc ở công ty bất động sản hay làm tự do, mới chập chững vào nghề hay đã làm lâu lăm. Tất cả chỉ là thước đo về tên gọi và thời gian. Môi giới hơn nhau ở kiến thức, kỹ năng và quyết tâm hành động.

Hơn ai hết, chính bạn là người cần phải đặt để mình ở trạng thái luôn sẵn sàng để cập nhật và sàng lọc kiến thức về bất động sản, thị trường, thị hiếu, … Kiến thức càng uyên thâm, rủi ro càng giảm, thành công sẽ càng gần.

“Kiến thức càng sâu, rủi ro càng giảm, thành công càng gần”

Nếu làm ở công ty bất động sản, bạn được hướng dẫn các kiến thức cơ bản đến chuyên sâu. Nhưng, bạn làm môi giới tự do, tất cả mọi thứ bạn cần “tự mình” - tự mình tìm tòi, học hỏi, mò mẫm kiến thức, … Nhưng cũng có cách khác để bạn rút ngắn thời gian, hãy tìm “Người hướng dẫn - Mentor” cho riêng bạn.

 Moi-gioi-va-moi-quan-he

4. Kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ

Tất cả môi giới bất động sản thành công đều có một điểm chung - kỹ năng giao tiếp lưu loát và thuần thục. Giao tiếp là phương tiện để người đối diện hiểu bạn và trao cho bạn cơ hội. Không có môi giới thành công nào mà giao tiếp lại kém hoặc ít giao tiếp cả. Đừng ngại giao tiếp, trước lạ sau quen và mưa dầm thì thấm lâu.

Kỹ năng giao tiếp được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức, vốn sống hay sự từng trải và cả sự tập luyện. Là người môi giới tự do - bạn đại diện cho chính bạn, chính vì vậy bạn cần phải giao tiếp thật tốt và tốt hơn nữa. Nếu bạn giao tiếp chưa tốt, hãy tập luyện, hãy mạnh dạn bắt chuyện với nhiều người. Cũng đừng quên cập nhật kiến thức, kiến thức sẽ làm cho giao tiếp trở nên sắc bén hơn. Đừng đánh đồng với việc nói nhiều nhé, hãy nói đúng nơi, đúng chỗ và đúng người để đạt hiệu quả cao.

Giao tiếp biết người biết ta, luôn cởi mở, khát khao được giao lưu học hỏi và chia sẻ giá trị. Đây là cách để tìm kiếm, tạo dựng và duy trì mối quan hệ. Làm môi giới bất động sản cần và rất cần mối quan hệ. Mối quan hệ giữa môi giới - khách hàng, môi giới - chủ nhà, đồng nghiệp, đối tác, thầy và trò, … Biết cách duy trì và trao đổi giá trị giữa các mối quan hệ của bạn sẽ tạo ra một vòng tròn ảnh hưởng. Vòng tròn ảnh hưởng này là bảo bối để bạn tồn tại và thành công.

“Nền tảng của mối quan hệ bền vững là sự chân thành”

Đừng đánh giá thấp vai trò của mối quan hệ. Mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hơn, cập nhật sớm hơn, nhiều cơ hội hơn, nhiều sản phẩm hơn, nhiều khách hàng hơn, ít rủi ro hơn và chốt deal nhiều hơn. Hãy chọn lọc và mở rộng vòng tròn ảnh hưởng của bạn càng lớn càng tốt. Đừng quên nền tảng của mối quan hệ bền vững là “Sự chân thành”.

 Moi-gioi-bat-dong-san-can-xay-dung-thuong-hieu-ca-nhan

5. Xây dựng thương hiệu cá nhân

Không phân biệt bạn làm môi giới tự do hay công ty bất động sản, điều bắt buộc là bạn phải xây dựng “thương hiệu cá nhân”. Nếu bạn làm việc cho một công ty bất động sản, bạn được thừa hưởng và sử dụng thương hiệu và uy tín công ty để bán hàng. Nhưng, bạn đang làm môi giới tự do - tên của bạn đại diện luôn cho thương hiệu và uy tín của chính bạn.

Thương hiệu cá nhân để tạo ra sự ảnh hưởng và phân biệt giữa các môi giới bất động sản với nhau. Đặc biệt, bức tranh nghề môi giới bất động sản vàng thau lẫn lộn. Bạn cần phải xây dựng thương hiệu cá nhân và uy tín. Đây là cách mà bạn xem môi giới bất động sản là một nghề nghiệp thật sự và gắn bó lâu dài.

Xây dựng thương hiệu cá nhân hãy bắt đầu bằng các câu hỏi: thương hiệu cá nhân của môi giới bất động sản là gì? Xây dựng thương hiệu cá nhân từ đâu? Uy tín cá nhân đến từ đâu? Đâu là bản sắc của riêng bạn? … Đặt câu hỏi và tìm câu trả lời sau đó hành động một cách quyết liệt nhất.

 Moi-gioi-bat-dong-san-can-tap-trung-va-ki-luat

6. Môi giới bất động sản thành công cần "Chuyên tâm - tập trung và kỉ luật"

Làm một nghề cho chín còn hơn làm chín nghề - làm môi giới bất động sản cũng vậy. Làm môi giới trong công ty được các anh chị đi trước hoặc quản lý trực tiếp hướng dẫn, kèm cặp. Còn làm môi giới tự do, bạn rất dễ bị phân tâm và xao nhãng, bạn bỏ rơi mục tiêu của mình, bỏ quên lý do vì sao mình lại bắt đầu. Chính vì thế, hãy tỉnh dậy và chuyên tâm vào công việc của mình. Hãy nhìn lại lý do vì sao mình bắt đầu và tập trung 100% sức lực để đạt được mục tiêu.

Tập trung giúp bạn học hỏi tốt hơn và hiệu quả công việc tốt hơn. Tập trung giúp bạn đào sâu vào công việc hơn và phát huy sự sáng tạo của mình nhiều nhất. Tập trung giúp bạn gỡ các nút thắt và trở nên chuyên nghiệp hơn trong từng công đoạn của nghề môi giới.

Kỉ luật là công cụ giúp bạn tập trung và đi đến mục tiêu mà không tạt ngang tạt dọc. Người môi giới thành công là người có tinh thần kỉ luật cao. Làm môi giới tự do, bạn cần phải đề cao tính kỹ luật. Môi giới tự do đồng nghĩa với việc bạn không chịu sự quản lý của bất kỳ ai, không cần báo cáo, thoải mái giờ giấc và cũng không có áp lực doanh số. Bạn rất dễ thỏa hiệp với bản thân để được nhàn hạ. Đừng lo lắng, kỉ luật sẽ giúp bạn không đi trật đường ray và không thỏa hiệp.

Thực hiện chuyên tâm và kỹ luật bằng cách: hết việc không hết giờ, làm việc ở bất kỳ đâu và bất kỳ nơi nào, luôn có tư duy phản biện, đeo bám mục tiêu, đặt ra các mục tiêu bằng con số hoặc thời gian, …

7. Làm việc độc lập

Làm môi giới bất động sản tự do giống như là một công ty mà ở đó giám đốc, nhân viên, kế toán, sale, chăm sóc khách hàng, … đều do mình bạn gánh vác. Tất cả mọi thứ đều đến tay của bạn và bạn cần phải hoàn thành nó một mình.

Môi giới bất động sản tự do cần có kỹ năng làm việc và xử lý tính huống một cách độc lập. Ứng biến và thích nghi linh hoạt với mọi tình huống. Để làm việc độc lập hiệu quả bạn cần có kiến thức chuyên môn sâu sắc, mối quan hệ chất lượng đi kèm với sự tập trung và kỉ luật.

Làm việc độc lập cần phải lấy từ “Dám” làm thách thức. Bạn dám gọi điện thoại cho khách hàng không, bạn dám chịu trách nhiệm không, bạn dám lăn xả không, bạn dám chạy nắng chạy mưa đến gặp chủ nhà để lấy thông tin sản phẩm không, … bạn dám làm không? Nếu bạn dám làm và dám chịu trách nhiệm - thật tuyệt vời, chúc mừng bạn, bạn là một môi giới có thể làm việc độc lập.

 Kiem-soat-rui-ro-moi-gioi-nha-dat

8. Môi giới bất động sản tự do cần "Kiểm soát rủi ro tốt"

Nghề môi giới bất động sản mang trên mình bức tranh vàng thau lẫn lộn trong bối cảnh thị trường “tranh tối, tranh sáng”. Rủi ro luôn rình rập và chờ cơ hội để ập đến với nhân viên môi giới và các công ty bất động sản. Rủi ro đến từ chủ quan hay khách quan, đến từ chủ nhà/ chủ đầu tư hay khách hàng, đến từ đồng nghiệp hay đối tác, … Dù là rủi ro đến từ đâu thì đều được liệt kê vào hai nhóm có thể kiểm soát được và không kiểm soát được.

Hệ thống hóa quy trình làm việc hay cách làm từ kinh nghiệm thực địa sẽ giúp người môi giới loại bỏ hoặc giảm thiểu các rủi ro có thể kiểm soát được. Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát rủi ro bằng cách tập trung cùng với tính kỹ luật cao và các mối quan hệ chất lượng.

Làm môi giới bất động sản tự do, bạn không được bảo hộ bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, bạn cô đơn trong chiến trường rủi ro. Bạn chỉ có thể mang trên mình các công cụ để kiểm soát và thoát khỏi các rủi ro. Bạn phải nỗ lực hơn, làm nhiều hơn, chuyên tâm hơn, … để mỗi công đoạn đều được kiểm tra kỹ lưỡng và an toàn.

Nếu bạn đang phân vân và chưa tìm được câu trả lời thuyết phục cho việc nên làm môi giới bất động sản tự do hay làm cho một công ty nào đó thì đây có thể là những gợi ý hữu ích dành riêng cho bạn: Môi giới bất động sản tự do hay công ty? 8 câu trả lời thuyết phục

Bạn làm ở công ty môi giới hay tự do, bạn đều phải bỏ công sức, tiền bạc và làm việc trên chính đôi tay và khối óc của mình. Bạn là người tự làm cho chính mình, vì thế 8 yếu tố làm nên thành công của môi giới bất động sản tự do cũng có thể sử dụng cho người môi giới làm việc tại công ty.

Thành công của người môi giới bất động sản không chỉ đến từ 8 yếu tố bên trên mà còn là sự tổng hòa của nhiều yếu tố và kỹ năng khác nữa cộng thêm một chút may mắn. Thành công luôn chào đón những ai biết cố gắng, kiên trì và tiến về phía trước. Hãy là một người môi giới mạnh mẽ và chuẩn bị cho mình những hành trang vững chắc. Chúc bạn thành công!

 

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. 

 
Môi Giới Bất Động Sản Tự Do Hay Công Ty? 8 Câu Trả Lời Thuyết Phục

Môi Giới Bất Động Sản Tự Do Hay Công Ty? 8 Câu Trả Lời Thuyết Phục

Nên làm môi giới bất động sản tự do hay vào làm cho một công ty nào đó? Một câu hỏi không chỉ đơn giản với câu trả lời nên làm cái này hay nên làm cái kia. Cần cân nhắc kỹ lưỡng, thiệt hơn, sự phù hợp với bản thân mỗi người trước khi quyết định nên làm cái nào.

Làm môi giới bất động sản tự do hay công ty? 8 câu trả lời thuyết phục

Làm môi giới bất động sản tự do hay làm cho công ty thì bạn cần phải bỏ công sức, sự chuyên tâm, kiên trì và tính kỷ luật để đạt được kết quả như kỳ vọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn các định nghĩa cơ bản thế nào là môi giới bất động sản tự do và môi giới bất động sản công ty. Và, các phân tích khách quan, so sánh thiệt - hơn giữa làm môi giới tự do và công ty để bạn có được sự lựa chọn chính xác hơn.

Môi giới bất động sản tự do là gì?

Môi giới bất động sản tự do được hiểu là người làm công việc môi giới bất động sản hoạt động một cách độc lập. Nghĩa là làm việc một mình và không làm cho bất kỳ công ty môi giới bất động sản nào. Người môi giới hoạt động như cộng tác viên cho các chủ đầu tư/ chủ nhà/ sàn giao dịch bất động sản.

Môi giới bất động sản cho công ty là gì?

Môi giới bất động sản cho công ty được hiểu là người làm công việc môi giới bất động sản hoạt động dưới hình thức là nhân viên chính thức của một công ty bất động sản. Nghĩa là, người môi giới bất động sản sẽ được quản lý, điều hành, phân công công việc, trả lương, báo cáo, … theo quy định của công ty bất động sản.

Moi-gioi-bat-dong-san

Làm môi giới bất động sản tự do hay công ty?

Không có bất kỳ câu trả lời chính xác nào cho hoàn cảnh và điều kiện của bạn. Bởi vì bạn là người trong cuộc, người hiểu bản thân mình nhất. Hiểu bản thân mình có những nguồn lực nào, sở trường, sở thích, niềm tin, sự khao khát, … và cả những khó khăn, điểm yếu, rào cản. Vì vậy, không ai có thể trả lời chính xác câu hỏi này cho ngoại trừ chính bạn. Bạn cần tự tìm hiểu, xin lời khuyên từ bạn bè, chuyên gia, sau đó thử nghiệm và đưa ra quyết định là nên làm bất động sản tự do hay làm cho công ty.

Tuy nhiên, các so sánh thiệt - hơn và thành - bại dựa vào thực tế giữa làm tự do và công ty trên thị trường bất động sản Việt Nam, thì chúng ta nhận thấy rằng “Nên làm môi giới bất động sản cho công ty”. Trong kinh doanh, làm ăn thì nên “Buôn có hội, bán có phường”.

Hãy cùng JHouse đi tìm câu trả lời thuyết phục cho việc “nên làm môi giới bất động sản cho công ty” bằng cách phân tích khách quan và so sánh các ưu nhược điểm với làm tự do. Để từ đó cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn đưa ra câu trả lời phù hợp với hoàn cảnh của mình.

8 câu trả lời thuyết phục - JHouse dành riêng cho bạn

1. Môi giới bất động sản công ty được "sử dụng tên và uy tín thương hiệu công ty"

Chúng ta thấy những câu này có quen quen không “Em làm việc cho công ty A”, “Em đang làm nhân viên sale cho thuê căn hộ tại công ty B”, … Công ty A hay Công ty B là một thương hiệu. Và người môi giới bất động sản làm việc cho công ty A hay B được quyền sử dụng tên công ty để tiến hành các giao dịch bất động sản hợp pháp với người mua/ bán/ cho thuê/ chuyển nhượng.

Điều tuyệt vời mà làm môi giới cho công ty mang lại là được sử dụng tên và uy tín thương hiệu công ty để đi giao dịch với khách hàng. Được làm việc ở những công ty lớn, công ty uy tín là một điều vinh hạnh của người môi giới. Có những công ty uy tín đến độ, khách hàng hoàn toàn bỏ qua một vài bước điều tra cơ bản về sản phẩm và pháp lý để đi thẳng đến bước thương thảo và mua hàng.

Làm môi giới tự do không nhận được sự hỗ trợ hữu hình từ tên thương hiệu và hữu hình uy tín thương hiệu như làm cho một công ty. Đối với những bạn mới chập chững bước chân vào nghề môi giới bất động sản với những bỡ ngỡ, non kinh nghiệm và kỹ năng, thiếu mối quan hệ, thiếu người dẫn dắt, … Thì việc tạo ra sức ảnh hưởng và nhận biết bản thân bằng cách sử dụng tên và uy tín thương hiệu của một công ty bất động sản nào đó là điều cực kỳ cần thiết.

Tên và uy tín thương hiệu công ty được ví von như là đôi cánh sải dài cho người môi giới.  Làm việc cho một công ty bất động sản uy tín được xem như đứng trên vai người khổng lồ để vươn cánh tay xa hơn và nhanh hơn đến với khách hàng.

Moi-gioi-cong-ty-duoc-su-dung-ten-va-uy-tin-thuong-hieu-cong-ty

2. Môi giới bất động sản công ty có "Đa dạng sản phẩm" hơn môi giới tự do

Không thể phủ nhận công ty bất động sản luôn có nguồn sản phẩm đa dạng và nhiều hơn các bạn làm môi giới tự do. Đây là một sự thật mà tất cả chúng ta đều công nhận.

Các công ty bất động sản từ cho thuê, mua - bán sơ cấp cho đến thứ cấp đều có đội ngũ lấy thông tin sản phẩm và thiết lập mối quan hệ mật thiết với chủ nhà/ nhà đầu tư/ người mua. Chính vì thế, công ty luôn có giỏ hàng/ sản phẩm đa dạng, nhiều loại và được cập nhật liên tục. Nhân viên môi giới không cần phải tự mình đi tìm sản phẩm. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chuyên môn hóa công việc và tạo ra hiệu quả cao.

Làm môi giới tự do hay công ty đều cần phải kết nối giữa người mua - bán, thuê - cho thuê. Bạn có nhiều khách hàng chưa chắc bạn đã thành công, bạn cần phải có yếu tố đủ đó là “sản phẩm”. Sản phẩm càng nhiều cộng thêm nhiều khách hàng tiềm năng sẽ tạo ra lượng giao dịch nhiều, mang lại nguồn thu nhập và động lực lớn lao cho chính bạn.

Cong-ty-bat-dong-san-co-dao-tao-training

3. Đào tạo - kinh nghiệm thực chiến

Cho dù bạn là người mới chập chững bước vào nghề môi giới bất động sản hay đã có kinh nghiệm. Chỉ cần bước chân vào môi trường công ty, ngay lập tức bạn được đào tạo các quy trình làm việc, tìm kiếm khách hàng, bán hàng, chốt deal, chăm sóc khách hàng, giải quyết sự cố, báo cáo, …

Làm môi giới tại công ty bất động sản bạn sẽ nhận được sự quan tâm, đào tạo, hướng dẫn từ công ty và người quản lý trực tiếp. Bạn là một phần của công ty, chúng ta hay nói đùa với nhau là “bạn là con ruột, không phải con ghẻ”. Bạn được học hỏi, giao lưu và được thể hiện năng lực bản thân. Là nơi giúp bạn nhận ra bạn đang ở đâu, bạn cần phấn đấu như thế nào, mục tiêu của bạn sẽ là gì, … tất cả là nhờ đào tạo và hướng dẫn từ công ty.

Ngược lại, bạn sẽ rất cô đơn và nỗ lực không ngừng nghỉ khi làm việc tự do - làm việc một mình. Bạn cần tự học, tự tìm hiểu, tự thử nghiệm đúng - sai để tìm kiếm bài học và kinh nghiệm. Bạn phải mất thời gian khá lâu để có được những kiến thức và kinh nghiệm so với người làm việc tại công ty.

Moi-gioi-bat-dong-san-can-Ky-nang-lam-viec-nhom

4. Làm việc nhóm

Làm việc nhóm là cách tốt nhất để tận dụng tối đa những ý tưởng, cách làm và sự sáng tạo của nhiều người để cùng giải quyết một vấn đề. Đây là cách mà những công ty môi giới bất động sản hoạt động tốt hơn là là môi giới tự do.

Làm việc nhóm cung cấp sự hỗ trợ qua lại giữa các thành viên trong công ty. Giúp bạn giải quyết các khó khăn, cung cấp cho bạn các lời khuyên, giải pháp, hay sự động viên, … để bạn đạt kết quả làm việc tốt. Hầu hết, các giao dịch bất động sản thành công thường là kết quả của sự kết hợp hoàn hảo của nhiều người.

Làm việc nhóm còn có một lợi ích vô hình khác mà ít ai nhận thấy được đó là tạo cho bạn cảm giác công ty như là gia đình thứ hai, là nơi bạn đến làm việc mỗi ngày, chia sẽ và nhận lại. Nguồn động viên to lớn giúp bạn vượt qua khó khăn và tiến gần đến thành công. Bạn sẽ không tìm thấy điều này khi làm việc tự do.

5. Chuyên nghiệp hóa công việc

Hầu hết các công ty bất động sản đều có các phòng ban chức năng cụ thể, mỗi phòng ban sẽ đảm nhiệm một hoặc một vài nhiệm vụ. Các phòng ban đều có các quy trình làm việc, hệ thống báo cáo và KPI riêng. Mỗi nhân viên sẽ làm đúng phần công việc chức năng của phòng ban. Nếu bạn làm ở bộ phận kinh doanh, nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm khách hàng và làm sao để chốt deal.

Nhân viên môi giới làm việc tại các công ty bất động sản được đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ cho phần công việc chính của mình. Chuyên môn hóa công việc, chuyên môn hóa quy trình. Điều này giúp bạn chuyên tâm, đào sâu kiến thức, tường tận sản phẩm, nâng cao kỹ năng và tỷ lệ chốt deal.

Nếu bạn làm tự do - bạn được ví như là một doanh nghiệp mà chỉ có mình bạn làm việc. Bạn phải làm tất cả mọi việc, từ khai thác sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, marketing, chốt deal, chăm sóc khách hàng cũ, tư vấn khách hàng mới cho đến hậu mãi và giải quyết các sự cố, … Tất tần tật, bạn là người phải làm chúng. Thời gian là hữu hạn, bạn không thể làm tốt tất cả, đồng nghĩa với việc hiệu quả sẽ thấp.

Cong-ty-bat-dong-san-co-quy-trinh-chuyen-nghiep

6. Quy trình làm việc chuyên nghiệp

Mỗi doanh nghiệp bất động sản dù lớn hay bé, mới hoạt động hay hoạt động lâu năm - đều có những quy trình làm việc riêng mang màu mắc, tư duy của người lãnh đạo. Quy trình giúp định hướng cách làm, đồng bộ và giảm thiểu rủi ro.

Khi làm việc trong môi trường công ty, bạn sẽ được tiếp cận và làm việc với các quy trình, quy chuẩn làm việc chuyên nghiệp. Quy trình tìm kiếm khách hàng, tư vấn khách hàng, làm hợp đồng, đưa khách hàng tham quan sản phẩm, giải quyết khiếu nại, báo cáo, … Quy trình làm việc giúp bạn hiểu bạn cần làm gì, ai sẽ là người hỗ trợ, các bước cần phải làm, … Quy trình càng sát thực tế, tính hiệu quả càng cao.

Làm môi giới nhà đất tự do, hầu như bạn làm theo quán tính, đụng chuyện thì mới giải quyết. Không có những quy tắc hay các bước làm cụ thể. Điều đó làm bạn thiếu chuyên nghiệp và gặp nhiều rắc rối trong lúc làm việc.

Moi-gioi-bat-dong-san-duoc-ton-trong-va-cong-nhan

7. An toàn với các rủi ro và được tôn trọng - công nhận

Môi giới là người trung gian của các giao dịch giữa người mua - người bán, người cho thuê - người thuê. Không sở hữu bất kỳ tư liệu nào, tư liệu ở đây là tiền của người mua/ thuê và tài sản của người bán/ cho thuê. Xét về một khía cạnh nào đó thì môi giới là đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất trong các giao dịch bất động sản.

Công ty môi giới bất động sản sẽ giúp bạn giảm thiểu các rủi ro như: quỵt tiền phí môi giới, môi giới khác chơi xấu, chủ nhà và người thuê bắt tay riêng với nhau, … Dựa vào lợi thế số đông, uy tín công ty và các mối quan hệ.

Một dạng rủi ro tiềm ẩn thường trực khác xuất phát từ quá trình làm việc như: soạn hợp đồng sai, thương thảo sai, xảy ra sự cố trước và sau khi hoàn thành giao dịch, … Công ty bất động sản sẽ có các quy trình, người hỗ trợ, bộ phận pháp lý, … để giúp bạn ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm thiểu các rủi ro này.

Làm việc trong môi trường doanh nghiệp là làm việc với một nhóm người, các thành viên đều thể hiện sự chuyên nghiệp, cầu thị, phát huy hết khả năng và tôn trọng lẫn nhau. Nghề môi giới là nghề lắm thị phi, tuy nhiên đâu đó trong môi trường công ty bạn sẽ được tôn trọng và được bảo vệ. Nếu bạn làm chưa tốt, bạn sẽ bị nhắc nhở và kèm cặp. Nhưng nếu bạn làm tốt, bạn sẽ được công nhận và vinh danh.

Nếu bạn làm môi giới tự do - rất tiếc, phải thông báo với bạn rằng bạn sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, thị phi hơn và cô đơn hơn. Sẽ có những trường hợp ngoại lệ cho những anh chị lão làng với bề dày kinh nghiệm và mối quan hệ rộng.

Lam-moi-gioi-bat-dong-san-cong-ty-co-thu-nhap-cao

8. Lợi ích về tài chính - thu nhập

Làm môi giới tự do thì sướng hơn, thời gian linh hoạt hơn mà phí môi giới thì nhận 100%. Thoạt nhìn, những con số % phí môi giới sẽ đánh lừa chúng ta, nhưng đằng sau những con số đó đều ẩn chứa những điều kiện nhất định. Số % càng cao, đồng nghĩa với việc rủi ro cao - bạn có dám đánh đổi!

Làm môi giới cho công ty, số % tiền phí môi giới sẽ thấp từ 30-70% tùy theo phân khúc và quy định của doanh nghiệp. Nhưng để bù đắp lại, bạn được đào tạo, được sử dụng tên và uy tín của doanh nghiệp, được cấp trên và đồng nghiệp hỗ trợ, … tỷ lệ chốt deal nhiều và thu nhập tăng. Nhưng ngược lại, làm môi giới tự do thì tỷ lệ tiếp cận khách hàng ít, tỷ lệ chốt deal ít và thu nhập cũng ít hơn.

Mức hoa hồng thấp hơn nhưng bù lại bạn sẽ nhận được mức lương cơ bản, các khoản phụ cấu và chi phí hỗ trợ marketing từ công ty. Số tiền này thực tế thì không lớn, nhưng đủ để bạn có thể đi lại, ăn uống và sống được. Khi nhu cầu cơ bản của bạn được đáp ứng thì tư tưởng, phong thái, sự sáng tạo của bạn được giải phóng - sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Lợi ích về tài chính không chỉ dừng lại ở mức thu nhập mà còn nằm ở số tiền mà người môi giới phải chi trả cho các deal thành công. Nếu làm việc ở công ty, bạn được hỗ trợ marketing, phân chia khách hàng, data, hỗ trợ tư vấn, … bạn chi số tiền ít nhưng hiệu quả cao. Ngược lại với môi giới tự do, bạn cần phải tự bỏ công sức và chi tiền nhiều hơn để có được cơ hội.

Xem thêm: 8 yếu tố làm nên thành công của môi giới bất động sản tự do

JHouse đã cung cấp cho bạn 8 câu trả lời thuyết phục về việc bạn nên làm cho một công ty bất động sản, dựa trên những phân tích ưu điểm của nó. Tuy nhiên, làm việc cho một công ty bất động sản cũng có những hạn chế - nhược điểm riêng như: gò bó thời gian, áp lực doanh số, áp lực từ bộ phận quản lý, linh hoạt ở mức thấp và chậm, tính tự quyết thấp, quy luật đào thải tự nhiên, …

Là môi giới tự do hay làm cho công ty, bạn cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức cần thiết để nhập cuộc xung mãn nhất. Bên cạnh đó, đừng quên giữ lửa cho bản thân và tìm ra giá trị của công việc bạn đang làm. Hãy làm việc hết công suất của bạn với tinh thần thoải mái và lạc quan cộng thêm một chút may mắn, bạn sẽ thành công!

 

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. 

 
Lợi Ích Của Căn Hộ Dịch Vụ, 9 Lý Do Nên Chọn Căn Hộ Dịch Vụ

Lợi Ích Của Căn Hộ Dịch Vụ, 9 Lý Do Nên Chọn Căn Hộ Dịch Vụ

Có thể bạn đang đi công tác, đi du lịch, đi đến một thành phố khác để làm việc, … hay trong thời gian chờ đợi để nhận một ngôi nhà mới. Khi bạn cân nhắc tìm kiếm một căn hộ để sinh sống trong vài tháng hoặc dài hơn thì căn hộ dịch vụ là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

Bạn đang lúng túng với các câu hỏi căn hộ dịch vụ là gì? Sinh sống trong căn hộ dịch vụ có thoải mái không? Căn hộ dịch vụ có riêng tư và tiện nghi không? Hay căn hộ dịch vụ tiết kiệm chi phí không, … Đừng lo lắng, căn hộ dịch vụ là một ý tưởng tuyệt vời dành cho bạn. Hãy cùng JHouse tìm hiểu lợi ích của căn hộ dịch vụ cũng như đi trả lời câu hỏi tại sao nên chọn căn hộ dịch vụ. Tất cả ở bên dưới, bạn chỉ cần đọc chúng để tìm câu trả lời cho riêng mình.

Lợi ích của căn hộ dịch vụ - 9 lý do nên chọn căn hộ dịch vụ

Căn hộ dịch vụ hay serviced apartment là loại hình nhà ở có đầy đủ tiện nghi và nội thất như một căn hộ thông thường - và có các dịch vụ kèm theo như: dọn phòng, thay ga trải giường, giặt đồ, rửa chén, internet, truyền hình cáp, … Dưới đây là 9 lý do nên chọn thuê căn hộ dịch vụ.

Xem thêm: Căn hộ dịch vụ là gì? 5 câu hỏi quan trọng bạn cần biết

9 lợi ích của căn hộ dịch vụ

Căn hộ dịch vụ có không gian thoải mái

Tại Việt Nam, không có bất kỳ quy định nào về diện tích của căn hộ dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng căn hộ dịch vụ thường có diện tích rộng hơn căn hộ khách sạn. Nhiều không gian hơn là yếu tố giúp cho căn hộ dịch vụ có thêm khu vực chức năng là nhà bếp.

Điều này giúp người thuê cảm giác thoải mái và có nhiều không gian sáng tạo cho bản thân ngay trong chính căn hộ của mình. Người thuê có thể ở trong không gian chật hẹp và ngột ngạt trong 1 hay 2 hoặc cả tuần, nhưng sẽ thật kinh khủng nếu diễn ra trong một thời gian dài. Căn hộ dịch vụ là lựa chọn tuyệt vời cho người thuê dài hạn với không gian rộng rãi và thoải mái, xua tan nỗi sợ hãi chật hẹp.

Lợi ích của căn hộ dịch vụ là sự riêng tư

Người thuê có thể thuê ngắn hạn hoặc dài hạn, tuy nhiên tất cả đều mong muốn sự riêng tư. Sự riêng tư thể hiện ở việc người thuê có thể đến và đi bất kỳ thời gian nào, không bị làm phiền và có thể làm việc, vui chơi, thư giãn vào bất kỳ thời điểm nào trong căn hộ.

Căn hộ dịch vụ cung cấp mức độ riêng tư cho người thuê ngay chính trong căn hộ. Người thuê sẽ tìm thấy tất cả các khu vực chức năng trong một căn hộ, từ phòng tắm đến phòng khách đến nhà bếp, giặt ủi, … Căn hộ dịch vụ cung cấp một mức độ riêng tư đủ để người thuê cảm thấy an toàn và thoải mái như sống trong chính ngôi nhà của mình.

căn hộ dịch vụ có thiết bị nấu ăn & giặt giũ

Sự linh hoạt

Người thuê có thể di chuyển các nội thất hoặc gắn thêm tranh ở bên trong căn hộ mà không bị bất kỳ than phiền nào từ chủ nhà - đây là sự linh hoạt mà căn hộ dịch vụ mang lại.

Sự linh hoạt còn thể hiện ở việc người thuê nhà có thể nấu ăn và giặt đồ bất kỳ lúc nào thuận tiện với thời gian biểu của mình mà không có bất kỳ quy định hay ràng buộc nào từ chủ nhà.

Người thuê có thể đến và đi bất kỳ lúc nào với chìa khóa riêng, và có thể đưa bạn bè đến căn hộ chơi, tổ chức những buổi tiệc nhỏ, … Hay sử dụng các tiện ích trong tòa nhà mà không cần phải đăng ký trước hay chờ đợi đến lượt.

Thiết bị nấu ăn & giặt giũ

Tất cả căn hộ dịch vụ đều cung cấp cho người thuê không gian nhà bếp với đầy đủ trang thiết bị nấu ăn. Đây là điều tuyệt vời nhằm tạo ra sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí ăn uống cho người thuê.

“Thuận tiện và Tiết kiệm chi phí”

Tại Việt Nam, hầu hết các tòa nhà căn hộ dịch vụ đều cung cấp máy giặt và máy sấy riêng hoặc dùng chung cho cả tòa nhà. Tin tốt là nó hoàn toàn miễn phí. Người thuê nhà có thể chủ động giặt đồ cho bản thân và tiết kiệm được kha khá chi phí thuê nhà hàng tháng. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn số tiền mình có thể tiết kiệm được từ việc tự nấu ăn và giặt giũ cho bản thân - một con số đáng để cân nhắc.

Căn hộ dịch vụ có nội thất và dịch vụ đi kèm

Các căn hộ dịch vụ được chủ nhà và nhà đầu tư thiết kế đa dạng về phong cách và diện tích với đầy đủ trang thiết bị và nội thất cho các khu vực chức năng bên trong căn hộ. Người thuê không phải mua sắm thêm các trang thiết bị nội thất. Căn hộ được chuẩn bị sẵn sàng để chào đón người thuê.

Người thuê chỉ cần thanh toán giá thuê trọn gói và được hưởng toàn bộ các dịch vụ đi kèm như:  Dọn phòng, thay ga trải giường, giặt đồ, internet, truyền hình cáp, phòng gym, hồ bơi, bảo vệ, … Căn hộ dịch vụ cho phép người thuê tập trung vào công việc và tận hưởng cuộc sống trong thành phố.

lợi ích của căn hộ là ấm áp như ở nhà

Căn hộ dịch vụ ấm áp như là nhà

Căn hộ dịch vụ cung cấp một không gian mở rộng rãi với đầy đủ trang biết bị và nội thất. Mang đến cho người thuê cảm giác thoải mái, tiện nghi với không gian ấm cúng và không kém phần riêng tư. Những bữa tiệc với bạn bè và người thân trong chính căn hộ của mình.

“Feel like Home”

Ngoài ra, căn hộ dịch vụ mang đến một môi trường an ninh và giao tiếp địa phương hoàn hảo. Người thuê được chủ nhà chăm sóc, phục vụ và hỗ trợ thường xuyên. Tất cả tạo nên cảm giác thoải mái và ấm áp như ngôi nhà thật sự của người thuê.

Nên chọn căn hộ dịch vụ vì tính cộng đồng và cá nhân hóa

Người thuê có nhiều điều kiện và cơ hội để kết bạn và trò chuyện với những người thuê khác hoặc người dân địa phương trong cùng tòa nhà và khu vực lân cận.

Các căn hộ dịch vụ cũng mang lại trải nghiệm cá nhân hóa, vì khách thường làm quen với nhân viên và người quản lý tòa nhà hay chủ nhà. Điều này cho phép chủ nhà có thể hiểu rõ nhu cầu, tính cách, lịch trình và các thói quen của người thuê - từ đó cung cấp dịch vụ phù hợp với từng người thuê trong tòa nhà. Người thuê có thể lựa chọn lịch dọn phòng, giặt đồ, giao hàng, …

Vị trí

Một điều tuyệt vời nữa mà căn hộ dịch vụ mang lại là “Vị trí” - các tòa nhà căn hộ dịch vụ được phân bố ở khắp mọi nơi trong thành phố, ở cả trung tâm và vùng ven. Vì vậy, căn hộ dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau.

“Trải nghiệm cuộc sống như một người bản xứ”

Không giống như khách sạn, thường tìm thấy ở khu vực trung tâm và những con đường chính. Căn hộ dịch vụ có thể tìm thấy ở những khu dân cư với sự yên tĩnh và riêng tư, đồng thời tạo ra trải nghiệm khám phá địa phương thú vị cho người thuê.

Sẽ rất thú vị khi người thuê được trải nghiệm cuộc sống như một người bản xứ, đi dạo trên các con phố, ăn những món ăn của người địa phương, trò chuyện cùng người dân bản địa, … Sống trong một căn hộ dịch vụ có thể mang lại cho người thuê cảm giác vô hình như đang sống thực sự như một người dân địa phương.

lợi ích cảu căn hộ dịch vụ tiết kiệm chi phí

Giá trị và tiết kiệm chi phí khi ở dài hạn

Điều đầu tiên có thể nhận thấy, giá thuê căn hộ dịch vụ trung bình thấp hơn so với giá thuê khách sạn hoặc căn hộ chung cư. Tại Việt Nam, mức chênh lệch từ 10 - 50% tùy vào vị trí và tiện nghi.

Điều thứ hai, căn hộ dịch vụ cung cấp bếp với đầy đủ trang thiết bị nhà bếp và giặt ủi. Khách thuê có thể chủ động nấu ăn tại nhà thay vì phải ăn ngoài và tự giặt đồ cho bản thân mình thay vì sử dụng dịch vụ giặt ủi bên ngoài với chi phí đắt đỏ. Điều này tiết kiệm chi phí đáng kể cho người thuê.

Điều thứ ba, căn hộ dịch vụ thường cung cấp giá thuê trọn gói - không có các chi phí chìm hay chi phí tiềm ẩn như: quầy bar, dịch vụ buồng phòng, phí quản lý, nhà hàng, … Giúp người thuê kiểm soát và tiết kiệm chi phí thuê tốt hơn.

“Căn hộ dịch vụ là giải pháp tiết kiệm chi phí trong dài hạn”

Điều thứ tư, căn hộ dịch vụ cung cấp đầy đủ trang thiết bị và nội thất - điều có có nghĩa là người thuê không cần phải mua sắm thêm. Không mua sắm thiết bị nội thất giúp người thuê tiết kiệm một số tiền lớn ngay từ khi chuyển vào căn hộ.

Điều thứ năm, căn hộ dịch vụ giúp người thuê tiết kiệm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT tax). Nếu ở khách sạn, người thuê cần phải thanh toán 10% thuế giá trị gia tăng. Tiết kiệm được 10% chi phí thuê nhà là là một điều tuyệt vời mà người thuê nào cũng mong muốn.

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm về sự khác nhau giữa 11 loại hình căn hộ cho thuê phổ biết nhất tại Việt Nam 2021 để có thêm lựa chọn.

 

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. 

 
Căn Hộ Dịch Vụ Là Gì? 5 Câu Hỏi Quan Trọng Bạn Cần Biết

Căn Hộ Dịch Vụ Là Gì? 5 Câu Hỏi Quan Trọng Bạn Cần Biết

Căn hộ dịch vụ là một trong 11 loại hình căn hộ cho thuê phổ biến tại Việt Nam. Là loại hình đầu tư bất động sản phổ biến và phát triển mạnh mẽ những năm gần đây. Đầu tiên, căn hộ dịch vụ ra đời nhằm phục vụ nhu cầu ở của người nước ngoài, thì nay căn hộ dịch vụ trở nên phổ biến hơn với người Việt Nam đặc biệt là giới trẻ.

Trước đây, khách sạn được xem là lựa chọn hàng đầu cho người nước ngoài và người Việt Nam khi đi công tác hoặc du lịch. Thì nay, xu hướng đó đã thay đổi - thay vì phải ở khách sạn chật chội và có phần kém riêng tư, người thuê lựa chọn căn hộ dịch vụ là ưu tiên hàng đầu trong việc tìm chỗ ở của mình. Vì sao có sự thay đổi xu hướng này, phải chăng căn hộ dịch vụ sở hữu những ưu thế riêng?

Căn hộ dịch vụ là gì? 5 câu hỏi quan trọng bạn cần biết

Đây là bài viết tổng quát về căn hộ dịch vụ được tổng hợp từ JHouse. Bài viết cung cấp những thông tin nền tảng về căn hộ dịch vụ là gì? Điểm đặc biệt hay khác biệt của căn hộ dịch vụ. Căn hộ dịch vụ có những tiện ích và dịch vụ gì? Hay, các nhóm đối tượng sử dụng căn hộ dịch vụ phổ biến và giá thuê căn hộ dịch vụ tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng theo dõi

Căn hộ dịch vụ là gì

Căn hộ dịch vụ là gì? Serviced apartment là gì?

Căn hộ dịch vụ hay serviced apartment là loại hình nhà ở có đầy đủ tiện nghi và nội thất như một căn hộ thông thường - và có các dịch vụ kèm theo như: dọn phòng, thay ga trải giường, giặt đồ, rửa chén, internet, truyền hình cáp, …

Đơn giản là: “Căn hộ dịch vụ = Căn hộ thông thường + Dịch vụ”

Căn hộ dịch vụ được thiết kế đa dạng với nhiều diện tích khác nhau, có thể phân loại thành căn hộ studio, 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ, 3 phòng ngủ hay 4, 5 phòng ngủ. Các căn hộ đều được chủ nhà/ nhà đầu tư thiết kế với đầy đủ khu chức năng như: Bếp, phòng ngủ, phòng khách, nhà tắm tạo không gian thoải mái và tiện nghi cho người sử dụng/ người thuê.

Xem thêm: Lợi ích của căn hộ dịch vụ, 9 lý do nên chọn căn hộ dịch vụ

Căn hộ dịch vụ có thể được điều hành, quản lý và khai thác bởi những cá nhân đơn lẻ hoặc các công ty chuyên nghiệp.

Căn hộ dịch vụ có thể phục vụ khách thuê dài hạn và ngắn hạn. Tập trung phổ biến tại các thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Cần Thơ, Vũng Tàu, Hải Phòng, …

Căn hộ dịch vụ bao gồm những dịch vụ gì

Căn hộ dịch vụ bao gồm những dịch vụ gì?

Căn hộ dịch vụ có thể nằm trong tòa nhà căn hộ dịch vụ hoặc trong các tòa nhà chung cư. Điều khác biệt của căn hộ dịch vụ so với căn hộ chung cư/ căn hộ thông thường là các dịch vụ kèm theo. Vậy, căn hộ dịch vụ bao gồm những gì vụ gì?

Một căn hộ dịch vụ tiêu chuẩn (serviced apartment standard) sẽ bao gồm các dịch vụ sau và tất cả đều được bao gồm trong giá thuê tổng thể:

  • Nội thất: sofa, tivi, máy lạnh, tủ, bàn ghế, …
  • Bếp và thiết bị: bàn ăn, bếp, lò vi sóng, bình đun nước, quạt hút, chén, đĩa, nồi, …
  • Giường và chăn, ga, gối, nệm
  • Dịch vụ làm sạch, dọn phòng, thay ga trải giường (có thể bao gồm rửa chén)
  • Internet và truyền hình cáp
  • Giữ xe
  • Dịch vụ giặt sấy (máy giặt/ sấy riêng hoặc dùng chung cho tòa nhà)
  • Phí quản lý
  • Lấy rác
  • Sử dụng các tiện ích như hồ bơi, phòng gym, khu vực BBQ, …
  • Bảo trì định kỳ
  • Đăng ký tạm trú
  • Thuế giá trị gia tăng VAT 10% (có thể có hoặc không)

Xem thêm: Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam

Tuy nhiên, chủ nhà/ nhà đầu tư căn hộ dịch vụ thường để các loại chi phí sau đây ngoài giá thuê tổng thể, người thuê sử dụng bao nhiêu thì tính tiền bấy nhiêu:

  • Điện (giá thông thường từ 3,500 - 5,000 vnđ/kwh), mỗi căn hộ có một đồng hồ điện riêng.
  • Nước sinh hoạt. Thường tính số tiền cố định theo tháng cho mỗi đầu người hoặc tính dựa trên số lượng nước sử dụng mỗi tháng nhân với giá đơn vị (thông thường là 25,000 vnđ/m3).
  • Nước uống
  • Gas

Đơn giản là: “Căn hộ dịch vụ tiêu chuẩn có tất cả những gì bạn cần, chỉ cần xách vali đến và ở”

Căn hộ dịch vụ bao gồm những gì?

Phòng bếp

Một đặc trưng làm nên sự khác biệt giữa căn hộ dịch vụ và căn hộ khách sạn đó là “phòng bếp”. Căn hộ dịch vụ được trang bị nhà bếp với đầy đủ trang thiết bị như: bàn ăn, bếp, lò vi sóng, lò nướng, máy rửa chén, bình đun nước, quạt hút, chén, đĩa, nồi, … Mang lại cho người thuê sự linh hoạt trong việc lựa chọn tự nấu ăn tại nhà hoặc đi ăn ngoài.

Phòng khách

Phòng khách thường được thiết kế theo không gian mở với sofa, tivi và cửa sổ hoặc ban công.

Phòng ngủ

Phòng ngủ được trang bị đầy đủ các thiết bị và nội thất như: giường, nệm, chăn, ga trải giường, tủ quần áo, đèn, bàn trang điểm, quạt trần, … Căn hộ dịch vụ được thiết kế đa dạng với loại studio, 1 phòng ngủ cho đến 5 phòng ngủ, phù hợp với người thuê độc thân hoặc gia đình lớn cùng chung sống trong một căn hộ.

Phòng tắm

Nhà tắm giống với căn hộ chung cư hay khách sạn. Được trang bị bồn cầu, bồn rửa, gương soi, tủ đựng đồ, vòi sen, … Nhà tắm được thiết kế thành hai khu vực riêng biệt giữa khu vực tắm và khu vực vệ sinh bằng vách kính, tránh làm ướt sàn nhà. Một số căn hộ dịch vụ cao cấp có thể trang bị thêm bồn tắm đứng hoặc nằm.

Tiện ích

Ngoài các dịch vụ kèm theo, căn hộ dịch vụ còn có thể có các tiện ích như: hồ bơi, gym, sauna, khu vui chơi trẻ em, khu vực BBQ, sân tennis, công viên, … Các tiện ích có thể có hoặc không tùy thuộc vào từng tòa nhà.

Tại Việt Nam, các tòa nhà căn hộ dịch vụ thường có nhân viên bảo vệ làm việc 24/7 để bảo vệ xe và kiểm soát người ra vào tòa nhà. Để đảm bảo an toàn và linh hoạt cho người thuê, các tòa nhà có thể được trang bị thêm cửa ra vào bằng cửa bảo mật sử dụng vân tay, mật khẩu hoặc chìa khóa.

Ai cần thuê căn hộ dịch vụ

Ai là người sử dụng căn hộ dịch vụ?

Với tất cả những điều tuyệt vời và sự tiện nghi mà căn hộ dịch vụ mang lại - căn hộ dịch vụ là nơi ở lý tưởng cho người thuê dài hạn và ngắn hạn. Vậy, ai là người sử dụng căn hộ dịch vụ phổ biến? Câu trả lời sẽ có ngay bên dưới.

Có thể phân loại thành 2 nhóm khách hàng chính: Đầu tiên là nhóm khách hàng cá nhân như: giáo viên tiếng anh, người nước ngoài, người đi công tác, nhân viên văn phòng, sinh viên, … Nhóm thứ hai là khách hàng doanh nghiệp. Nhân viên của các doanh nghiệp này được bố trí chỗ ở và được thanh toán toàn bộ chi phí.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể phân loại thành các nhóm đối tượng sử dụng đặc thù như sau:

  • Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc
  • Người đi công tác hoặc du lịch
  • Nhân viên văn phòng
  • Sinh viên
  • Phi công, tiếp viên hàng không và kỹ sư của sân bay
  • Tình nguyện viên của các tổ chức phi lợi nhuận

Căn hộ dịch vụ cho nuôi thú cưng

Căn hộ dịch vụ có cho phép thú cưng không?

Hầu hết các căn hộ dịch vụ tại tòa nhà căn hộ dịch vụ và chung cư đều không cho phép nuôi thú cưng trong căn hộ. Một vài lý do phổ biến mà chủ nhà đưa ra để không cho phép nuôi thú cưng như: thú cưng làm hư hỏng nội thất trong căn hộ; thú cưng gây ồn vào và phiền hà cho hàng xóm; thú cưng làm mất vệ sinh căn hộ và khu vực chung trong tòa nhà; Quy định của tòa nhà chung cư; … Bạn đừng hiểu nhầm, những chủ nhà này là những người yêu động vật - họ chỉ muốn bảo vệ căn hộ và tòa nhà khỏi những tác động xấu từ thú cưng.

Tìm thuê căn hộ chấp nhận thú cưng tại đây

Tuy nhiên, một vài chủ nhà khá cởi mở với việc nuôi thú cưng, họ đồng ý với nuôi thú cưng như một phần của khách thuê. Một vài tòa nhà còn xây dựng cả khu vực riêng dành cho thú cưng vui chơi. Khách thuê cần phải thanh toán tiền đặt cọc nuôi thú cưng hoặc không và phí nuôi thú cưng (nếu có). Tiền đặt cọc nuôi thú cưng có thể giao động từ 2 - 12tr ($100 - $500) tùy vào số lượng và kích thước của thú cưng.

Việc nuôi thú cưng được tuân thủ theo “Luật và các quy định nuôi thú cưng tại Việt Nam” và các quy định riêng của tòa nhà. Tất cả sẽ được làm rõ trong hợp đồng thuê và các phụ lục kèm theo.

Xem thêm: Đặt cọc nuôi thú cưng là gì? Nó hoạt động như thế nào tại Việt Nam

Giá thuê căn hộ dịch vụ tại Việt Nam

Giá thuê căn hộ dịch vụ tại Việt Nam như thế nào?

Giá thuê căn hộ dịch vụ tại Việt Nam có thể được tính dựa trên hai hình thức:

  • Giá thuê trọn gói: nghĩa là các chi phí dành cho tiện ích sẽ bao gồm trong giá thuê tổng thể. Người thuê chỉ cần thanh toán một số tiền ấn định cho mỗi tháng.
  • Giá thuê từng phần: chủ nhà tách các chi phí cho tiện ích ra khỏi tiền thuê nhà hàng tháng.

Đơn giản là: “Giá thuê căn hộ dịch vụ = Tiền thuê nhà hàng tháng + Tiền dịch vụ”

Giá thuê căn hộ dịch vụ tiêu chuẩn với các trang thiết bị nội thất và dịch vụ đi kèm thường có giá thuê thấp nhất là 7,000,000 vnđ/tháng. Giá thuê có thể tăng dần lên tùy vào vị trí, diện tích, số lượng phòng ngủ, nội thất, … Giá thuê căn hộ cùng loại cũng có thể thay đổi theo vị trí, các căn hộ ở gần trung tâm sẽ có giá thuê cao hơn từ 20-50% so với vùng ven.

Giá thuê căn hộ cùng loại có thể khác nhau tùy thuộc vào tiện ích gia tăng như: hồ bơi, phòng gym, sân tennis, bóng bàn, khu vực BBQ, … Các tòa nhà có hồ bơi và phòng gym thường có giá thuê cao hơn từ 10 - 20% so với các tòa nhà thông thường.

Ngoài ra, với các tòa nhà căn hộ dịch vụ được quản lý bởi công ty chuyên nghiệp. Giá thuê căn hộ dịch vụ có thể được tính thêm phần “thuế giá trị gia tăng - hóa đơn đỏ - VAT 10%”. Công ty quản lý sẽ cung cấp cho người thuê hóa đơn giá trị gia tăng - hóa đơn đỏ.

Đọc thêm: 11 loại hình căn hộ cho thuê phổ biến nhất tại Việt Nam 2021

 

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. 

Bí Mật 10 Yếu Tố Ảnh Hưởng Trực Tiếp Đến Giá Thuê Căn Hộ

Bí Mật 10 Yếu Tố Ảnh Hưởng Trực Tiếp Đến Giá Thuê Căn Hộ

Kinh doanh cho thuê căn hộ, tòa nhà căn hộ dịch vụ chưa bao giờ là dễ dàng và đặc biệt là trong thời kỳ thị trường đang ảm đạm do dịch bệnh Covid-19.

Chủ nhà và nhà đầu tư luôn mong muốn tìm hiểu và cập nhật về thị trường để điều hành hoạt động kinh doanh và đưa ra các quyết định đúng một cách kịp thời. Định hướng các hoạt động nhằm tăng tỷ lệ lấp đầy khách thuê lên 100%. Và một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy là giá thuê - giá thuê chiếm đến gần 60% quyết định thuê của người thuê.

10 yếu tố ảnh hưởng đến giá thuê căn hộ

Để trả lời cho câu hỏi giá thuê căn hộ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Hay vì sao giá thuê căn hộ tăng hoặc giảm? Bài viết dưới đây JHouse gửi tặng riêng cho anh chị chủ nhà và nhà đầu tư trong thị trường thuê - cho thuê căn hộ tại thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam. Bài viết được viết với câu từ đơn giản và dễ hiểu được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế của JHouse và chia sẻ từ các nhà đầu tư.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thuê căn hộ

1. Chi phí đầu vào - yếu tố đầu tiên xây dựng giá cho thuê

Những gạch đầu dòng và con số đầu tiên trong bảng tính hình thành nên giá thuê căn hộ là “Chi phí cố định”“biến phí”. Các chi phí cố định như: chi phí xây dựng, chi phí mua nội thất và thiết bị, chi phí nhân sự vận hành, chi phí môi giới, chi phí bảo trì tòa nhà, chi phí rủi ro, chi phí giao thiệp, … Và các chi phí có thể biến động như: chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí điện và nước trong vận hành tòa nhà, …

Việc kiểm soát chi phí cố định và biến phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thuê căn hộ. Bởi vì, đây là những yếu tố cấu thành nên giá thuê nhà. Kiểm soát chi phí đầu vào tốt thì giá thuê sẽ tốt hay dễ hiểu hơn thì các chi phí đầu vào giảm thì giá thuê giảm.

Đơn giản là:

Chi phí đầu vào tăng = Giá thuê tăng

Để trả lời cho câu hỏi “Tại sao các chuỗi căn hộ lại có giá thuê thường bằng hoặc thấp hơn các căn hộ đơn lẻ?”. Bởi vì, các chuỗi căn hộ thường có chi phí đầu vào bình quân thấp. Cùng một người quản lý, có thể quản lý đến 2-3 tòa nhà với tổng số căn hộ lên đến 50 hoặc 60 căn hộ.

2. Tình trạng căn hộ - ảnh hưởng đến giá thuê chung cư

Khi xem xét tình trạng căn hộ hay tòa nhà, chúng ta thường xem xét đến “Độ mới” của chúng. Tòa nhà và căn hộ mới khai trương thường có giá thuê cao hơn các tòa nhà và căn hộ cùng diện tích và cùng khu vực.

Độ mới của căn hộ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thuê. Sau một thời gian sử dụng thì căn hộ thường có giá thuê thấp hơn ban đầu. Để duy trì giá thuê ổn định - không giảm, chủ nhà thường sửa chữa, sơn phết, cải tạo, thay thế nội thất, … để đưa căn hộ trở lại trạng thái ban đầu (mới). Để làm được điều này, chủ nhà và nhà đầu tư cần lưu ý đến “cách tính hao mòn” của nội thất và căn hộ để tính giá thuê và dự trù kế hoạch cải tạo căn hộ phù hợp.

3. Các tiện ích đi kèm

Nhu cầu của con người bắt đầu với những nhu cầu cơ bản nhằm phục vụ phần “con” trong chính chúng ta - đó là ăn no, mặc ấm. Tương tự như vậy, căn hộ được tạo ra nhằm phục vụ những nhu cầu cơ bản của con người đó là “nơi ở”, một căn hộ thường có nơi để ngủ, khu vực bếp để nấu ăn, toilet để đi vệ sinh.

Ngoài những chức năng cơ bản để phục vụ những nhu cầu bắt buộc của khách thuê, căn hộ còn có những phần tiện ích gia tăng để đáp ứng nhu cầu về an toàn, thể hiện bản thân, ... của khách thuê. Các tiện ích gia tăng như: hồ bơi, phòng gym, sân tennis, bóng bàn, khu vực BBQ, giặt đồ, dọn phòng, thay ga trải giường, …

Các căn hộ, tòa nhà có nhiều tiện ích gia tăng đa phần có giá thuê cao hơn các tòa thông thường khác. Các tòa nhà căn hộ có hồ bơi và phòng gym thường có giá thuê cao hơn từ 10 - 20% so với các tòa nhà thông thường.

4. Kỳ vọng của chủ nhà (nhà đầu tư)

Bất kỳ chủ nhà nhỏ lẻ hoặc nhà đầu tư lớn đều mang kỳ vọng đặt để vào từng căn hộ, sản phẩm của mình khi xây dựng cũng như khi mang chúng ra thị trường. Kỳ vọng của chủ nhà (nhà đầu tư) phụ thuộc vào “mức độ am hiểu thị trường và công tác chuẩn bị”. Kỳ vọng của nhà đầu tư còn bắt nguồn từ chính “Niềm tin”. Nhà đầu tư càng am hiểu về thị trường, có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cho sản phẩm của mình và có niềm tin mãnh liệt vào sự thành công của kế hoạch kinh doanh thì kỳ vọng càng cao. Kỳ vọng vào sự tiếp nhận của khách hàng (sức mua) và kỳ vọng vào tỷ suất lợi nhuận.

Đơn giản là:

Kỳ vọng cao = Giá cao

Kỳ vọng và niềm tin của chủ nhà, nhà đầu tư sẽ thay đổi theo thời gian khi vận hành thực tế. Trước khi đưa tòa nhà vào hoạt động, kỳ vọng và niềm tin ở mức cao. Tuy nhiên, khi đưa tòa nhà vào hoạt động thì đa phần kỳ vọng và niềm tin của chủ nhà bắt đầu giảm dần. Điều này bắt nguồn từ các rào cản của thị trường như: quy luật cung & cầu, cạnh tranh từ các đối thủ, chiến lược marketing & bán hàng, hiệu quả khâu vận hành, … Điều này lý giải cho việc giá thuê các tòa nhà vừa khai trương, tòa nhà mới thường cao và sau đó thì giá bắt đầu giảm dần.

5. Uy tín của chủ nhà (nhà đầu tư)

Có vẽ không mấy liên quan lắm giữa uy tín của chủ nhà (nhà đầu tư) và giá thuê căn hộ. Nhưng, dưới góc nhìn thực tế từ thị trường trong một thời gian dài, JHouse nhận thấy rằng “Uy tín của chủ nhà” có liên quan đến “Giá thuê căn hộ”.

Chủ nhà hay nhà đầu tư là những người làm kinh doanh lớn, có thâm niên cho thuê lâu năm, có lượng khách thuê đủ lớn, chất lượng dịch vụ luôn được khách hàng đánh giá ở mức khá trở lên, … Nhìn chung có giá thuê căn hộ cao hơn các chủ nhà hay nhà đầu tư khác. Những nhà đầu tư này hiểu rất rõ về mức độ uy tín và tầm ảnh hưởng của mình trên thị trường. Chính vì thế khi định giá thuê hoặc điều chỉnh giá thuê, họ thường cân nhắc đến uy tín của mình.

Đơn giản là:

Uy tín cao = Giá cao

Và ngược lại, khi chủ nhà hoặc nhà đầu tư mất uy tín, làm ăn gian dối, dịch vụ sau khi cho thuê không được đáp ứng, nhiều khách hàng phàn nàn - bóc phốt về dịch vụ, … thì giá thuê căn hộ thường cho xu hướng giảm. Điều này làm cho khách hàng trả căn hộ hay rời đi ngày một nhiều làm cho số lượng phòng trống tăng lên. Giá giảm do áp lực về số lượng phòng trống trong tòa nhà nhiều.

6. Tỷ lệ lấp đầy - số lượng phòng trống

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá thuê căn hộ dễ nhìn thấy đó là áp lực về số lượng phòng trống, hay còn gọi là tỷ lệ lấp đầy. Và biểu hiện của yếu tố này là “Định giá theo hàng tồn kho”, hay dễ hiểu hơn là định giá cho thuê căn hộ theo tỷ lệ phòng trống.

Đơn giản là:

Tỷ lệ lấp đầy tăng = Giá tăng

Tương quan tỷ lệ nghịch, khi số lượng phòng trống trong tòa nhà tăng thì giá thuê căn hộ sẽ có xu hướng giảm. Khi số lượng phòng trống trong tòa nhà giảm, thì giá thuê có xu hướng điều chỉnh tăng lên.

7. Giá của đối thủ cạnh tranh

Chủ nhà và các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ có một bước quan trọng trong kế hoạch kinh doanh là nghiên cứu tiền khả thi và kế hoạch kinh doanh của tòa nhà - đó là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Có hai loại đối thủ cạnh tranh cần xem xét là: đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực và đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc.

Chiếm một phần lớn trong nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là “Giá cho thuê của đối thủ cạnh tranh”. Việc nghiên cứu giá cho thuê của đối thủ cạnh tranh giúp chủ nhà và nhà đầu tư tìm ra mặt bằng giá chung của thị trường - giá bình quân. Từ đó làm tiêu chí để xây dựng, so sánh và điều chỉnh giá thuê của căn hộ của chính mình.

8. Vị trí & vị trí

Các bậc thầy về kinh doanh và đầu tư bất động sản đều cho rằng yếu tố đầu tiên quyết định đến thành bại của việc đầu tư bất động sản đó là “Vị trí và vị trí”. Vị trí của bất động sản chiếm một phần lớn trong các yếu tố cấu thành nên giá trị và giá thuê hay giá bán của bất động sản.

Đối với việc cho thuê, vị trí của của tòa nhà và vị trí của căn hộ là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá thuê căn hộ. Vị trí tòa nhà càng gần trung tâm thành phố hoặc ở vị trí “khu nhà giàu” thì giá thuê càng cao và giảm dần với những tòa nhà xa trung tâm hoặc nơi có thu nhập thấp.

Đơn giản là:

Vị trí tốt = Giá tốt

Vị trí của căn hộ trong tòa nhà cũng ảnh hưởng đến giá thuê - tầng cao sẽ có giá thuê cao hơn tầng thấp, view đẹp sẽ có giá thuê cao hơn view bị che (view không đẹp). Có thể nhận thấy điều này khi xem giá thuê của các loại căn hộ penthouse, duplex hay sky villa so với căn hộ bình thường cùng diện tích và nội thất trong cùng tòa nhà.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, các quận 1, 2, 3, 7, Phú Nhuận và Bình Thạnh, giá thuê căn hộ luôn cao hơn các khu vực vùng ven từ 20 đến 50%. Chúng ta cũng có thể bắt gặp điều này tại các khu vực nhà giàu như Thảo Điền, Thủ Thiêm hay Phú Mỹ Hưng. Các khu vực này thường có quy hoạch hạ tầng tốt, phục vụ tất cả các nhu cầu từ cơ bản đến giải trí và thể hiện đẳng cấp bản thân.

9. Nhu cầu thị trường - quy luật cung & cầu

Dù muốn hay không muốn thì cho thuê căn hộ là một hoạt động kinh doanh và nó bị ảnh hưởng, được điều chỉnh bởi nhu cầu của thị trường - quy luật cung cầu.

Nhu cầu thị trường tăng lên - “cầu tăng” thì giá thuê căn hộ có xu hướng điều chỉnh tăng. Và, ngược lại khi nhu cầu thị trường giảm - “cầu giảm” thì giá thuê căn hộ có nhu hướng điều chỉnh giảm. Hoàn toàn ngược lại với nhu cầu đó là nguồn cung, nguồn cung thường hoạt động theo tỉ lệ nghịch. Nghĩa là khi nguồn cung căn hộ cho thuê ra thị trường càng nhiều thì giá thuê giảm và nguồn cung giảm thì giá thuê căn hộ tăng - hoạt động theo nguyên tắc “khan hiếm”.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy trong những năm 2000 đến 2014, căn hộ chung cư và căn hộ dịch vụ trên thị trường khá khan hiếm, trong khi nhu cầu thị trường rất lớn. Chính vì thế giá thuê cao và tốc độ cho thuê rất nhanh, khách hành phải đợi hàng tháng trời mới có căn hộ trống để cho thuê. Chủ nhà dường như không phải đi tìm khách thuê. Thế nhưng, từ năm 2015 đến 2020 và các năm tiếp theo, số lượng căn hộ chung cư và căn hộ dịch vụ cung cấp ra thị trường ngày một tăng trong khi nhu cầu không tăng nhiều. Áp lực cạnh tranh tăng do nguồn cung tăng làm cho giá thuê có xu hướng giảm dần.

10. Chính sách của chính phủ

Không thể phủ nhận rằng các chính sách của chính phủ về kinh doanh bất động sản hoặc các ngành liên quan có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị, giá bán và giá cho thuê của bất động sản.

Các chính sách của chính phủ về các loại thuế, lãi suất cho vay của ngân hàng, lạm phát hàng năm, các gói hỗ trợ cho kinh doanh bất động sản, …

Khi chính sách của chính phủ theo hướng gây bất lợi hoặc siết chặt hơn, … thì giá cho thuê bất động sản nói chung và giá cho thuê căn hộ nói riêng có xu hướng tăng lên. Nếu xem xét mối tương quan giữa giá thuê nhà và các chính sách của chính phủ thì giá thuê nhà sẽ có xu hướng điều chỉnh tăng (không giảm). Bởi vì, chính phủ có xu hướng siết chặt và kiểm soát hơn về các hoạt động kinh doanh bất động sản.

Linh hoạt là chìa khóa thành công

Giá thuê căn hộ có thể bị ảnh hưởng bởi 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc cả 10 yếu tố bên trên cùng một lúc. Nhưng đừng lo lắng, thực tế thì hoạt động kinh doanh nào cũng có khó khăn riêng của nó, chỉ cần bạn kiên trì và đưa ra các giải pháp kịp thời.

Xây dựng giá thuê căn hộ có thể phức tạp, nhưng luôn có chỗ cho sự linh hoạt. Giá thuê sẽ gồm hai phần: Phần cứng là phần bắt buộc phải có - thường là giá thuê ở điểm hòa vốn. Và phần thứ hai là phần mềm (phần linh hoạt) là phần cộng thêm của giá thuê ở điểm hòa vốn. Phần mềm hay phần có thể linh hoạt của giá thuê là “Lợi nhuận”. Chìa khóa thành công của giá thuê là sự linh hoạt, thị trường tốt thì giá tăng, thị trường xấu thì giá giảm.

Trên thực tế, thị trường cho thuê căn hộ thay đổi liên tục. Những gì phù hợp ngay bây giờ có thể không hiệu quả trong vài tháng nữa. Hai thay đổi được cập nhật liên tục là xu hướng thiết kế và giá thuê căn hộ. Tốc độ thay đổi về giá thuê căn hộ luôn diễn ra nhanh chóng, chủ nhà và nhà đầu tư cần bám sát thị trường để điều chỉnh giá thuê linh hoạt nhằm tìm khách thuê nhanh chóng.


©JHouse Team Website: https://jhouse.vn/ Fanpage: https://FB.com/JHouseVietnam

Căn Hộ Chung Cư Là Gì? 9 Loại Hình Căn Hộ Chung Cư Phổ Biến

Căn Hộ Chung Cư Là Gì? 9 Loại Hình Căn Hộ Chung Cư Phổ Biến

Cùng với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Việt Nam đẩy nhanh tốc độ hội nhập với bạn bè quốc tế. Nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên qua mỗi năm, đi kèm với đó là số lượng việc làm tăng lên, thu nhập bình quân theo đầu người tăng lên. Việc di dân tự nhiên đến các thành phố lớn để sinh sống, học tập và làm việc đã vô tình tạo nên áp lực dân số và nhà ở.

Để giải quyết bài toán về áp lực nhà ở, chung cư được hình thành và trở thành giải pháp hữu hiệu trong giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, xây dựng diện mạo đô thị hiện đại và văn minh. Loại hình nhà ở căn hộ chung cư hiện nay không còn xa lạ gì với nhiều cư dân thành thị hay là các làng quê nữa. Nhưng không phải ai cũng hiểu Chung cư là gì? Căn hộ chung cư là gì? Các đặc điểm nổi bật của chung cư hay tại sao nên mua căn hộ chung cư? Và có bao nhiêu loại căn hộ chung cư phổ biến hiện nay?

Căn hộ chung cư là gì? 9 loại hình căn hộ chung cư phổ biến

Tất cả sẽ được trình bày ngắn gọn bằng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để các bạn có thể hiểu và tự trả lời các câu hỏi cho riêng mình. Tất cả sẽ có ngay bên dưới, việc của bạn là đọc và đừng bỏ qua bất kỳ nội dung nào.

Can-ho-chung-cu-apartment-building

Chung cư là gì?

Chung cư còn có các tên gọi như nhà chung cư, tòa nhà căn hộ, tòa nhà căn hộ cao tầng, khu chung cư hay các từ tiếng anh thông dụng như apartment building, block of flats, condominium, high rise apartment building, … Trong bài viết này sẽ tạm gọi là “Chung cư”. Vậy, chung cư là gì?

Chung cư được hiểu là một tòa nhà hoặc nhiều tòa nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình sinh sống trong chung cư.

Các phần sở hữu chung của chung cư như: Phòng gym, hồ bơi, sân tennis, nhà sinh hoạt cộng đồng, công viên, khu vui chơi trẻ em, khu vực BBQ, sauna, thư viện, nhà giữ xe, …

Chung cư có thể được phân loại thành chung cư thấp tầng và chung cư cao tầng; chung cư loại A, B, C hoặc D; chung cư bình dân hoặc chung cư cao cấp; chung cư với mục đích để ở hoặc sử dụng hỗn hợp vừa để ở và kinh doanh; …

Trong các tòa nhà chung cư được bố trí nhiều căn hộ khép kín - riêng biệt. Vậy, căn hộ chung cư là gì?

Căn hộ chung cư là gì?

Căn hộ chung cư được hiểu là các căn hộ nằm trong tòa nhà chung cư. Các căn hộ được thiết kế thành những không gian khép kín - riêng biệt với đầy đủ chức năng như: phòng khách, bếp, lô gia, phòng ngủ, nhà tắm, ban công, … Nhằm đáp ứng nhu cầu ở - sinh hoạt của các hộ gia đình.

Bạn có thể tìm hiểu thêm Căn hộ dịch vụ là gì? 9 lý do nên chọn thêm căn hộ dịch vụ

Chung cư vinhome central park

Đặc điểm nổi bật của chung cư - tại sao nên mua chung cư?

Căn hộ chung cư được xem là một giải pháp nhà ở mà đa phần giới trẻ Việt Nam ưa chuộng. Ngoài việc giá căn hộ chung cư phù hợp với túi tiền của đại đa số người mua thì chung cư còn sở hữu những điểm nổi bật có thể đáp ứng được những tiêu chí của giới trẻ. Điểm nổi bật của chung cư là gì? Hãy cùng trả lời câu hỏi “tại sao nên mua căn hộ chung cư?”

Vị trí - giao thông thuận lợi

Các chủ đầu tư lựa chọn xây dựng chung cư trên những vị trí đẹp, nằm trong khu vực trung tâm và có cụm dân cư đông đúc, phát triển, giao thông thuận tiện. Chính vì vậy, những người chọn mua căn hộ chung cư có thể dễ dàng được hưởng trọn những ưu điểm vượt trội của cuộc sống thị thành và đặc biệt dễ dàng di chuyển đến các vùng lân cận.

Tính tiện ích - tiện nghi cao

Các cư dân sẽ được sử dụng chung một hệ thống hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Đây chính là tiện ích nội khu mà người mua có thể nhận được khi sở hữu một căn hộ chung cư.

Đa phần các chung cư đều có các tiện ích đi kèm, phục vụ đầy đủ các nhu cầu của cư dân như: khu vui chơi, phòng gym, hồ bơi, công viên, sân thể thao, siêu thị, …Ngoài ra, chung cư còn được thừa hưởng các tiện ích ngoại khu như: Bệnh viện, trường học, phòng khám, siêu thị, ngân hàng, …

An ninh - an toàn đảm bảo

Các tòa nhà chung cư đều có đơn vị quản lý tòa nhà riêng (có thể từ chủ đầu tư hoặc ban quản trị tòa nhà thuê).

Bên cạnh đó, tòa nhà chung cư còn được trang bị các hệ thống an toàn như: Phòng cháy chữa cháy, camera an ninh, lối thoát hiểm, cứu hộ nội bộ, …

Lực lượng an ninh – bảo vệ của tòa nhà hoạt động 24/7 cùng với hệ thống camera an ninh trải khắp các khu vực trọng yếu trong tòa nhà. Ứng dụng công nghệ vào kiểm soát bãi xe với mô hình bãi xe thông minh.

Giá cả phải chăng - linh hoạt

Tùy vào vị trí, tiện ích, loại căn hộ, chủ đầu tư, … mà giá căn hộ chung cư có thể cao hoặc thấp, rất linh hoạt và phù hợp với thu nhập của giới trẻ Việt Nam. So với các loại hình bất động sản nhà ở khác như: biệt thự, nhà phố, nhà riêng lẻ, … thì căn hộ chung cư rẻ hơn khá nhiều. Theo đó, giá bán căn hộ chung cư thường chỉ bằng 2/3 hoặc 1/2 so với nhà dưới mặt đất. Ngoài ra, việc tiếp cận nguồn vốn vay cũng dễ dàng hơn khi hầu hết các chủ đầu tư đều liên kết với ngân hàng hỗ trợ vay vốn trả góp lãi suất thấp.

9 loại hình căn hộ chung cư phổ biến tại Việt Nam - Phân biệt các lại căn hộ chung cư

Căn hộ chung cư thông thường

1. Căn hộ chung cư thông thường - Basic apartment

Căn hộ chung cư thông thường là loại hình căn hộ chung cư phổ biến nhất, có mặt ở mọi phân khúc từ bình dân, trung cấp, cao cấp hay gần đây là sự xuất hiện của phân khúc siêu sang.

Với thiết kế đa dạng về loại hình và diện tích nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng như loại căn hộ 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ, 3 phòng ngủ, 4 phòng ngủ, … Một căn hộ thông thường sẽ có đầy đủ các khu vực chức năng: phòng khách, phòng ăn, nhà bếp, phòng vệ sinh và một hay nhiều phòng ngủ, đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

Tìm thuê căn hộ chung cư 1, 2, 3, 4 phòng ngủ tại đây

Căn hộ studio

2. Căn hộ Studio – Studio apartment

Căn hộ studio là khái niệm dùng chỉ những căn hộ có diện tích nhỏ, từ 25 - 65m2.

Điều đặc biệt nhất của căn hộ studio là không gian bên trong căn hộ không có vách ngăn nhưng vẫn có đầy đủ các chức năng cơ bản như phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, khu vực nhà vệ sinh.

Nhờ không gian không vách ngăn, sẽ tiết kiệm được năng lượng điện đáng kể. Hơn nữa, nếu biết cách sắp xếp các vật dụng trong nhà, căn hộ sẽ trở nên thông thoáng, đỡ chật hẹp hơn. Căn hộ studio được thiết kế dành cho người độc thân, học sinh, sinh viên hay vợ chồng mới cưới, … muốn sống tại khu vực trung tâm để thuận tiện đi lại.

Tìm thuê căn hộ Studio - Studio apartment tại đây

Căn hộ officetel

3. Căn hộ Officetel (OT) - Căn hộ văn phòng - Officetel apartment

Căn hộ office-tel là sự kết hợp giữa hai loại hình văn phòng làm việc (Office) và khách sạn (Hotel).

Hay nói một cách dễ hiểu hơn Officetel là một mô hình văn phòng kết hợp các tính năng của một ngôi nhà, nó mang được hầu hết các đặc điểm sử dụng của một ngôi nhà, một khách sạn và một văn phòng theo xu hướng hiện đại. Chính vì đặc điểm này nó tạo cảm giác cực kỳ thoải mái trong quá trình làm việc, không quá gò bó ngộp ngạt như những văn phòng công ty truyền thống.

Tùy vào mục đích sử dụng của người sử dụng mà bày trí nội thất bên trong căn hộ officetel sao cho phù hợp. Mỗi căn officetel có diện tích dao động từ 25 - 50m2, phù hợp với đối tượng doanh nghiệp nhỏ hoặc nhóm doanh nghiệp start- up, cho phép những cá nhân hay doanh nghiệp sử dụng làm việc và có thể nghỉ ngơi qua đêm.

Bên cạnh đó, cá nhân hay doanh nghiệp sở hữu căn hộ officetel được thừa hưởng đầy đủ tiện ích mà khu căn hộ có, như: hồ bơi, phòng tập gym, khu vui chơi, nhà hàng, khu vui chơi, khu mua sắm, …

Căn hộ shophouse-shophouse-apartment

4. Căn hộ Shophouse – Căn hộ thương mại

Căn hộ Shophouse hay căn hộ thương mại là loại hình căn hộ đặc biệt, thường nằm ở các tầng khối đế của các khu căn hộ chung cư.

Ý tưởng của căn hộ shophouse là “căn hộ 2 trong 1” - vừa được tận dụng để làm nơi kinh doanh (house), vừa được dùng làm nhà ở (house).

Shophouse thường sẽ có cấu trúc từ 2 tầng trở lên. Tầng trệt dùng để làm cửa hàng, văn phòng, nhà hàng, quán cafe, nhà trẻ, … Và, tầng 2 là không gian sinh hoạt của cả gia đình. Và dĩ nhiên, tầng này sẽ được thiết kế như một căn hộ thông thường với đầy đủ các phòng chức năng.

Trong đa số các dự án khu căn hộ, shophouse là sản phẩm có giá bán cao vì số lượng ít và mang giá trị thương mại. Thiết kế shophouse được chủ đầu tư quy hoạch đồng bộ, không thể điều chỉnh cũng như thay đổi cấu trúc.

 Can-ho-penthouse-Penthouse-apartment

5. Căn hộ Penthouse

Căn hộ penthouse là căn hộ hạng sang, có diện tích rất rộng và nằm ở tầng áp mái, tầng cao nhất của một tòa nhà chung cư. Diện tích căn hộ tối thiểu từ 200m2, trần nhà phải đảm bảo cao thoáng, rộng rãi. Có loại penthouse: penthouse thông thường và penthouse thông tầng (ít nhất 2 tầng).

Thiết kế căn hộ penthouse thường theo hướng không gian mở nhằm tận dụng lợi thế vị trí trên cao, mở rộng tối đa tầm nhìn. Đồng thời, bên trong penthouse hạn chế sử dụng vách ngăn để nới rộng không gian sinh hoạt.

Tìm thuê căn hộ Penthouse - Penthouse apartment tại đây

Căn hộ dualkey

6. Căn hộ Dual-key - Căn hộ kép - Dual-key apartment

Căn hộ Dual-key hay còn gọi là căn hộ kép hoặc căn hộ chìa khóa đôi (Dual-key apartment) là loại hình căn hộ có chung cửa ra vào, nhưng bên trong được chia thành 2 lối vào riêng biệt: một dẫn tới phòng chính, một dẫn tới phòng nhỏ hơn. Mỗi phòng đều có đầy đủ các khu vực chức năng: phòng khách, hệ thống bếp, nhà tắm, phòng ngủ riêng.

Ý tưởng của căn hộ dual key là “căn hộ 2 trong 1”. Đây là loại hình căn hộ thích hợp với các gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống, vừa có tính kết nối và vẫn đảm bảo tính riêng tư cho các thành viên. Và rất dễ để gộp 2 căn hộ thành một bằng cách tháo dỡ bức tường ngăn cách.

Căn hộ Dual-key là một ý tưởng tuyệt vời dành cho những nhà đầu tư hoặc gia chủ tạo thêm nguồn thu nhập bằng cách cho thuê một phần của căn hộ.

 Can-ho-duplex-Duplex-apartment

7. Căn hộ Duplex - Căn hộ thông tầng - Duplex apartment

Căn hộ Duplex là loại căn hộ thông tầng. Ít nhất là 2 tầng liền kề nhau trong một tòa nhà. Có cầu thang ở ngay bên trong căn hộ. Căn hộ duplex có thể nằm xen kẽ giữa các tầng, không nhất thiết phải ở trên tầng cao nhất như penthouse. Diện tích: dao động từ 100m2 đến 300m2.

Với diện tích thông tầng, căn hộ duplex sẽ có nhiều diện tích sử dụng không chỉ dành cho những chức năng cơ bản, chủ nhà sẽ có nhiều không gian khác như phòng đọc sách, phòng bar, phòng massage, … hoặc có nhiều không gian để trang trí nội thất, thể hiện bản sắc riêng của gia chủ. Với lợi thế nhiều diện tích sử dụng nên thích hợp với các gia đình đông người muốn tìm nơi an cư riêng tư, yên tĩnh, diện tích sinh hoạt thoải mái nhưng vẫn có đầy đủ các tiện ích ngay bên dưới nhà.

Tìm thuê căn hộ Duplex - Duplex apartment tại đây

Căn hộ sky vila

8. Căn hộ Sky Villa – Sky Villa Apartment

Căn hộ sky villa – sky villa apartment là sự kết hợp giữa biệt thự đơn lập và căn hộ, tạo nên một không gian sống trên cao cực kỳ sang trọng, đẳng cấp với đầy đủ tiện nghi như hồ bơi, sân vườn, phòng tập gym và view nhìn rộng lớn. Bên cạnh đó, căn hộ Sky Villa thường có thiết kế thông tầng để mở rộng tối đa diện tích cũng như tầm nhìn.

Cùng là nằm trên tầng cao nhất của tòa nhà như penthouse, nhưng Sky Villa có lối đi và thang máy riêng, đảm bảo riêng tư tuyệt đối cho gia chủ. Diện tích: từ 150m2 trở lên, phạm vi xây dựng của căn hộ sky villa có thể trải dài toàn bộ một tầng hoặc thậm chí hai đến ba tầng.

9. Căn hộ tầng hầm – Basement Apartment

Căn hộ tầng hầm dùng để chỉ các căn hộ nằm dưới cùng của tòa nhà (nằm ở tầng hầm của tòa nhà). Căn hộ tầng hầm có thể được thiết kế giống như căn hộ chung cư thông thường hoặc căn hộ studio. Dạng căn hộ này có không gian bức bí vì không có ánh sáng tự nhiên.

 

JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. 

Dịch Vụ Lưu Trú Là Gì? 17 Loại Hình Cơ Sở Lưu Trú Phổ Biến Tại Việt Nam

Dịch Vụ Lưu Trú Là Gì? 17 Loại Hình Cơ Sở Lưu Trú Phổ Biến Tại Việt Nam

Dịch vụ lưu trú hiện nay không chỉ là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn với những nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp tạo ra nguồn thu và lợi nhuận khổng lồ. Mà chúng còn vô cùng cần thiết và quan trọng góp phần không nhỏ trong ngành công nghiệp không khói – Ngành du lịch.

Việt Nam, trong hành trình hội nhập và phát triển – Dịch vụ lưu trú không ngừng phát triển và nâng cấp với nhiều mô hình mới du nhập từ các nước phát triển. Các cơ sở lưu trú ngoài việc cung cấp chỗ ở thuần túy, nay gia tăng thêm các tiện ích, tiện nghi và các dịch vụ cộng thêm nhằm gia tăng trải nghiệm và phục vụ đa phân khúc khách hàng.

Dịch vụ lưu trú là gì? 17 loại hình cơ sở lưu trú phổ biến tại Việt Nam

Vậy dịch vụ lưu trú là gì? Và có bao nhiêu loại hình cơ sở lưu trú phổ biến tại Việt Nam? Sự khác biệt của các loại hình này ra sao? Đặc điểm của các loại hình lưu trú này là gì? Bài viết này, JHouse dành riêng cho anh chị chủ nhà, nhà đầu tư và các anh chị môi giới đang làm việc trong ngành dịch vụ lưu trú. Bài viết ngắn gọn và dễ hiểu sẽ cung cấp cho anh chị nền tảng cơ bản, tất cả sẽ có ngay bên dưới.

Dịch vụ lưu trú là gì? - Accommodation Services

Dịch vụ lưu trú (Accommodation Services) là hoạt động kinh doanh cung cấp các cơ sở lưu trú ngắn hạn và dài hạn cho người có nhu cầu. Các cơ sở lưu trú như: Căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ, nhà riêng – nhà phố, villa, khách sạn, nhà khách, …

Phân biệt theo thời gian thì dịch vụ lưu trú có hai loại:

  • Dịch vụ lưu trú ngắn hạn như: khách sạn, motel, hostel, homestay, serviced apartment, condo-tel, apart-hotel, farmstay, bungalow, …
  • Dịch vụ lưu trú dài hạn như: Căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ, office-tel, villa, nhà riêng, căn hộ dịch vụ.

Đối tượng phục vụ – người sử dụng dịch vụ lưu trú là: Người nước ngoài, người đi công tác, du lịch, thăm khám bệnh, sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng.

Người sử dụng dịch vụ lưu trú chi trả một số tiền nhất định cho các cơ sở lưu trú để được “Quyền sử dụng” chỗ ở và tác tiện ích trong cơ sở lưu trú. Việc tuận thủ các quy định của cơ sở lưu trú là bắt buộc. Không có “Quyền sở hữu” cơ sở lưu trú.

Các cơ sở lưu trú, ngoài việc cung cấp dịch vụ lưu trú – chỗ ở, còn cung cấp thêm các dịch vụ và tiện ích khác cho người sử dụng như: ăn uống, giải trí, sức khỏe, trải nghiệm, giáo dục, …

17 loại hình cơ sở lưu trú phổ biến tại Việt Nam

Kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Việt Nam được phổ biến rộng rãi ở nhiều tỉnh thành và được khai thác triệt để các tiềm năng du lịch cũng như nhu cầu lưu trú tại địa phương. Các cơ sở lưu trú có nhiều tên gọi khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại có 17 loại hình cơ sở lưu trú phổ biến. Hãy cùng theo dõi, bạn sẽ có những thông tin giá trị.

1. Căn hộ chung cư - Apartment

Căn hộ chung cư - Apartment là các căn hộ nằm trong các tòa nhà chung cư (Chung cư là khu nhà ở, bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống). Bên trong các căn hộ chung cư có thể có đầy đủ nội thất hoặc nội thất cơ bản hoặc không có nội thất. Căn hộ chung cư phổ biến tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vũng Tàu, Phú Quốc, …

Các cơ sở lưu trú là căn hộ chung cư, đa phần được trang bị đầy đủ nội thất hoặc nội thất cơ bản. Bên cạnh đó, căn hộ chung cư còn được thừa hưởng các tiện ích sử dụng chung có trong tòa nhà chung cư như: Hồ bơi, phòng gym, sân tennis, sân bóng bàn, spa, cửa hàng tiện lợi, khu công viên, …

Căn hộ chung cư được thiết kế rất linh hoạt như: Studio, 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ, duplex, penthouse, dual-key, … được bố trí khép kín và riêng biệt.

Các bạn có thể tìm thuê căn hộ chung cư, Cho thuê căn hộ chung cư, Apartment for rent, Apartment for lease, … với thông tin chi tiết và hình ảnh riêng biệt tại website: https://jhouse.vn/

 Apartment-serviced-apartment

2. Căn hộ dịch vụ – Serviced Apartment

Căn hộ dịch vụ (Serviced apartment) là các căn hộ nằm trong tòa nhà chung cư hoặc tòa nhà căn hộ dịch vụ. Được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, nội thất và bếp. Ngoài ra, căn hộ dịch vụ còn cung cấp thêm các dịch vụ như: Dọn phòng, thay ga trải giường, truyền hình cáp, internet, giặt đồ, rửa chén bát, …Các dịch vụ đi kèm là điểm khác biệt giữa căn hộ dịch vụ và căn hộ chung cư.

Căn hộ chung cư phổ biến tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vũng Tàu, Phú Quốc, … Được thiết kế rất linh hoạt đi kèm với các tiện ích gia tăng như: hồ bơi, gym, sauna, … nhằm gia tăng trải nghiệm và tiện nghi cho khách hàng.

Các bạn có thể tìm thuê căn hộ dịch vụ, Cho thuê căn hộ dịch vụ, Serviced Apartment for rent, Serviced Apartment for lease, … với thông tin chi tiết và hình ảnh riêng biệt tại website: https://jhouse.vn/

3. Biệt thự – Villa

Biệt thự là nhà ở riêng biệt có sân vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, có số tầng chính không quá 3 tầng. Biệt thự có diện tích sàn, diện tích sử dụng lớn. Biệt thự được chủ sở hữu trang bị đầy đủ trang thiết bị, tiện nghi và nội thất. Sự riêng tư của biệt thự cao hơn chung cư và căn hộ dịch vụ.

Chúng ta thường thấy các loại biệt thự riêng lẻ trong trung tâm thành phố, biệt thự đơn lập hoặc song lập tại các khu đô thị hoặc các dự án bất động sản. Ngoài ra còn có biệt thự mini, biệt thự sân vườn, biệt thự có hồ bơi, biệt thự biển, biệt thự nghỉ dưỡng, … Biệt thự là cơ sở lưu trú khá phổ biến tại các thành phố lớn và khu vực ven biển.

Các bạn có thể tìm thuê biệt thự, Cho thuê biệt thự, Villa for rent, Villa for lease, … với thông tin chi tiết và hình ảnh riêng biệt tại website: https://jhouse.vn/

4. Nhà riêng – nhà phố - Private house

Là những ngôi nhà riêng lẻ nằm trong trung tâm thành phố. Đa phần là nhà trống, không được trang bị nội thất. Một số ít được trang bị nội thất để phục vụ cho nhóm khách hàng là người nước ngoài hoặc người có thu nhập cao. Nhà phố thường phục vụ cho lưu trú dài hạn từ một năm trở lên.

Các bạn có thể tìm thuê nhà phố, Cho thuê nhà nguyên căn, House for rent, Private house for lease, … với thông tin chi tiết và hình ảnh riêng biệt tại website: https://jhouse.vn/

5. Nhà trọ - phòng trọ - căn hộ mini

Là các phòng có diện tích nhỏ từ 12m2 đến 25m2, có gác hoặc không có gác. Đa phần phòng trọ là không có nội thất, phục vụ cho nhóm khách hàng là sinh viên, người mới đi làm, công nhân, người có thu nhập thấp, … Nhà trọ là cơ sở lưu trú dài hạn phổ biến tại các thành phố lớn hoặc gần các khu công nghiệp, trường học.

6. Officetel

Officetel là sự kết hợp giữa Office và Hotel, là mô hình kết hợp văn phòng cho thuê với khách sạn. Đây là loại hình căn hộ đa năng với công năng sử dụng vừa để ở vừa làm văn phòng, diện tích thường thấy 30m2–50m2, một số dự án có diện tích căn hộ officetel lớn hơn.

Office-tel là phiên bản nâng cấp hơn căn hộ chung cư, khách sạn và văn phòng. Office-tel giúp cho người sử dụng cảm thấy thật sự tiện nghi và thoải mái tận hưởng cuộc sống khi đang làm việc.

Tòa nhà Officetel thường nằm trong khu chung cư hoặc khu đô thị nhằm thừa hưởng các tiện ích và tiện nghi nội khu. Giúp cư dân sinh sống trong officetel có không gian sống tiện nghi như căn hộ chung cư.

ApartHotel-SunBay-Park-Hotel-Resort-Phan-Rang

7. ApartHotel

ApartHotel là sự kết hợp giữa Apartment (Căn hộ hạng sang) và Hotel (Khách sạn 5 sao). ApartHotel được hiểu đơn giản là căn hộ theo tiêu chuẩn của một khách sạn. Hay hiểu rõ hơn là sự kết hợp giữa dịch vụ, tiện ích đẳng cấp vượt trội của một khách sạn hạng siêu sang tiêu chuẩn quốc tế và sự tiện nghi tuyệt vời của một căn hộ siêu cao cấp.

Tất cả các tiện ích được chia sẻ cho tất cả các du khách lưu trú như bể bơi, phòng gym, khu massage, spa, sauna, … đây chính là điều tạo nên sự khác biệt cho mô hình ApartHotel so với các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng hiện có.

Dự án ApartHotel điển hình tại Việt Nam: SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang tại Ninh Thuận của tập đoàn Crystal Bay. Và, dự án Mũi Dinh Ecopark tại Ninh Thuận của Tập đoàn F.I.T và Công ty cổ phần Crystal Bay.

Dich-vu-luu-tru-Condotel

8. Condotel

Condotel là từ được viết tắt của Condo & Hotel có ý nghĩa là Khách sạn căn hộ hay Căn hộ khách sạn. Condotel phổ biến tại các khu vực ven biển có tiềm năng du lịch lớn.

Condotel giống như căn hộ chung cư được thiết kế với đầy đủ các tiện ích bếp, phòng khách, phòng ngủ, …với đầy đủ dụng cụ nấu nướng và cho du khách có thể đi chợ và trải niệm phong cách sống như chính ngôi nhà của mình.

Condotel cũng giống như một khách sạn có hệ thống đặt phòng và các dịch vụ khách sạn khác như hồ bơi, câu lạc bộ sức khỏe, hộp đêm, nhà hàng, cửa hàng, dịch vụ thư tín và dịch vụ phòng 24/24.

9. Hometel

Hometel là sự kết hợp của căn hộ để ở và khách sạn tạo lên một loại căn hộ Hometel mới được sở hữu lâu dài và có chất lượng dịch vụ tiện nghi đầy đủ như một khách sạn.

Hometel có thể vừa sử dụng để ở lâu dài như căn hộ, vừa sử dụng làm khách sạn phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách.

10. Khách sạn - Hotel

Khách sạn – Hotel là là cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ lưu trú với đầy đủ tiện nghi. Khách sạn có quy mô từ vài chục đến hàng nghìn phòng với các tiêu chuẩn và loại phòng khác nhau. Ngoài cung cấp dịch vụ lưu trú, Hotel còn cung cấp thêm các dịch vụ như ăn uống, đi lại, spa, sauna, buffet, dọn phòng, hội nghị, … Khách sạn thường được xây dựng tại trung tâm thành phố, khu du lịch trọng điểm.

Hostel - Kinh doanh lưu trú phổ biến

11. Hostel - Kinh doanh lưu trú phổ biến

Hostel là nhà nghỉ giá rẻ thường dành cho dân du lịch bụi, phục vụ chủ yếu là khách ngắn hạn. Với đặc trưng chỗ ngủ là giường tầng, tương tự giường trong ký túc xá của sinh viên. Tại hostel, người ta chia làm nhiều kiểu phòng bao gồm phòng 4 giường, 6 giường, 10 giường. Khách tới ở hostel thường không biệt giới tính, nam nữ có thể sinh hoạt trong một phòng, giường nào cần sự riêng tư sẽ có rèm che lại.

12. Motel - Dịch vụ lưu trú ngắn hạn

Cái tên Motel dùng để chỉ các nhà nghỉ có quy mô nhỏ nhỏ, ít tiện nghi, giá cả bình dân. Đa phần Motel tọa lạc tại dọc đường quốc lộ, được xây dựng khá đơn giản. Nhìn chung, có thể hiểu đơn giản Motel là chỗ dừng chân và nghỉ ngơi tạm thời cho khách du lịch, khách vãng lai qua đêm. Motel được được ghép nối bởi 2 từ Motor và Hotel do một người Mỹ phát triển từ năm 1950.

Dịch vụ lưu trú boutique-hotel

13. Boutique Hotel

Boutique Hotel là những khách sạn dạng nhỏ, quy mô từ 10-100 phòng. Điểm nhấn của Boutique Hotel là phong cách trang trí nổi bật, trẻ trung và đậm chất nghệ thuật. Mỗi phòng có phong cách khác nhau, thường thiên về xu hướng cổ điển, thanh lịch, sang trọng và được trang bị đầy đủ thiết bị và nội thất.

Boutique hotel có thể là khách sạn hoạt động độc lập hoặc là một phần nhỏ của các chuỗi khách sạn lớn.

14. Homestay

Homestay là loại hình dịch vụ lưu trú mà khách du lịch sẽ ăn - ở - ngủ - nghỉ tại nhà người dân bản địa, sống và sinh hoạt giống như một thành viên trong gia đình họ. Mặc dù, sống và sinh hoạt chung nhưng du khách cũng cần phải biết cách tôn trọng quy tắc, quyền riêng tư của chủ nhà.

Homestay là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó.

Dịch vụ lưu trú Farmstay

15. Farmstay

Farmstay là loại hình du lịch trang trại, nơi chào đón khách lưu trú đến tham quan, nghỉ dưỡng và tham gia trải nghiệm các hoạt động thực tế thú vị như nuôi trồng, thu hoạch nông sản, chế biến và thưởng thức những món ăn dân dã từ chính thành phẩm tạo ra, … Khách du lịch có thể tham gia trải nghiệm vào công việc cùng nông dân, công nhân thường ngày họ làm.

Cơ sở lưu trú Bungalow

16. Bungalow

Bungalow là kiểu nhà một tầng được thiết kế nằm riêng biệt, sở hữu kiến trúc độc đáo với diện tích nhỏ và có kết cấu khá đơn giản nhưng đầy đủ tiện nghi và nội thất. Bungalow được xây dựng từ những vật liệu truyền thống như: tre, nứa, gỗ, lá cọ… mang đến sự gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm giác thư giãn cho khách lưu trú.

17. Tourist guest house

Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch quy mô nhỏ với mức giá rẻ, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.

Kinh doanh dịch vụ lưu trú sở hữu nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít thử thách. Bởi vậy nắm vững các khái niệm, thuật ngữ trong lĩnh vực lưu trú là vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về Dịch vụ lưu trú là gì cũng như các loại hình dịch vụ lưu trú phổ biến hiện nay cho các anh chị.


©JHouse Team Website: https://jhouse.vn/ Fanpage: https://FB.com/JHouseVietnam