Home/Blog/Tìm thuê căn hộ/Đặt cọc nuôi thú cưng là gì? Nó hoạt động như thế nào tại Việt Nam

Đặt cọc nuôi thú cưng là gì? Nó hoạt động như thế nào tại Việt Nam

25/06/2021 J HOUSE 0 Bình luận

Thú cưng có phải là một thành viên trong gia đình bạn? Bạn có dự định nuôi thú cưng trong tương lai không? Bạn đang tìm kiếm một ngôi nhà thân thiện với thú cưng? Tại Việt Nam, việc nuôi thú cưng có được phép không? Và nó hoạt động như thế nào?

Đặt cọc nuôi thú cưng là gì? Những điều cần lưu ý để bảo vệ tiền đặt cọc nuôi thú cưng

Hãy để JHouse cung cấp cho bạn các thông tin và những gợi ý hữu ích về đặt cọc nuôi thú cưng và cách mà nó hoạt động tại Việt Nam. Bài viết cung cấp thông tin cho người thuê nhà, chủ sở hữu và các đại lý môi giới, … đừng bỏ lỡ thông tin. Hãy bắt đầu thôi nào.

Pets friendly house JHouse scaled

1. Đặt cọc nuôi thú cưng là gì?

Đặt cọc cho thú cưng là một khoản tiền trả trước một lần mà người thuê phải thanh toán cho chủ sở hữu để thú cưng được sống trong ngôi nhà với mình.

Đặt cọc nuôi thú cưng là một phần trong tiền đặt cọc thuê nhà mà người thuê phải thanh toán cho chủ nhà khi ký hợp đồng thuê và chuyển vào ở. Giống như bất kỳ khoản tiền đặt cọc nào khác khi thuê nhà, tiền đặt cọc cho vật nuôi giúp đảm bảo rằng người thuê dọn vệ sinh, tuân thủ nội quy nuôi thú cưng của ngôi nhà và cẩn thận không để vật nuôi của họ làm hỏng tài sản. Khoản đặt cọc cho vật nuôi có thể được hoàn lại tùy thuộc vào việc vật nuôi có làm hỏng tài sản hay không và mức độ thiệt hại xảy ra.

Đọc thêm: Ý nghĩa của tiền đặt cọc thuê nhà là gì? Và các loại tiền đặt cọc phổ biến khi thuê nhà

2. Luật và các quy định nuôi thú cưng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, có Luật và các Quy định về vật nuôi. Hãy cùng JHouse xem xét chi tiết:

  • Luật Chăn Nuôi số 32/2018/QH14. Điều 69, mục 2, chương V: Quy định về việc đối xử nhân đạo đối với vật nuôi.
  • Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT. Quy định về việc tiêm chủng cho vật nuôi. Nếu chủ vật nuôi không tiêm chủng phòng bệnh Dại cho chó, mèo thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 600,000 – 800,000 vnđ (căn cứ khoản a, Điều 2 Nghị định 90/2017/NĐ-CP).
  • Nghị định 90/2017/NĐ-CP. Quy định về việc phải đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó khi ra đường. Nếu chủ vật nuôi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600,000 – 800,000 vnđ.
  • Luật Dân Sự số 91/2015/QH13. Theo điều 603, quy định nếu vật nuôi gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ vật nuôi phải bồi thường.
  • Thông tư số 02/2016/TT-BXD về việc Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.

3. Đặt cọc nuôi thú cưng có phải là kỳ thị không?

Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG!

Tại Việt Nam củng giống như các quốc gia khác trên thế giới. Chúng tôi yêu quý và trân trọng thú cưng, vật nuôi của mình. Đó là lý do mà Luật và các quy định về nuôi thú cưng, vật nuôi tại Việt Nam ra đời.

Đặt cọc nuôi thú cưng KHÔNG PHẢI SỰ KỲ THỊ! Nó giống như là một khoản tiền mà chủ sở hữu sẽ giữ hộ cho người thuê. Để chủ sở hữu bảo vệ tài sản của mình trước các hành động gây hại từ thú cưng. Và, đảm bảo rằng người thuê có trách nhiệm với thú cưng của mình trong quá trình sử dụng ngôi nhà.

Pet deposit JHouse scaled

4. Sự khác nhau giữa đặt cọc nuôi thú cưng và tiền phí nuôi thú cưng?

  • Tiền đặt cọc cho thú cưng là khoản thanh toán một lần và sẽ được hoàn lại khi kết thúc hợp đồng thuê. Tiền đặt cọc cho thú cưng sẽ bị trừ khi vật nuôi làm hỏng tài sản, trong trường hợp đó, khoản đặt cọc này có thể chỉ được hoàn lại một phần.
  • Phí nuôi thú cưng là khoản thanh toán không hoàn lại. Nó có thể là một khoản thanh toán một lần hoặc nó có thể được trả như một khoản phí hàng tháng như tiền thuê nhà, điện, nước, giữ xe hoặc các khoản thanh toán tiền thuê hàng tháng khác.

Mặc dù việc trả thêm tiền để thú cưng sống với bạn không phải là điều thú vị, nhưng điều này cần thiết cho cả người thuê và chủ sở hữu. Chủ sở hữu cần bảo vệ tài sản của họ trong trường hợp bị hư hại và người thuê nhà cần chứng minh rằng họ có đủ trách nhiệm để nuôi thú cưng.

5. Khi nào cần người thuê cần thanh toán tiền đặt cọc nuôi thú cưng?

Ngay khi ký hợp đồng thuê nhà, người thuê cần thanh toán tiền đặt cọc nuôi thú cưng. Có thể được thanh toán cùng các khoản đặt cọc thuê nhà khác. Và, có thể cùng hoặc không cùng ngày thanh toán với tiền thuê nhà của tháng đầu tiên.

6. Tiền đặt cọc nuôi thú cưng là bao nhiêu?

Không có bất kỳ quy định nào về tiền đặt cọc nuôi thú cưng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo thông lệ chung tại mỗi địa phương thì tiền đặt cọc nuôi thú cưng sẽ giao động từ 2 – 12tr ($100 – $500) tùy vào số lượng và kích thước của thú cưng.

Gợi ý hữu ích từ JHouse cho người thuê nhà. Nếu bạn bắt buộc phải thanh toán tiền đặt cọc nuôi thú cưng, hãy đàm phán với chủ sở hữu ở mức tối thiểu. Hoặc bạn có thể làm việc với các đại lý môi giới, cung cấp cho họ số tiền đặt cọc thú cưng mà bạn có thể thanh toán, họ sẽ đàm phán với chủ sở hữu thay cho bạn.

7. Có bất kỳ hạn chế nào về giống hoặc kích thước thú cưng không?

Mặc dù điều đó có vẻ không công bằng, nhưng có sự hạn chế về giống và kích thước thú cưng tại Việt Nam.

  • Các loại vật nuôi được chấp nhận phổ biến tại Việt Nam như: Chó, mèo, chuột, thỏ, sóc, tắc kè nhỏ, cá, … Và có các giới hạn về kích thước dựa trên trọng lượng. Thông thường ở căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ thì chấp nhận thú cưng có trọng lượng từ 05kg hoặc 10kg trở xuống. Đối với nhà riêng lẻ và biệt thự thì không giới hạn về trọng lượng của thú cưng.
  • Các vật nuôi không được chấp nhận tại Việt Nam như: Heo, kỳ nhông, gà, chim, rắn, …

Lời khuyên hữu ích từ JHouse đối với người thuê nhà thân thiện với thú cưng. Bạn hãy cung cấp thông tin thú cưng của bạn (hình ảnh, trọng lượng, đặc điểm, …) cho các đại lý môi giới và chủ sở hữu khi bạn tìm kiếm ngôi nhà mới. Và chắc chắn rằng chủ sở hữu đồng ý với thú cưng của bạn và nó được thể hiện trong hợp đồng thuê nhà.

8. Người thuê cần lưu ý gì trong hợp đồng thuê khi nuôi thú cưng?

Để không gặp phải những rắc rối hoặc bất ngờ trong tương lai, người thuê nhà cần yêu cầu chủ sở hữu quy định rõ điều khoản: Đồng ý nuôi thú cưng, đặt cọc nuôi thú cưng và các nội dung liên quan đến trách nhiệm và quyền của các bên. Bạn nên quan tâm đến chính sách hoàn trả tiền đặt cọc, khấu trừ tiền đặt cọc, hao mòn, … để lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà một cách nhanh chóng và an toàn khi kết thúc hợp đồng thuê nhà.

Nếu hiện tại bạn chưa có thú cưng, nhưng bạn có kế hoạch trong tương lại sẽ nuôi thú cưng. Bạn cần phải cho chủ sở hữu biết về điều này và nó cần được thể hiện trong hợp đồng thuê nhà.

9. Người thuê cần làm gì để bảo vệ tiền đặt cọc nuôi thú cưng?

Tiền đặt cọc cho thuê là một khoản thanh toán được hoàn trả lại cho người thuê sau khi kết thúc hợp đồng. Chính vì thế người thuê cần bảo vệ tiền đặt cọc nuôi thú cưng của mình. Đây là những gợi ý hữu ích từ JHouse để người thuê nhà có thể bảo vệ tiền đặt cọc nuôi thú cưng:

  • Yêu cầu chủ sở hữu cung cấp một điều khoản đặt cọc nuôi thú cưng trong hợp đồng thuê nhà.
  • Cung cấp cho chủ sở hữu thông tin của thú cưng như: Giấy kiểm tra sức khỏe định kỳ, sổ tiêm chủng định kỳ, …
  • Thự hiện các hành động được khuyến khích khi nuôi thú cưng như: Huấn luyện thú cưng, đeo rọ mõm cho thú cưng khi đi ra ngoài đường, cung cấp đủ thức ăn & nước cho thú cưng, không để thú cưng gây ồn, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho thú cưng, …
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ tài sản bên trong ngôi nhà như: Bao bọc sofa, chân ghế/ bàn, thảm lót sàn, …
  • Chủ động vệ sinh định kỳ cho thú cưng. Dọn vệ sinh khi thú cưng đại tiện hoặc tiểu tiện.
  • Tuân thủ “Nội quy nuôi thú cưng” của ngôi nhà.
  • Chủ động sửa chữa hoặc thay thế các tài sản bị hư hỏng do thú cưng gây ra.
  • Sử dụng dịch vụ chăm sóc thú cưng tại nhà hoặc gửi thú cưng tại những cửa hàng nhận chăm sóc thú cưng, … khi bạn đi du lịch hoặc đi công tác trong một thời gian dài.

Bạn cũng có thể tham khảo 11 mẹo để bảo vệ tiền đặt cọc thuê nhà khi thuê nhà tại Việt Nam.

Pets house JHouse scaled

10. Người thuê cần làm gì với thú cưng của mình?

Để bảo vệ và tránh các rủi ro có thể gặp phải do thú cưng gây ra. Người thuê nhà được khuyến khích thực hiện các hành động sau:

  • Tiêm chủng định kỳ cho thú cưng
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho thú cưng
  • Huấn luyện thú cưng
  • Đeo rọ mõm cho thú cưng khi đi ra ngoài đường
  • Cung cấp không gian cho thú cưng bên trong căn nhà.

11. Chủ sở hữu cần làm gì khi cho phép nuôi thú cưng?

Thật hạnh phúc khi bạn là một chủ sở hữu yêu quý thú cưng. Ngôi nhà của bạn luôn chào đón khách thuê với thú cưng của họ.

Nhưng bạn đang có những lo lắng và trăn trở về việc kiểm soát rủi ro có thể gây ra bởi thú cưng của khách thuê. Dưới đây là những gợi ý hữu ích từ JHouse về những điều chủ sở hữu cần làm để có một sự khởi đầu tốt đẹp.

  • Nếu bạn có kế hoạch ngôi nhà cho phép vật nuôi. Bạn có thể thiết kế các thiết bị trong ngôi nhà thân thiện với thú cưng và ít bị hư hỏng như: sofa, bàn ăn, sàn nhà, tường, hành lang, cây xanh, ban công, …
  • Dành riêng một điều khoản đặt cọc nuôi thú cưng trong hợp đồng thuê nhà.
  • Cung cấp cho khách thuê nhà “Nội quy nuôi thú cưng” và “Các hành động được khuyến khích thực hiện khi nuôi thú cưng” tại ngôi nhà của bạn.
  • Yêu cầu người thuê nhà cung cấp thông tin của thú cưng như: Giấy kiểm tra sức khỏe định kỳ, sổ tiêm chủng định kỳ, …
  • Hỏi thăm những người hàng xóm của khách thuê về thú cưng trong quá trình sử dụng ngôi nhà.
  • Nếu ngôi nhà của bạn có nhiều không gian. Bạn có thể thiết kế một nơi dành cho sinh hoạt của thú cưng, nơi mà tất cả thú cưng trong ngôi nhà có thể giao lưu cùng nhau.

12. Các đại lý môi giới cần lưu ý điều gì khi tư vấn nhà ở thân thiện với thú cưng?

Nếu bạn là đại lý môi giới và bạn đang có khách thuê là người có thú cưng. Đây là những gợi ý hữu ích từ JHouse để bạn có thể tư vấn và cung cấp các giải pháp nhà ở tốt cho khách thuê và chủ sở hữu.

  • Yêu cầu khách thuê cung cấp thông tin của thú cưng cho bạn: Hình ảnh, cân nặng, số lượng, sổ tiêm chủng, …
  • Cung cấp và làm việc với chủ sở hữu về vấn đề nuôi thú cưng của khách thuê. Đảm bảo rằng chủ sở hữu đồng ý với thú cưng của khách thuê.
  • Cung cấp cho khách thuê danh sách các căn nhà được phép nuôi thú cưng. Và cung cấp các ghi chú đặc biệt của ngôi nhà về nuôi thú cưng cho khách thuê.
  • Làm rõ việc được phép nuôi và đặt cọc nuôi thú cưng trong hợp đồng thuê nhà.

Chúng tôi, JHouse hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về tiền đặt cọc nuôi thú cưng và cách mà nó hoạt động tại Việt Nam. Nếu bạn đang có những lo lắng và các câu hỏi cần được giải đáp. Nhân viên của JHouse luôn sẵn sàng và hạnh phúc được hỗ trợ và tư vấn cho bạn các giải pháp nhà ở thân thiện với thú cưng tại Việt Nam.

 


JHouse Content Team
Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.

Chia sẻ:
Bình luận

Your compare list

So Sánh
Xóa hết
0