Bài viết mới nhất
Bất động sản mới nhất
Blog
Cho Thuê Lại Căn Hộ Tại Việt Nam: Những Điều Cơ Bản Bạn Cần Biết
Giả sử bạn đã ký hợp đồng thuê nhà có thời hạn 1 năm và còn 6 tháng nữa, đột nhiên bạn cần phải đi công tác vài tháng hoặc chuyển đến một thành phố mới vì công việc hoặc lý do cá nhân. Phá vỡ hợp đồng thuê nhà là một lựa chọn, nhưng bạn sẽ mất tiền đặt cọc và số tiền thuê đã thanh toán trước đó. Đó là lúc việc cho thuê lại xuất hiện. Cho thuê lại căn hộ của bạn trong 6 tháng còn lại là một giải pháp thay thế tuyệt vời và có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền lớn.
Những điều cơ bản bạn cần biết về cho thuê lại căn hộ tại Việt Nam
- Vậy cho thuê lại căn hộ – hợp đồng cho thuê lại căn hộ là gì?
- Các loại hợp đồng thuê lại căn hộ phổ biến tại Việt Nam?
- Cho thuê lại căn hộ tại Việt Nam – thực tế như thế nào?
- Lợi ích của cho thuê lại căn hộ là gì?
- Khi nào cần cho thuê lại căn hộ?
- 2 điểm mấu chốt cho thuê lại căn hộ thành công là gì?
Nếu bạn, cũng như nhiều người khác, không chắc chắn về việc cho thuê lại là gì, đừng lo lắng. JHouse sẽ cung cấp cho bạn mọi thứ bạn cần biết về việc cho thuê lại. Chỉ cần tiếp tục đọc, và bạn sẽ hiểu mọi thứ bạn cần biết ngay lập tức!
Cho thuê lại căn hộ là gì?
Cho thuê lại căn hộ là một loại hợp đồng mà theo đó người thuê căn hộ đầu tiên cho người khác thuê lại một phần hoặc toàn bộ trong ngắn hạn hoặc vĩnh viễn căn hộ của họ trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng thuê.
Người thuê nhà đầu tiên được gọi là “người cho thuê lại”. Và, người thuê mới được gọi là “người thuê lại”.
Cho thuê lại về cơ bản thì khác so với việc tìm kiếm thêm bạn ở chung (tìm bạn cùng phòng). Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta có thể hiểu việc cho thuê lại như việc tìm thêm bạn ở chung. Bởi vì nó giảm áp lực về chi trả tiền thuê hàng tháng. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn ở phần sau “Cho thuê lại một phần trong căn hộ”.
3 loại hợp đồng cho thuê lại căn hộ phổ biến
1. Cho thuê lại vĩnh viễn
Cho thuê lại vĩnh viễn xảy ra khi người thuê hiện tại chuyển đi và cần người thuê lại căn hộ trong thời gian còn lại của hợp đồng thuê. Người thuê nhà đầu tiên sẽ chuyển giao toàn bộ quyền và trách nhiệm thực hiện hợp đồng thuê nhà cho người thuê lại. Người thuê lại sẽ trả tiền thuê và chịu trách nhiệm với chủ nhà.
Có thể hiểu đơn giản “Cho thuê lại vĩnh viễn = sang nhượng hợp đồng thuê nhà”
2. Cho thuê lại ngắn hạn toàn bộ căn hộ
Việc cho thuê lại ngắn hạn là phổ biến đối với những người thuê có kế hoạch đi công tác ở thành phố khác, trở về nước, … trong một thời gian ngắn (vài tháng). Cho thuê lại cho phép người thuê đầu tiên giữ hợp đồng thuê căn hộ và đồng thời tiết kiệm tiền trong thời gian vắng mặt này. Người thuê cần cung cấp hợp đồng cho thuê lại với người thuê lại. Để đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu quyền lợi và trách nhiệm trong việc thuê và sử dụng căn hộ.
3. Cho thuê lại một phần trong căn hộ
Trường hợp người bạn cùng phòng của bạn chuyển đi, căn hộ sẽ có nhiều không gian không sử dụng đến. Bạn sẽ tìm cách cho thuê lại phần không gian chưa sử dụng đó. Để cho dễ hiểu, bạn tìm kiếm thêm bạn ở chung (tìm bạn cùng phòng) để chia sẽ tiền thuê nhà – giảm áp lực chi trả tiền thuê nhà. Trong trường hợp này thì bạn vẫn là người đứng tên trên hợp đồng thuê nhà với chủ nhà. Bạn chỉ cần thông báo cho chủ nhà về người bạn cùng phòng mới (người thay thế).
Cho thuê lại căn hộ tại Việt Nam – Thực tế như thế nào?
Thực tế tại Việt Nam, chủ nhà không khuyến khích việc cho thuê lại. Chủ nhà không muốn bất kỳ ai khác ngoài người thuê đã được kiểm tra bởi chủ nhà, sống trong căn hộ của họ. Trong hầu hết các hợp đồng cho thuê căn hộ, điều khoản cho thuê lại bị bỏ trống hoặc không cho phép người thuê cho thuê lại căn hộ. Không có giải pháp hữu hiệu và không thể kiểm soát được – đây chính là lý do mà hầu hết chủ nhà không cho phép cho thuê lại căn hộ.
Tuy nhiên, một vài chủ nhà vẫn đồng ý cho người thuê nhà cho thuê lại. Và, loại hợp đồng cho thuê lại chủ yếu là: Cho thuê lại vĩnh viễn (sang nhượng hợp đồng thuê nhà) và cho thuê lại một phần trong căn hộ (tìm kiếm bạn ở chung). Cho thuê lại là một giải pháp mà chủ nhà hỗ trợ người thuê kết thúc hợp đồng thuê nhà sớm để lấy lại tiền đặt cọc hoặc giảm áp lực tài chính.
3 lợi ích của cho thuê lại căn hộ
1. Tránh phá vỡ hợp đồng trước sớm
Trường hợp bạn gặp các rắc rối về tài chính hoặc phải chuyển đến một thành phố khác – bạn không thể tiếp tục hợp đồng thuê nhà. Bạn phải đối diện với việc phá vỡ hợp đồng thuê nhà sớm. Bạn sẽ bị mất tiền đặt cọc và tiền thuê nhà đã thanh toán trước đó. Mọi thứ trông có vẻ thật tồi tệ. Đừng lo lắng, cho thuê lại căn hộ của bạn là một giải pháp tuyệt vời trong lúc này.
Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm mà không bị phạt vi phạm
2. Tránh lãng phí tiền thuê nhà
Trong trường hợp bạn cùng phòng của bạn phải rời đi hoặc bạn đi công tác vài tháng – căn hộ của bạn bị bỏ trống. Bạn phải trả tiền thuê nhà đều đặn, nhưng bạn không ở đó – thật lãng phí tiền bạc của bạn phải không? Đừng lo lắng, cho thuê lại căn hộ của bạn là một giải pháp tuyệt vời trong lúc này.
3. Tự do đi lại
Cho thuê lại căn hộ của bạn cho phép bạn tránh được cảm giác bó buộc với căn hộ khi mà bạn không vui (happy) khi làm điều đó. Đừng hiểu nhầm, bạn cần có trách nhiệm với hợp đồng thuê nhà của mình – chính bạn là người đồng ý và ký vào hợp đồng thuê nhà. Bạn chỉ cho thuê lại căn hộ của mình khi điều đó là cấp bách và cần thiết.
Khi nào cần cho thuê lại căn hộ của bạn?
Có nhiều lý do để người thuê cho thuê lại căn hộ của họ. Đôi khi người thuê phải dọn ra khỏi căn hộ của họ trước khi hợp đồng thuê nhà kết thúc. Hoặc, người thuê nhà phải rời khỏi thành phố trong vài tháng. Cho thuê lại căn hộ cho phép người thuê tránh phá vỡ hợp đồng thuê và tiết kiệm tiền nếu họ có ý định quay lại.
Cho dù bạn đang muốn chuyển ra ngoài hoàn toàn hay chỉ trong thời gian ngắn, cho thuê lại là một lựa chọn cần xem xét. Dưới đây là các thời điểm để bạn cân nhắc cho thuê lại:
- Mất việc làm hoặc gặp rắc rối tài chính
- Bạn cùng phòng chuyển đi
- Bạn đi công tác vài tháng
- Bạn bất đồng quan điểm với chủ nhà. Lưu ý: Trường hợp này hãy chắc chắn rằng bạn là người đúng.
Trong một vài trường hợp bạn cũng có thể lựa chọn giải pháp thương lượng giảm giá tiền thuê nhà với chủ nhà để giảm áp lực về tài chính. Chỉ cần bạn làm rõ 3 vấn đề: lý do yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà; Số tiền cần giảm giá; Và, các ưu thế của bạn khi thương lượng giảm giá tiền thuê nhà. Hãy làm nó một cách chuyên nghiệp bằng “Thư giảm giá tiền thuê nhà”.
Xem thêm: Giảm giá tiền thuê nhà: 6 tình huống phổ biến và mẫu thư giảm giá
2 điểm mấu chốt cho thuê lại căn hộ thành công
1. Được quy định trong hợp đồng thuê nhà
Người thuê nhà thông minh cần biết rõ các rủi ro có thể lường trước được và đưa tất cả chúng vào trong hợp đồng thuê nhà. Bạn có thể đi công tác vài tháng hoặc bạn cùng phòng có thể rời đi hoặc bạn có thể phải chuyển đến thành phố khác, … đây là những rủi ro bạn có thể lường trước được.
Cho thuê lại căn hộ của bạn – hãy thảo luận với chủ nhà mang chúng vào trong hợp đồng thuê nhà. Bạn phải đảm bảo rằng bạn được phép cho thuê lại một cách hợp pháp. Nếu bạn không thấy điều khoản cho thuê lại trong hợp đồng thuê nhà, hãy hỏi chủ nhà. Hãy làm rõ điều khoản cho thuê lại căn hộ trước khi ký hợp đồng thuê nhà.
2. Lý do hợp pháp
Tiếp theo, bạn cần một lý do hợp pháp. Bạn mất việc làm, bạn gặp rắc rối về tài chính, bạn cùng phòng chuyển đi, bạn chuyển công tác sang thành phố khác, bạn đi công tác vài tháng, … tất cả là lý do hợp pháp khi chúng có bằng chứng cụ thể. Nếu bạn bị mất việc làm, hãy cung cấp thông báo nghỉ việc từ công ty của bạn. Nếu bạn chuyển công tác sang thành phố khác, hãy cung cấp thông báo chuyển công tác từ công ty của bạn, …
Trong hầu hết các trường hợp, chủ nhà là người làm kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh của chủ nhà là kiếm tiền. Điều đó có nghĩa là họ không quan tâm đến việc làm mọi thứ trở nên khó khăn hoặc rắc rối hơn.
Việc cho thuê lại đã được ghi trong hợp đồng và bạn có lý do hợp pháp để cho thuê lại căn hộ. Tuy nhiên, đừng làm chủ nhà của bạn bị shock hoặc bị bất ngờ. Hãy là người thuê nhà lịch sự và tôn trọng chủ nhà của bạn. Thông báo cho chủ nhà biết về vấn đề của bạn và đề cập với chủ nhà về việc cho thuê lại căn hộ. Đây là cách tốt nhất để bạn tìm kiếm sự đồng thuận và hỗ trợ từ chủ nhà – cho thuê lại căn hộ của bạn một cách nhanh chóng và lịch sự.
Lưu ý: Những gợi ý này chỉ mang tính chất thông tin. Không đưa ra bất kỳ đảm bảo nào về lời khuyên pháp lý hoặc tài chính. Người đọc được khuyến khích tìm kiếm lời khuyên pháp lý từ luật sư hoặc tài chính từ các chuyên gia chuyên nghiệp.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
Kiểm Tra Căn Hộ Chuyển Đến: 13 Điều Quan Trọng Không Thể Bỏ Qua
![[:en]Move-in apartment inspection: 13 important things not to be missed[:vi]Kiểm tra căn hộ chuyển đến: 13 điều quan trọng không thể bỏ qua[:] 19 Move-in apartment inspection](https://jhouse.vn/wp-content/uploads/2021/08/move-in-inspection-scaled.jpg)
Kiểm tra căn hộ chuyển đến: 13 điều quan trọng không thể bỏ qua
Tại sao danh sách kiểm tra căn hộ chuyển đến lại quan trọng?
Với tư cách là người thuê nhà, bạn muốn đảm bảo rằng mình sẽ nhận được:- Một căn hộ tốt, tiện nghi và thoải mái
- Không có sự cố về tài sản, nội thất bên trong căn hộ
- Nhận lại tiền đặt cọc khi chuyển đi
Ai là người được lợi khi kiểm tra căn hộ chuyển đến?
Cả chủ nhà và người thuê đều được hưởng lợi từ việc kiểm tra căn hộ khi chuyển đến. Đối với chủ nhà: Kiểm tra căn hộ trước khi khách thuê chuyển đến ở giúp chủ nhà theo dõi tình trạng và số lượng tài sản trong căn hộ ngay từ đầu. Từ đó, có những báo cáo quản lý & vận hành riêng cho tòa nhà của mình. Thiết lập danh sách mua sắm hoặc sửa chữa các hư hỏng tài sản. Mục tiêu là mang đến một căn hộ tiện nghi và an tâm cho người thuê nhà. Một danh sách kiểm tra căn hộ lúc chuyển đến có thể giúp người thuê chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra khi sử dụng căn hộ trong thời gian thuê. Việc ghi lại tình trạng tài sản & nội thất lúc chuyển vào có thể giúp giảm thiểu khả năng xảy ra tranh chấp giữa chủ nhà và người thuê nhà liên quan đến việc trả lại tiền đặt cọc. Đối với người thuê: Kiểm tra căn hộ trước khi chuyển vào giúp người thuê biết chính xác trong căn hộ có những tài sản và nội thất gì. Nó cũng có thể dùng làm căn cứ bằng văn bản trong trường hợp có tranh chấp pháp lý trong tương lai. Một danh sách kiểm tra căn hộ lúc chuyển vào có thể là một công cụ mà người thuê sử dụng để kiểm kê những gì chủ nhà có thể cần sửa chữa hoặc cải thiện trước hoặc trong khi thuê nhà.Ai nên có mặt trong quá trình kiểm tra căn hộ chuyển đến?
- Chủ nhà/ người quản lý/ công ty quản lý
- Người thuê/ Đại diện của người thuê
- Môi giới/ công ty môi giới (nếu có)
Cần làm gì để quá trình kiểm tra căn hộ chuyển vào diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ?
Đối với chủ nhà
- Kiểm tra căn hộ trước, sửa chữa, thay thế hoặc loại bỏ các thiết bị & nội thất đã hư hỏng.
- Vệ sinh căn hộ sạch sẽ, đảm bảo căn hộ ở trạng thái hoạt động tốt.
- Lên danh sách các tài sản và nội thất cần kiểm tra khi người thuê chuyển đến.
- Chụp hình hoặc quay video căn hộ trước khi khách chuyển đến ở.
Đối với khách thuê
- Lên danh sách các khu vực hoặc thiết bị & nội thất cần kiểm tra chi tiết khi chuyển đến ở.
- Nhờ bạn bè hoặc người thân phụ giúp kiểm tra căn hộ.
- Chụp hình hoặc quay video căn hộ để làm bằng chứng.
![[:en]Move-in apartment inspection: 13 important things not to be missed[:vi]Kiểm tra căn hộ chuyển đến: 13 điều quan trọng không thể bỏ qua[:] 20 rental move-in inspection](https://jhouse.vn/wp-content/uploads/2021/08/apartment-inspection-scaled.jpg)
Danh sách kiểm tra căn hộ chuyển đến bao gồm những gì?
Nếu người thuê và chủ nhà không biết bắt đầu từ đâu khi tạo danh sách kiểm tra căn hộ lúc chuyển đến, đừng lo lắng … JHouse sẽ giúp bạn. Dưới đây, là mọi thứ bạn nên kiểm tra trong danh sách kiểm tra căn hộ trước khi chuyển đến.1. Chìa khóa và wifi
Chìa khóa và wifi đứng đầu danh mục kiểm tra tình trạng căn hộ của bạn. Bạn cần chắc chắn nó hoạt động tốt và có kế hoạch dự phòng.-
Danh sách chìa khóa
-
ID và mật khẩu wifi
2. Cửa ra vào tòa nhà
Tại Việt Nam, đối với các tòa nhà căn hộ dịch vụ. Bạn cần phải truy cập vào cửa chính ra vào tòa nhà trước, sau đó bạn mới truy cập vào cửa chính của căn hộ. Vì vậy, bạn cần kiểm tra chìa khóa hoặc mật khẩu và đảm bảo rằng bạn biết cách sử dụng chúng. Yêu cầu chủ nhà cung cấp phương án dự phòng nếu không thể mở cửa ra vào tòa nhà bằng chìa khóa hoặc mật khẩu.3. Cửa ra vào căn hộ và cửa sổ
Mở và đóng cửa sổ và cửa ra vào để đảm bảo chúng hoạt động bình thường. Đảm bảo rằng tất cả các cửa sổ và cửa ra vào đều khóa hoàn toàn và an toàn khi bạn kéo chúng vào. Bạn cũng nên đảm bảo rằng chìa khóa có thể đóng mở cửa ra vào và cửa sổ.4. Tường và trần nhà
- Hãy quan sát kỹ các bức tường, sàn nhà và trần nhà trong quá trình kiểm tra căn hộ của bạn, để ý các vết nứt và vết bẩn, nấm mốc và các dấu hiệu hư hỏng do nước (thường có thể nhìn thấy bằng các vết bẩn hoặc vết phồng trong sơn).
- Kiểm tra kỹ các khu vực như: lối vào cửa chính, góc tường, khu vực nhà bếp, khu vực ban công – cửa sổ, khu vực phòng tắm, … Đây là những khu vực thường bị nấm mốc, thấm và bị nứt.
5. Sàn nhà
Kiểm tra sàn nhà bằng cách lật hết thảm lên, dùng chân dẫm lên sàn xem chúng có đàn hồi không, nếu chúng đàn hồi là do chúng bị bong rộp. Ngoài ra bạn cũng có thể đặt mặt áp sát với sàn nhà để quan sát lồi lõm, nứt và hư hỏng của sàn nhà. Nếu là sàn gỗ bạn cần kiểm tra kỹ hơn và kiểm tra các khu vực như gần bếp, góc tường, lối ra vào cửa chính, gần cửa phòng tắm, … vì đây là những khu vực thường bị hư hỏng và bong rộp do nước.6. Bàn giao căn hộ – Tổng thể sạch sẽ
Kiểm tra trực quan và lục tìm các khu vực trong căn hộ mà bạn nghĩ rằng chúng sẽ không được làm sạch hoặc bị bỏ quên. Kiểm tra tổng thể từ tường, sàn, đồ nội thất, góc tường, ban công, kệ bếp, nhà tắm, cửa sổ, … Hãy chắc chắn rằng bạn nhận một căn hộ sạch sẽ trước khi chuyển vào ở. Nếu chúng chưa được làm sạch, hãy yêu cầu chủ nhà làm sạch chúng vì đó là trách nhiệm của chủ nhà.7. Hệ thống điều hòa không khí – máy lạnh
Dùng remote để bật tất cả máy lạnh trong căn hộ, điều khiển chế độ của từng máy lạnh và quan sát. Đảm bảo mỗi máy lạnh có remote riêng, hoạt động tốt và không bị rò rỉ nước. Bạn cũng có thể mở nắp của máy lạnh ra để kiểm tra mức độ bẩn của máy lạnh, nếu chưa được vệ sinh – bạn có thể yêu cầu chủ nhà vệ sinh chúng (phần chi phí này chủ nhà sẽ chi trả).8. Kiểm tra căn hộ cho thuê – Hệ thống đèn chiếu sáng
Bật tất cả đèn trong tất cả các phòng để đảm bảo mọi thứ hoạt động. Tìm các bóng đèn bị cháy hoặc không hoạt động tốt kể cả đèn trần nhà, đèn trang trí, đèn âm tường và đèn làm việc. Yêu cầu chủ nhà thay thế bất kỳ bóng đèn nào bị cháy hoặc hoạt động không tốt trước khi bạn chuyển đến. Đó là công việc để bảo trì định kỳ của chủ nhà.9. Tivi và thiết bị âm thanh
Đa phần các căn hộ sẽ sử dụng smart tivi. Và đặc biệt tại Việt Nam, hầu hết tivi sẽ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Vì vậy, bạn cần yêu cầu chủ nhà cài đặt lại ngôn ngữ (nếu bạn là người nước ngoài). Tivi phải được thiết lập wifi hoặc internet sẵn sàng. Tivi được cài đặt sẵn các chương trình như: Youtube, Netflix, … Ngoài ra, bạn cần bấm chuyển kênh hoặc tăng giảm âm lượng để xem chúng có hoạt động tốt không.![[:en]Move-in apartment inspection: 13 important things not to be missed[:vi]Kiểm tra căn hộ chuyển đến: 13 điều quan trọng không thể bỏ qua[:] 21 Kiểm tra căn hộ chuyển đến – Phòng ngủ](https://jhouse.vn/wp-content/uploads/2021/08/First-apartment-checklist-bedroom-scaled.jpg)
10. Kiểm tra căn hộ chuyển đến – Phòng ngủ
-
Giường ngủ và nệm
-
Rèm cửa
-
Tủ quần áo
-
Các thiết bị khác
![[:en]Move-in apartment inspection: 13 important things not to be missed[:vi]Kiểm tra căn hộ chuyển đến: 13 điều quan trọng không thể bỏ qua[:] 22 Kiểm tra căn hộ chuyển vào – Phòng tắm](https://jhouse.vn/wp-content/uploads/2021/08/First-apartment-checklist-bathroom-scaled.jpg)
11. Kiểm tra căn hộ chuyển vào – Phòng tắm
-
Bồn cầu
-
Vòi hoa sen, bồn tắm và vòi nước
-
Thoát nước
-
Tủ
![[:en]Move-in apartment inspection: 13 important things not to be missed[:vi]Kiểm tra căn hộ chuyển đến: 13 điều quan trọng không thể bỏ qua[:] 23 Kiểm tra căn hộ - Nhà bếp](https://jhouse.vn/wp-content/uploads/2021/08/First-apartment-checklist-kitchen-scaled.jpg)
12. Kiểm tra căn hộ – Nhà bếp
-
Bếp
-
Tủ lạnh
-
Các thiết bị điện khác
-
Bồn rửa
-
Ngăn kéo và tủ
![[:en]Move-in apartment inspection: 13 important things not to be missed[:vi]Kiểm tra căn hộ chuyển đến: 13 điều quan trọng không thể bỏ qua[:] 24 Cách kiểm tra căn hộ - Khu vực giặt là](https://jhouse.vn/wp-content/uploads/2021/08/First-apartment-checklist-laundry-scaled.jpg)
13. Cách kiểm tra căn hộ – Khu vực giặt là
Nếu căn hộ của bạn có trang bị khu vực giặt là với máy giặt và máy sấy và giàn phơi đồ. Hãy chắc chắn rằng bạn biết cách sử dụng chúng. Bật công tắc điện để xem máy giặt và sấy có hoạt động không. Kiểm tra đường ống cấp nước và thoát nước xem đã được gắn vào chưa và có đúng vị trí không. Kiểm tra các vết trầy xước, rò rỉ, nấm mốc và mùi xem có gì bất thường không. Xem thêm: Danh sách kiểm tra căn hộ: Làm cho ngày chuyển nhà trở nên nhẹ nhàngPhải làm gì nếu bạn phát hiện ra điều gì đó không ổn trong quá trình kiểm tra căn hộ của mình?
- Ghi lại tất cả tình trạng hư hỏng khi phát hiện ra chúng bằng văn bản.
- Chụp hình các hư hỏng.
- Yêu cầu chủ nhà sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
Danh Sách Kiểm Tra Căn Hộ: Làm Cho Ngày Chuyển Nhà Trở Nên Nhẹ Nhàng
Chúc mừng bạn đã thuê được một căn hộ tuyệt vời. Tôi tin chắc rằng bạn đã nỗ lực và đưa ra quyết định đúng đắn về căn hộ. Bây giờ là thời gian tuyệt vời để đóng gọi mọi thứ và chuyển đến ngôi nhà mới. Bạn dường như là bắt đầu lại từ đầu tất cả mọi thứ. Hợp đồng, chìa khóa, danh sách kiểm tra căn hộ, tiện ích, … bạn có rất nhiều thứ phải làm để chuyển đến một ngôi nhà mới.
Và, bậc thang đầu tiên - Danh sách kiểm tra căn hộ. Tại sao phải cần một danh sách kiểm tra nội thất căn hộ? Thực tế tại Việt Nam như thế nào? Các danh mục cần kiểm tra trong danh sách kiểm tra căn hộ là gì?
Danh sách kiểm tra căn hộ chi tiết sẽ làm cho ngày chuyển nhà của bạn trở nên nhẹ nhàng
Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy một danh sách khá đầy đủ những thứ cần thiết trong danh sách kiểm tra nội thất căn hộ. Cho dù bạn là người thuê nhà lần đầu hay là một người lâu năm, việc có một danh sách kiểm tra thiết bị căn hộ có thể giúp ích rất nhiều.
Tại sao bạn cần một danh sách kiểm tra căn hộ trước khi chuyển vào ở?
Xem có những gì bên trong căn hộ
Một thực tế là chúng ta không thể nhớ tất cả trang thiết bị và nội thất bên trong căn hộ. Và càng không thể nhớ tình trạng hư hỏng của chúng. Vì thế, danh sách kiểm tra nội thất căn hộ ra đời. Nó giúp người thuê và chủ nhà biết chính xác bên trong căn hộ bao gồm những trang thiết bị và nội thất gì và tình trạng của chúng như thế nào. Biết chính xác những gì có trong căn hộ là cách thông minh để bắt đầu cuộc sống thoải mái và bỏ lại các rủi ro phía sau.
Ngăn ngừa rủi ro và tranh chấp sau này
Không thể phủ nhận một vài tranh chấp đến từ mất mát và hư hỏng các tài sản bên trong căn hộ. Và điều tệ hại hơn là người thuê và chủ nhà không biết chắc chắn tài sản đó đã hư hỏng hoặc mất mát từ trước khi người thuê chuyển vào ở. Vì thế, hầu hết các tranh chấp dạng này – người thuê nhà là người thiệt thòi. Bởi vì, bạn đang ở thế yếu – bạn kết thúc hợp đồng, bạn đến ngày chuyển ra và bạn cần lấy lại tiền đặt cọc.
Để loại bỏ dạng rủi ro này, tốt hơn hết là cần có checklist kiểm tra căn hộ lúc chuyển vào. Biết chính xác trang thiết bị nội thất bên trong căn hộ và loại bỏ các rủi ro. Danh sách kiểm tra căn hộ là một trong những công cụ hữu ích mà bạn sẽ cần vào lúc chuyển ra hoặc phát sinh các tranh chấp.
Đảm bảo quyền lợi chính đáng của bạn
Trong quá trình kiểm tra các trang thiết bị nội thất bên trong căn hộ, người thuê sẽ biết căn hộ còn thiếu những thiết bị và nội thất nào. Từ đó có thể đàm phán với chủ nhà cung cấp thêm hoặc bỏ ra các thiết bị nội thất không cần thiết. Điều này giúp căn hộ phù hợp hơn với bạn và đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản với cuộc sống lâu dài.
Thực tế tại Việt Nam như thế nào?
Trong bài viết này, tôi muốn cho bạn thấy một thực tế về “danh sách kiểm tra căn hộ” tại Việt Nam, mà cụ thể là tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chỉ 20% căn hộ có danh sách kiểm tra căn hộ lúc chuyển vào. Điều này có nghĩa là cứ 10 căn hộ thì có 2 căn hộ có danh sách kiểm tra căn hộ lúc chuyển vào để chủ nhà và người thuê kiểm tra các trang thiết bị, nội thất bên trong căn hộ. Và, 8 căn hộ còn lại có thể không có danh kiểm tra hoặc có nhưng không muốn thực hiện.
Trong hợp đồng có điều khoản về “bàn giao tài sản bên trong căn hộ”, nó được xem như là một phụ lục đính kèm không thể thiếu của hợp đồng. Nhưng thực tế thì không có bất kỳ biên bản bàn giao tài sản nào giữa chủ nhà và người thuê.
Hầu hết các tranh chấp về hư hỏng và mất mát tài sản bên trong căn hộ - người thuê là người chịu thiệt thòi. Bởi vì, người thuê bị áp lực chuyển di và áp lực lấy lại tiền đặt cọc. Từ đó, người thuê chấp nhận đền bù các hư hỏng hoặc mất tài sản – mà vốn dĩ các hư hỏng hoặc mất mát này đã diễn ra từ trước khi khách thuê chuyển vào căn hộ.
Danh sách kiểm tra căn hộ: Chìa khóa & wifi
Chìa khóa và wifi đứng đầu danh mục kiểm tra & bàn giao căn hộ của bạn. Bạn cần chắc chắn nó hoạt động tốt và có kế hoạch dự phòng.
Danh sách chìa khóa:
- Chìa khóa cửa chính vào tòa nhà/ thẻ từ/ mã số
- Chìa khóa cửa chính vào căn hộ/ thẻ từ/ mã số
- Chìa khóa cửa sổ
- Chìa khóa két sắt/ mật khẩu
- Chìa khóa phòng tắm
- Chìa khóa phòng ngủ
- Chìa khóa tủ quần áo
- Kế hoạch dự phòng khi mất chìa khóa cửa chính vào tòa nhà hoặc căn hộ.
Wifi và mật khẩu:
- ID/ tên wifi
- ID/ tên wifi dự phòng
- Mật khẩu
Thông thường, mỗi căn hộ sẽ có đường kết nối wifi riêng hoặc dùng chung wifi với tòa nhà. Wifi là thiết bị điện tử - nó có thể hoạt động tốt và cũng có thể gặp vấn đề. Vì thế, bạn cần hỏi chủ nhà về phương án dự phòng nếu đường truyền wifi căn hộ của bạn có vấn đề.
Danh sách kiểm tra căn hộ: Phòng khách
Phòng khách là nơi diễn ra mọi hoạt động giao tiếp, kết nối và sẻ chia. Phòng khách còn là nơi để thư giãn và giải trí – một phòng khách sáng sủa và tiện lợi sẽ mang đến một không gian sống thoải mái và đầy sinh khí. Danh sách kiểm tra căn hộ đầu tiên – Phòng khách sẽ cho bạn biết bạn đã có gì và cần chủ nhà cung cấp thêm những thiết bị gì và bạn cần phải mua thêm sắm sửa thêm những gì. Dưới đây là một danh sách kiểm tra phòng khách mẫu:
- Bộ điều khiển nguồn điện
- Sofa & ghế
- Tivi & kệ tivi
- Đèn
- Màn & rèm
- Tủ sách & đồng hồ & tranh ảnh
- Tủ đựng giày dép
- Cục thu phát wifi
- Thảm trải sàn
- Cây xanh
- Máy lọc nước
- Thùng rác
- Máy lạnh & quạt
Checklist kiểm tra căn hộ: Phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi thể hiện cá tính và cá nhân hóa của bạn. Nơi bạn tự do với con người của bạn. Phòng ngủ là nơi bạn dành nhiều thời gian để tái tạo năng lượng cho bản thân. Vì vậy, việc chăm chút và tỉ mỉ cho phòng ngủ luôn là điều được đánh giá cao.
Danh sách thiết bị, nội thất sẽ phụ thuộc vào diện tích phòng ngủ. Dù thiết bị và nội thất là ít hay nhiều – đắt tiền hay rẻ tiền, thì bạn cũng nên có danh sách kiểm tra chúng trước khi chuyển vào ở thật sự.
- Giường & nệm & gối & ga trải giường
- Tủ đựng quần áo & móc treo
- Đèn trần & đèn để bàn
- Màn & rèm
- Bàn trang điểm
- Két sắt
- Máy lạnh
- Kệ tủ bên cạnh giường/ Bedside table
- Gương soi
Danh mục kiểm tra căn hộ: Phòng tắm
Phòng tắm là nơi bạn thể hiện nhu cầu cấp thiết và bản năng nhất của con người. Tạm thời bỏ qua các thiết bị và vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, kem rửa mặt, cạo râu, … Chúng ta sẽ tập trung và kiểm tra danh sách các thiết bị mà chủ nhà đã cung cấp cho nhà tắm của bạn. Đảm bảo rằng các thiết bị là đủ cho các nhu cầu cơ bản. Dưới đây là danh sách mẫu:
- Móc treo đồ
- Vòi sen
- Bồn tắm
- Gương soi và kệ để vật dụng
- Bồn cầu
- Thùng rác
- Khăn giấy
- Khăn tắm
- Thảm lót sàn
- Ly, cốc
- Máy sấy tóc
- Máy hút mùi
Danh sách kiểm tra căn hộ: Phòng ăn & nhà bếp
Phòng ăn và nhà bếp là khu vực có nhiều trang biết bị và nội thất dễ hư hỏng cũng như hao mòn tự nhiên nhất. Chính vì thế, bạn cần kiểm tra chi tiết và yêu cầu chủ nhà bổ sung các thiết bị cần thiết. Bạn cần cân nhắc các yêu cầu của bạn là phù hợp và chủ nhà có thể làm nó cho bạn. Dưới đây là checklist nhận nhà đối với phòng ăn & nhà bếp:
- Bàn ăn & ghế & đồ trang trí bàn ăn
- Bếp gas/ bếp điện
- Máy hút mùi
- Bình đun nước
- Nồi cơm điện
- Lò vi sóng
- Lò nướng
- Tủ lạnh
- Máy rửa chén
- Nồi, xoong, chảo
- Bộ dao, kéo & thớt
- Bộ đũa, muỗng, nĩa
- Bộ chén, đĩa, tô
- Bộ ly uống
- Bộ đựng gia vị
- Kệ tủ bếp
- Bồn rửa chén
- Thùng rác
Lưu ý quan trọng: Hãy hỏi chủ nhà về các thiết bị có thể hư hỏng mà không phải đền bù. Và ghi chú trong danh sách kiểm tra thiết bị của căn hộ.
Danh sách kiểm tra thiết bị căn hộ: Phòng giặt là
Phần còn lại trong danh sách kiểm tra căn hộ là phòng giặt là. Không nhiều thiết bị, nhưng bạn cũng nên yêu cầu chủ nhà liệt kê chúng trong danh sách kiểm tra căn hộ đầu tiên.
- Máy giặt
- Máy sấy
- Bàn ủi & đế bàn ủi
- Giá phơi đồ
- Giỏ đựng đồ giặt
- Bột giặt/ nước tẩy
Danh sách kiểm tra căn hộ: Hư hỏng & thay thế
Phần không thể thiếu trong danh mục bàn giao căn hộ - các hư hỏng và thay thế. Hầu hết chủ nhà và người thuê đều bỏ qua mục này trong danh sách kiểm tra căn hộ đầu tiên. Và đây chính là ngọn nguồn của các tranh chấp sau này. Vì vậy, bạn nên yêu cầu chủ nhà cung cấp danh mục các tài sản hư hỏng & cần thay thế. Dưới đây là gợi ý dành cho bạn và chủ nhà:
# | Khu vực | Tài sản/ thiết bị | Tình trạng/ hư hỏng | Phương án xử lý | Thời gian cần hoàn thành |
1 | |||||
2 |
Trên đây là những danh mục tài sản, trang thiết bị cần thiết cho một căn hộ đầy đủ chức năng, nhưng nó mới chỉ là bước khởi đầu của bạn với ngôi nhà. Bạn cần phải cá nhân hóa ngôi nhà để nó trở nên thân thiện và tạo cảm giác như ở nhà với bạn.
Bạn có thể mua sắm thêm các trang thiết bị, đồ trang trí, … để ngôi nhà trở nên ấm áp và mang phong cách riêng của bạn. Bạn cũng có thể sơn sửa hoặc di chuyển nội thất bên trong căn hộ, … đặt để chúng những nơi mà bạn ưng ý nhất. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng các hoạt động sơn sửa hoặc di chuyển nội thất đã được chủ nhà đồng ý.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
Thương Lượng Tiền Thuê Nhà & Công Thức Đàm Phán Thành Công
Trên thị trường tồn tại hai loại giá là “giá niêm yết” và “giá chốt”. Người thuê nhà phải trải qua một thử thách không mấy dễ dàng đó là “thương lượng tiền thuê nhà” để có được giá chốt. Làm thế nào để thương lượng tiền thuê nhà tại Việt Nam?
Công thức để thương lượng tiền thuê nhà thành công là: Ai + Lý do + Khi nào. Kết hợp cùng với cách để thương lượng tiền thuê với tư cách là người thuê mới và người thuê hiện tại. Tất cả sẽ được giải thích và làm rõ trong bài viết này.
Tiền thuê nhà chiếm phần lớn trong danh mục chi phí hàng tháng của bạn. Chính vì vậy, thương lượng tiền thuê nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền góp vào tự do tài chính của bạn. Thương lượng tiền thuê nhà là phổ biến, ngay cả khi bạn là người thuê mới hay trong hợp đồng thuê nhà. Thương lượng tiền thuê nhà là một cách thông minh để tạo ra một khoản tiền thuê phù hợp với ngân sách của bạn.
Thương lượng tiền thuê nhà & công thức đàm phán thành công
Bạn có thể thương lượng tiền thuê nhà của mình không?
Chắc chắn rồi, bạn có thể thương lượng tiền thuê nhà của mình. Bạn có thể thương lượng tiền thuê nhà trước khi ký hợp đồng thuê nhà mới và ngay trong hợp đồng thuê hiện tại.
Trong hầu hết các trường hợp, chủ nhà là người làm kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh của chủ nhà là kiếm tiền. Điều đó có nghĩa là họ không quan tâm đến việc làm mọi thứ trở nên khó khăn hoặc rắc rối hơn.
Cơ sở của giá thuê nhà được chủ nhà tính toán dựa trên chi phí đầu tư, chi phí môi giới, chi phí cho các loại rủi ro (như tìm người thuê mới, người thuê phá vỡ hợp đồng sớm, …). Do vậy, người thuê hoàn toàn có thể thương lượng tiền thuê nhà. Chủ nhà sẽ ưu ái cho người thuê nhà đáng tin cậy và ổn định về tài chính.
Tại sao bạn nên thương lượng tiền thuê nhà của mình?
Bạn đi tìm những động cơ thực sự đằng sau những lý do thực sự xứng đáng và mức độ hài lòng của bản thân về căn hộ. Đây là cách để bạn trả lời câu hỏi tại sao nên thương lượng tiền thuê nhà của mình.
Cả tôi và bạn đều hiểu rằng, thương lượng tiền thuê nhà sẽ mang lại lợi ích về tài chính cho chúng ta – đó là tiết kiệm tiền hàng tháng. Khi mà tiền thuê nhà chiếm phần lớn trong danh mục chi phí hàng tháng của bạn, thì việc tiết kiệm “dù chỉ một phần nhỏ” tiền thuê nhà củng có thể giúp bạn tiết kiệm một số tiền lớn hàng năm. Bạn có thêm nhiều cơ hội mới từ số tiền mà bạn tiết kiệm được – nó thật là tuyệt vời phải không?
Ngoài việc tiết kiệm tiền từ thương lượng tiền thuê nhà. Thì thương lượng tiền thuê nhà còn mang nhiều ý nghĩa hơn đối với bạn.
Sự tự do về tài chính
Một ví dụ nhỏ, nếu bạn tiết kiệm tiền thuê nhà khoảng 50 – 100$/tháng. Bạn sẽ tiết kiệm được 600$ - 1,200$ cho một năm. Bạn không chỉ tiết kiệm tiền thuê nhà, bạn còn nhiều khoản có thể tiết kiệm khác. Và tổng thể bạn sẽ có một số tiền lớn để thực hiện những công việc khác hoặc không phải lo lắng về tài chính trong vài tháng tới. Điều này có nghĩa “tự do tài chính tăng lên”.
Nó thực sự giá trị
Bạn lo lắng rằng giá trị thực sự của căn hộ không tương xứng với số tiền thuê nhà mà bạn phải trả hàng tháng. Vậy, việc thương lượng giá thuê nhà sẽ giúp xoa dịu tâm lý của bạn – sự lo lắng của bạn càng nhỏ lại. Đây cũng là cách để bạn tìm ra “điểm cộng” cho các căn hộ, để đưa ra quyết định cuối cùng.
Mối quan hệ tốt hơn
Tiết kiệm tiền thuê nhà không chỉ giúp bạn có thêm tiền để chi tiêu theo ý muốn mà còn cải thiện mối quan hệ giữa bạn và chủ nhà. Nếu bạn thực hiện việc đàm phán tiền thuê nhà một cách tôn trọng và bình tĩnh. Thương lượng tiền thuê nhà có thể là một cách tuyệt vời để chủ nhà hiểu hơn về bạn và ngược lại. Đồng thời bạn ngầm thông báo với chủ nhà rằng bạn là một người thuê nhà tốt và cam kết sẽ ở dài hạn. Đàm phán tiền thuê nhà là một kết nối tuyệt vời và cởi mở giữa bạn và chủ nhà – nó giúp cả hai đạt được thỏa thuận, hài lòng và gắn bó lâu hơn.
Nó có thực sự đáng để bạn thương lượng tiền thuê nhà không?
Bạn là người thuê nhà mới, người đang thuê nhà hiện tại hoặc sắp kết thúc hợp đồng thuê nhà. Và, bạn đang cân nhắc xem liệu có nên thương lượng tiền thuê nhà với chủ nhà không? Điều này đồng nghĩa với việc bạn đi tìm “Lý do” và “Sự hài lòng của bản thân” về chất lượng của căn hộ.
Nếu bạn có từ 2 lý do trở lên hoặc bạn không hài lòng về chất lượng căn hộ. Bạn có thể tìm kiếm căn hộ mới hoặc thương lượng giá thuê với chủ nhà. Bạn làm điều đó vì nó thực sự đáng để bạn thương lượng tiền thuê với chủ nhà.
Nếu bạn không có bất kỳ lý do nào cả hoặc lý do của bạn quá nhỏ. Hoặc, bạn thật sự hài lòng hoặc căn hộ vượt quá sự kỳ vọng của bạn. Bạn sẵn sàng chi trả tiền thuê nhà với đề nghị của chủ nhà hoặc thậm chí bạn có thể trả nhiều hơn. Với tình huống này, bạn không nên thương lượng tiền thuê nhà – bởi vì nó sẽ làm cho bạn và chủ nhà cảm thấy không vui vẻ và có thể không đi đến được thỏa thuận thuê nhà thành công. Quan trọng hơn là nó làm mất đi sự háo hức và chiến thắng bên trong bạn.
Để thương lượng tiền thuê nhà thành công không chỉ cần những lý do thực sự xứng đáng mà còn dựa vào sức mạnh của thời gian – thời điểm – when.
Khi nào thương lượng tiền thuê nhà? Thương lượng tiền thuê nhà tại Việt Nam
Để có được kết quả tốt nhất khi đàm phán tiền thuê nhà của mình. Điều tối quan trọng là “When – Khi nào”. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện cuộc đàm phán tiền thuê nhà đúng thời điểm. Nhưng, thời điểm nào là thời điểm tốt nhất tại Việt Nam để làm điều đó? Dưới đây là một vài gợi ý tốt dành cho bạn.
1. Trước khi bạn ký hợp đồng thuê nhà
Chủ nhà thường khao khát tìm khách thuê nhà càng sớm càng tốt. Họ bị áp lực bị lỗ khi căn hộ bị bỏ trống. Chủ nhà sẽ có những giải pháp để đi đến thỏa thuận thành công với khách thuê. Đây là một thời điểm tốt để bạn thương lượng tiền thuê nhà. Thương lượng về giá thuê nhà là một trong những điều đầu tiên bạn cần thảo luận với chủ nhà trước khi chuyển sang các điều khoản khác trong hợp đồng.
2. Vài tháng trước khi hợp đồng thuê nhà của bạn hết hạn
Bạn thật sự hài lòng với chủ nhà và căn hộ của mình. Bạn muốn tiếp tục ở lại ngôi nhà này và gia hạn hợp đồng thuê nhà. Nhưng bạn chưa hài lòng về giá thuê nhà phải trả hàng tháng. Bạn đã thực hiện một nghiên cứu nhỏ về giá thuê trong khu vực với những người bạn và các đại lý môi giới. Bạn nhận thấy rằng giá thuê của bạn đang cao hơn những nơi khác. Đây là thời điểm phù tốt để bạn thương lượng giảm tiền thuê nhà với chủ nhà và gia hạn hợp đồng thuê nhà.
3. Vào mùa xuân – Tết Nguyên Đán (happy new year)
Tại Việt Nam, vào mùa xuân sẽ có một lễ hội lớn – đó là Tết Nguyên Đán. Là khoảng thời gian mà mọi người trong gia đình sẽ tụ họp với nhau, ghé thăm nhau và chúc nhau những điều tốt đẹp. Tết Nguyên Đán sẽ diễn ra khoảng một tháng. Đây cũng là lúc mà tỷ lệ căn hộ trống nhiều – khó tìm khách thuê nhà mới và chủ nhà bị áp lực bị lỗ khi căn hộ bị bỏ trống. Chủ nhà sẽ tìm mọi cách để cứu vãn việc kinh doanh của mình – bằng cách giữ khách thuê hiện tại. Đây là thời điểm tốt để bạn đàm phán giá thuê nhà với chủ nhà.
Cách thương lượng tiền thuê nhà thành công với tư cách là người thuê mới
Cách tốt nhất để thành công bất kỳ cuộc đàm phán nào là cho đối phương thấy họ cũng đang chiến thắng. Có nghĩa là bạn cần cho đi một vài thứ hoặc bạn chứng minh bạn xứng đáng với việc giảm giá tiền thuê nhà. Dưới đây là một số ý tưởng tốt mà người thuê nhà mới có thể xem xét để thương lượng tiền thuê nhà thành công:
Bằng chứng từ thị trường chung
Bạn thực hiện một nghiên cứu nhỏ về giá thị trường chung trong khu vực để biết chính xác số tiền trung bình mà người thuê nhà cần chi trả. Đây là một cách hiệu quả để chứng minh cho việc giảm giá tiền thuê nhà của bạn là có căn cứ.
Thanh toán trước vài tháng
Bạn có thể đề xuất với chủ nhà giảm giá tiền thuê nhà. Và ngược lại, bạn sẽ thanh toán trước vài tháng. Chủ nhà sẽ nhanh chóng đồng ý với đề xuất của bạn. Bởi vì, chủ nhà không phải lo lắng về việc thanh toán chậm hàng tháng và họ có một số tiền lớn để làm những công việc khác.
Hợp đồng dài hơn
Nếu bạn đã có ý định ở căn hộ lâu dài – đây là một cơ sở tốt để thương lượng tiền thuê nhà. Hãy đề xuất với chủ nhà về việc thương lượng tiền thuê nhà. Chủ nhà sẽ đồng ý với đề xuất của bạn. Bởi vì, chủ nhà mong muốn khách thuê ở lâu dài, không bị xáo trộn hoặc mất nhiều thời gian và tiền bạc để tìm khách thuê mới. Và không muốn bị rơi vào áp lực bị lỗ do căn hộ bị bỏ trống.
Không sử dụng tiện ích hoặc các dịch vụ đi kèm
Nếu bạn không có ý định sử dụng các tiện ích như: hồ bơi, gym, tennis, BBQ, đỗ xe, … hoặc không sử dụng các dịch vụ đi kèm như: giặt đồ, dọn phòng, thay ga trải giường, nước uống, rửa chén bát, … Bạn hoàn toàn có thể thương lượng tiền thuê nhà với chủ nhà.
Số lượng người ở ít hoặc không nuôi thú cưng
Có một sự thật là, chủ nhà rất thích những khách thuê có số lượng người ở ít và không nuôi thú cưng. Bởi vì, chủ nhà muốn duy trì tài sản của mình tốt, giảm áp lực quản lý, giảm các chi phí hoạt động của tòa nhà như: điện, nước, người dọn phòng, bảo vệ, hao mòn tài sản, … Chính vì thế, chủ nhà thường dành một số ưu ái hơn đối với nhóm khách thuê này. Nếu bạn ở ít người hoặc không nuôi thú cưng, bạn hoàn toàn có thể thương lượng tiền thuê nhà với chủ nhà.
Áp lực căn hộ bị bỏ trống nhiều
Nếu bạn may mắn, bạn biết được số lượng căn hộ đang bị bỏ trống trong tòa nhà, số lượng này là nhiều. Bạn có thể chiếm ưu thế khi thương lượng tiền thuê nhà.
Đây chỉ là một vài ý tưởng để bạn có thể bắt đầu việc thương lượng giá thuê với chủ nhà. Không gì là không thể, kết quả sẽ đến nếu bạn thực hiện nó. Bạn có thể sử dụng một hoặc hai hoặc tất cả các ý tưởng cùng một lúc để đàm phán tiền thuê nhà.
AI + LÝ DO + KHI NÀO = ĐÀM PHÁN TIỀN THUÊ THÀNH CÔNG
Cách thương lượng giá thuê thành công với tư cách là người thuê hiện tại
Thương lượng tiền thuê nhà với tư cách là người thuê nhà hiện tại thường khó hơn với tư cách là người thuê mới. Bạn cần biết “các ưu thế khi thương lượng tiền thuê nhà” – đây là điểm mấu chốt trong thương lượng giá thuê nhà của bạn.
Để yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà của bạn được chấp thuận. Ngoài việc bạn cung cấp một số tiền cần giảm giá phù hợp. Thì bạn cần chứng minh với chủ nhà rằng bạn xứng đáng được giảm giá. Bạn cần trả lời câu hỏi của chủ nhà “Tại sao phải giảm giá tiền thuê nhà”. Dưới đây là các ưu thế khi thương lượng để bạn có cơ hội được giảm giá thuê:
- Lịch sử thanh toán tiền thuê của bạn đúng hạn
- Luôn duy trì và bảo quản căn hộ ở tình trạng tốt
- Không có bất kỳ phàn nàn nào từ hàng xóm
- Thời gian thuê dài hơn
- Chi phí cao khi căn hộ bị bỏ trống
Điều đầu tiên bạn cần làm là tìm kiếm lý do để thương lượng tiền thuê nhà. Nó có thể là do bạn mất việc làm hoặc khó khăn về tài chính, bạn cùng phòng rời đi, quản lý tài sản yếu kém hoặc các căn hộ trong khu vực có giá thuê thấp hơn.
Khi các lý do của bạn đủ sức thuyết phục và đủ cấp bách cũng là lúc bạn cần thảo luận về việc giảm giá tiền thuê nhà với chủ nhà. Và, “khi nào giảm giá tiền thuê nhà là hiệu quả nhất?” và “Giảm giá bao nhiêu là phù hợp?”.
Xem thêm: Giảm giá tiền thuê nhà: 6 tình huống phổ biến và mẫu thư giảm giá
Trong hầu hết các trường hợp, chủ nhà là người làm kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh của chủ nhà là kiếm tiền. Điều đó có nghĩa là họ không quan tâm đến việc làm mọi thứ trở nên khó khăn hoặc rắc rối hơn.
Chủ nhà vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng, họ có thể từ chối thư giảm giá của bạn. Chủ nhà cũng có những ưu thế riêng khi họ cân nhắc yêu cầu giảm giá thuê của bạn. Bạn đã làm tốt nhất mình có thể, đừng quá căng thẳng bạn vẫn còn một số lựa chọn khác như:
- Tiếp tục ở lại – điều chỉnh ngân sách của bạn
- Tìm kiếm thêm bạn ở chung
- Tìm kiếm người thuê lại – chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm
- Tìm kiếm nơi ở mới có giá thuê rẻ hơn
Các cuộc đàm phán tiền thuê nhà với tư cách là người thuê nhà mới hoặc người thuê nhà hiện tại có thể phức tạp. Chủ nhà không dễ dàng chấp nhận vì cảm giác bị mất mát và bạn có thể không có nhiều kinh nghiệm thương lượng.
Tuy nhiên, hãy tự tin vào yêu cầu của bạn, đặt sự kỳ vọng của bạn vào thực tế và tôn trọng chủ nhà trong suốt quá trình đàm phán. Nếu bạn có thể đưa ra một đề nghị giảm tiền thuê phù hợp với những lý do đủ lớn, bạn có nhiều khả năng sẽ đạt được những gì bạn muốn. Hãy nghĩ đến những điều tuyệt vời mà việc tiết kiệm tiền thuê nhà có thể mang lại và hành động nó vào những thời điểm tốt nhất.
Chúc bạn may mắn, bạn của tôi!
Lưu ý: Những gợi ý này chỉ mang tính chất thông tin. Không đưa ra bất kỳ đảm bảo nào về lời khuyên pháp lý hoặc tài chính. Người đọc được khuyến khích tìm kiếm lời khuyên pháp lý từ luật sư hoặc tài chính từ các chuyên gia chuyên nghiệp.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
Thuê Căn Hộ Trong Thời Covid-19: Những Điều Bạn Cần Biết
Thuê căn hộ trong thời Covid-19: những điều bạn cần biết
Thuê một căn hộ trong thời gian Covid-19 là một thách thức đối với người thuê nhà tại Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh. Với lệnh lockdown từ chính phủ. Hầu hết các tòa nhà tạm ngưng nhận khách thuê mới, các đại lý môi giới tạm nghĩ hoặc tư vấn online. Khách thuê không thể thực hiện các cuộc ghé thăm căn hộ thực tế và củng không thể di chuyển đến ngôi nhà mới.
Bạn đang gặp khó khăn về tài chính, mất việc làm, không đủ tiền chi trả cho các hóa đơn, … bạn đang tìm giải pháp tốt nhất cho mình. Bạn sẽ tiếp tục ở lại căn hộ cũ hay tìm căn hộ mới – đâu là giải pháp tốt nhất của bạn? Làm thế nào để thuê một căn hộ ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian Covid-19? Thuê căn hộ trong thời Covid-19: những điều bạn cần biết. Và cả những điều cần hỏi trong chuyến tham quan căn hộ ảo. Tất cả sẽ có trong bài viết này, hãy theo dõi và tìm câu trả lời cho chính bạn.
Vấn đề của bạn trong thời gian Covid-19 là gì?
- Bạn mắc kẹt ở một hợp đồng thuê nhà với giá thuê cao. Nó chỉ phù hợp ở trạng thái bình thường.
- Bạn bị đuổi ra khỏi căn hộ vì kết thúc hợp đồng thuê nhà.
- Bạn bị mất việc làm và gặp khó khăn về tài chính. Bạn không thể chi trả cho tiền thuê nhà hàng tháng. Tiền thuê nhà vượt quá khả năng của bạn.
- Tìm kiếm ngôi nhà mới với chi phí rẻ hơn. Để tiết kiệm và tiếp tục chiến đấu.
- Bạn đã ký hợp đồng thuê căn hộ và thanh toán cho chúng. Nhưng bạn không thể di chuyển đến căn hộ mới vì lệnh cấm di chuyển từ chính phủ.
- Bạn đang đấu tranh với suy nghĩ của mình: tiếp tục ở lại Việt Nam hay trở về nước.
- Bạn đang tìm kiếm việc làm online để cải thiện thu nhập và chi trả cho các hóa đơn.
Đâu là giảm pháp tốt nhất của bạn?
Không ai khác, chính bạn là người hiểu và biết chính xác giải pháp tốt nhất cho hoàn cảnh của bạn. Tuy nhiên, không phải ai củng sáng suốt và đủ bình tĩnh để đưa ra các quyết định của mình, nhất là trong thời gian stress và khó khăn về tài chính. Đừng lo lắng, gợi ý tốt bên dưới dành cho bạn để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Tiếp tục ở lại căn hộ. Đây có thể là giải pháp tốt nhất của bạn trong thời gian khủng hoảng bởi Covid-19 này. Bạn hãy trò chuyện với chủ nhà một cách cởi mở và tôn trọng. Hãy chia sẽ vấn đề của bạn với chủ nhà. Thương lượng các giải pháp để giảm tiền thuê nhà.
Chủ nhà sẽ thông cảm và giúp đỡ bạn. Bởi vì chủ nhà củng là người bị ảnh hưởng bởi coronavirus và họ hiểu sự giúp đỡ vào lúc này là cần thiết. Mặt khác, chủ nhà củng là người làm kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh của chủ nhà là kiếm tiền. Điều đó có nghĩa là họ không quan tâm đến việc làm mọi thứ trở nên khó khăn hoặc rắc rối hơn.
Làm thế nào để thuê một căn hộ ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian COVID-19
Tiết kiệm tiền thuê nhà hiện tại của bạn
- Đàm phán giá thuê nhà
- Cắt giảm các tiện ích
- Tìm kiếm bạn cùng phòng
- Cho thuê lại căn hộ
Tiết kiệm tiền thuê nhà mới
- Thương lượng tiền đặt cọc thuê nhà
- Thuê căn hộ nhỏ hoặc xa trung tâm
Hợp đồng thuê nhà ngắn hạn
Cả chủ nhà, đại lý môi giới và cả bạn đều hiểu rõ tình hình dịch bệnh hiện tại. Chính vì thế, bạn có đủ căn cứ và lý do để có một thỏa thuận thuê nhà phù hợp với tình huống của bạn.
Hãy đề xuất với đại lý môi giới và chủ nhà một hợp đồng thuê nhà ngắn hạn. Có thể làm hợp đồng từng tháng hoặc 2 tháng hoặc 3 tháng hoặc bất kỳ thời gian nào tốt với bạn. Miễn sao cả bạn và chủ nhà đều cảm thấy happy với điều đó.
Tìm kiếm & ghé thăm căn hộ online
Các hoạt động cho thuê căn hộ tại Việt Nam vẫn đang diễn ra, nó chỉ tắc nghẽn ở một vài nút. Bạn sẽ gặp rào cản bởi lệnh cấm di chuyển từ chính phủ. Hạn chế các tương tác mặt đối mặt, chẳng hạn như ghé thăm căn hộ trực tiếp. Đây là rào cản lớn nhất khiến bạn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các căn hộ thực tế. Không có cách nào tốt hơn để biết căn hộ có phù hợp với bạn hay không, bằng cách đứng mọi ngóc ngách bên trong căn hộ để cảm nhận. Thay vào đó,
Hãy tìm kiếm căn hộ mới cho bạn bằng cách tìm kiếm online thông qua các website cho thuê nhà địa phương và các nền tảng, app cho thuê nhà đa quốc gia. Hoặc các group hỗ trợ và cho thuê nhà trên website, facebook, zalo, viber, Kakaotalk, Telegram, Wechat, …
Tại Việt Nam, rất ít các website cho thuê căn hộ sử dụng công nghệ VR – công nghệ thực tế ảo, trình diễn căn hộ bằng hình ảnh 3D. VR sẽ giúp bạn xem xét căn hộ ở level cao hơn, bạn có thể hình dung mình đang đứng ở mọi ngóc ngách bên trong căn hộ. Đừng lo lắng, bạn vẫn có một vài cách để ghé thăm căn hộ online:
- Hãy yêu cầu chủ nhà hoặc đại lý môi giới gửi cho bạn video của căn hộ và xung quanh tòa nhà.
- Làm một cuộc video call để trò chuyện và ngắm nhìn căn hộ. Khuyến khích bạn sử dụng cách này để tham quan căn hộ online. Bởi vì, nó thể hiện thời gian thực.
Những điều cần hỏi trong chuyến tham quan căn hộ ảo
Với việc ghé thăm căn nhà thực tế, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Bởi vì, bạn được giao tiếp trực tiếp, mặt đối mặt. Các câu hỏi của bạn có thể phát sinh và được giải đáp ngay lập tức.
Thế nhưng, với chuyến tham quan căn hộ ảo. Ngoài những câu hỏi như lúc bạn ghé thăm căn hộ trực tiếp. Vẫn còn một vài câu hỏi quan trọng mà bạn cần phải lưu ý. Dưới đây là danh sách các câu hỏi bạn nên cân nhắc hỏi:
- Tôi có thể nhìn căn hộ từ góc độ khác không?
- Bạn có thể mở các thiết bị được không?
- Bạn có thể cho tôi xem khu vực nhà tắm và bật vòi hoa sen được không?
- Bạn có thể mở các cửa sổ, cửa ban công và cửa chính không?
- Bạn có thể kiểm tra tốc độ wifi được không?
- Bạn có thể chỉ cho tôi các tiện ích trong tòa nhà được không?
- Vui lòng cho tôi xem khu vực để xe?
- Vui lòng cho tôi xem khu vực giặt đồ?
- Các quy định, chính sách về thú cưng là gì?
- Các quy định về khách ghé thăm thế nào?
- Điều khoản đăng ký tạm trú cho khách thuê như thế nào?
- Tôi có thể giữ căn hộ được trong bao lâu nếu tôi đồng ý thuê căn hộ?
- Bạn có chấp nhận thanh toán trực tuyến không?
Ai có thể giúp tôi di chuyển đến nơi ở mới?
Tại Hồ Chí Minh, trong thời kỳ lockdown. Các công ty vận chuyển chỉ hoạt động với các hàng hóa thiết yếu như: lương thực thực phẩm, trang thiết bị y tế, …Và các hãng taxi đã ngừng hoạt động.
Điều đó có ngĩa là bạn không thể di chuyển đến nơi ở mới với công ty vận chuyển hoặc taxi. Bạn củng không thể tự mình di chuyển đến nơi ở mới vì lệnh lockdown của chính phủ.
Tôi cần làm gì khi được thông báo phải rời khỏi căn hộ của mình?
Nếu bạn đã được chủ nhà thông báo phải rời khỏi căn hộ của mình nhưng bây giờ bạn muốn ở lại. Bạn nên nói chuyện và thương lượng với chủ nhà hoặc công ty quản lý càng sớm càng tốt. Họ sẽ linh hoạt và có giải pháp tốt cho bạn. Hầu hết các chủ nhà đều gặp rào cản tiếp cận khách thuê mới trong giai đoạn lockdown này. Mặt khác, chủ nhà hạn chế tiếp cận với người lạ để bảo vệ cư dân đang sinh sống trong tòa nhà.
Nếu chủ nhà chưa có khách thuê mới vào thời điểm này, rất có thể họ sẽ cho phép bạn ở lại thêm một vài tháng nữa. Chủ nhà không muốn căn hộ bị bỏ trống, và có nhiều khả năng họ sẽ giữ khách thuê hơn là tìm kiếm người thuê mới.
Nếu chủ nhà đồng ý cho bạn ở lại và họ yêu cầu bạn thanh toán tiền thuê nhà – hãy đồng ý. Chủ nhà sẽ chưa hoàn trả tiền đặt cọc cho bạn – hãy đồng ý. Tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả lại cho bạn khi bạn chính thức rời khỏi căn hộ.
Nếu tôi đã ký hợp đồng thuê nhà, tôi có thể chuyển đến ở ngay bây giờ không?
Tình hình coronavirus ở thành phố Hồ Chí Minh đang thay đổi hàng ngày theo hướng tốt hơn. Một số tòa nhà đồng ý với các chuyến tham quan căn hộ online như gửi video của căn hộ hoặc video call với khách thuê.
Tuy nhiên, Chính phủ đang thực hiện lockdown toàn thành phố. Người dân bao gồm cả người nước ngoài không thể di chuyển nếu không có lý do chính đáng như: cấp cứu, mua lương thực thực phẩm, tiêm chủng, … Điều này có nghĩa là bạn không thể di chuyển đến căn hộ mới, mặc dù bạn đã ký hợp đồng thuê nhà.
Bạn hãy thương lượng với chủ nhà mới của bạn. Thương thảo về ngày chuyển vào, tốt nhất là để ngày chuyển vào là ngày hết thời gian lockdown theo quy định của chính phủ. Chủ nhà hiểu tình hình hiện tại, nên họ sẽ đồng ý với bạn.
Lưu ý: Những gợi ý này chỉ mang tính chất thông tin. Không đưa ra bất kỳ đảm bảo nào về lời khuyên pháp lý hoặc tài chính. Người đọc được khuyến khích tìm kiếm lời khuyên pháp lý từ luật sư hoặc tài chính từ các chuyên gia chuyên nghiệp.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
Giảm Giá Tiền Thuê Nhà: 6 Tình Huống Phổ Biến Và Mẫu Thư Giảm Giá
Giảm giá tiền thuê nhà với 6 tình huống phổ biến. Cách thương lượng giảm giá thuê thành công và mẫu thư giảm giá tiền thuê nhà
Bạn đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và không thể chi trả tiền thuê nhà hàng tháng. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chủ nhà giảm giá tiền thuê nhà để giúp bạn tiết kiệm và tiếp tục hợp đồng thuê nhà.
Hầu hết chúng ta đều nghĩ: mình ký hợp đồng và đồng ý giá cả, bây giờ yêu cầu giảm giá tiền thuê – thật khó hiểu. Chính vì thế mà hầu hết khách thuê không yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà vì họ nghĩ rằng họ không thể. Thực tế cho thấy rằng, chủ nhà luôn mong muốn khách thuê ở lâu dài với mình và chia sẻ với họ những khó khăn mà khách thuê đang gặp phải. Chủ nhà sẵn sàng hỗ trợ khách thuê nếu lý do là phù hợp và khách thuê là người thuê tuyệt vời.
JHouse đã có nhiều cuộc thảo luận trực tiếp với chủ nhà thân thiết và khách thuê để tạo ra hướng dẫn giảm giá thuê nhà này. Hướng dẫn này sẽ cho bạn biết được các lý do yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà phổ biến. Khi nào và giảm giá tiền thuê bao nhiêu là phù hợp. Và, bạn cần làm gì khi bị từ chối. Bạn có thể tham khảo “Mẫu thư giảm giá tiền thuê nhà” mà JHouse chia sẻ trong bài viết này.
6 lý do yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà phổ biến
1. Mất việc làm
Bạn đang có một công việc ổn định ngay tại thời điểm bạn ký hợp đồng thuê nhà. Nhưng không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra ở tương lai. Bây giờ, bạn bị mất việc làm và không thể chi trả tiền thuê nhà hàng tháng cho đến khi bạn tìm được công việc mới. Trong hoàn cảnh này, bạn có thể thảo luận hoặc viết thư giảm giá tiền thuê nhà giải thích cho chủ nhà hiểu về vấn đề của bạn.
2. Các rắc rối tài chính
Nếu bạn đang rơi tình trạng khó khăn về tài chính không lường trước được. Có thể bạn cần thanh toán một khoản tiền lớn cho việc gì đó hoặc do tình hình dịch bệnh Covid-19, coronavirus hoặc bất kỳ lý do gì đưa bạn đến tình trạng khó khăn tài chính. Việc giảm giá tiền thuê nhà sẽ giảm đi gánh nặng tài chính của bạn – bạn sẽ dễ thở và sáng suốt hơn. Hãy giải thích rõ ràng vấn đề của bạn và cho chủ nhà thấy được sự bất ngờ của vấn đề mà bạn không lường trước được.
3. Bạn cùng phòng chuyển đi
Một lý do cũng khá phổ biến, là bạn cùng phòng của bạn chuyển đi đột ngột và toàn bộ tiền thuê nhà bạn cần thanh toán. Đây là lúc cần thiết để bạn viết thư giảm giá tiền thuê nhà.
4. Các căn hộ khác trong khu vực có giá thuê thấp hơn
Nhìn chung, các căn hộ tương tự trong cùng khu vực sẽ có giá thuê gần giống nhau. Nó tạo ra một mặt bằng chung cho thị trường. Tuy nhiên, bạn nhận thấy rằng bạn của bạn chi trả cho việc thuê nhà thấp hơn hoặc các căn hộ tương tự khác có mức giá thuê thấp hơn hoặc nguồn cung vượt quá nhu cầu. Bạn có thể trình bày vấn đề này trong thư giảm giá tiền thuê của bạn.
5. Thiếu tiện nghi chung
Thông thường, giá thuê sẽ được hình thành từ các trang thiết bị bên trong căn hộ và các tiện nghi chung trong tòa nhà như: hồ bơi, gym, sân bóng bàn, sân bóng rổ hoặc sân tennis, …Nếu tòa nhà của bạn không có các tiện nghi chung như các căn hộ có giá tương đương trong khu vực. Bạn có thể thảo luận và gửi đề xuất giảm giá thuê nhà đến chủ nhà.
6. Quản lý tài sản yếu kém
Tất cả khách thuê đều mong muốn được sống trong không gian sạch sẽ, không ồn ào, không ẩm mốc, không mùi hôi, không côn trùng, …, và an toàn. Thật tuyệt vời nếu tòa nhà của bạn được chủ nhà duy trì hoạt động một cách tốt và ổn định.
Nhưng trên thực tế, một vài tòa nhà đã không được duy trì hoạt động thật sự tốt. Nó gây nhiều phiền toái đến khách thuê. Đây là lúc bạn cần nói chuyện với chủ nhà để giải quyết vấn đề đó. Và, bạn cũng có thể sử dụng điều này để thương lượng giá thuê với chủ nhà.
Khi các lý do của bạn đủ sức thuyết phục và đủ cấp bách cũng là lúc bạn cần thảo luận về việc giảm giá tiền thuê nhà với chủ nhà. Và, “khi nào giảm giá tiền thuê nhà là hiệu quả nhất?” và “Giảm giá bao nhiêu là phù hợp?”. Hãy cùng theo dõi các nội dung bên dưới.
Khi nào giảm giá tiền thuê nhà?
Bạn có thể yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà bất kỳ lúc nào.
- Thời điểm tốt nhất khi bạn gia hạn hợp đồng thuê nhà. Tốt nhất là trước 30 hoặc 60 ngày trước khi kết thúc. Tiếp tục hợp đồng thuê hiện tại và phục vụ khách hàng củ luôn tốt hơn là bắt đầu lại từ đầu với tiệc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng mới.
- Thời điểm tốt thứ hai, là khi bạn gặp vấn đề về tài chính. Hãy làm nó ngay lập tức và lên kế hoạch cho các tháng tiếp theo. Chủ nhà cần thời gian để suy nghĩ và đưa ra quyết định cuối cùng. Và bạn không muốn mình có lịch sử thanh toán xấu vì thanh toán tiền thuê nhà chậm. Đã đến lúc bạn cần soạn thảo thư giảm giá tiền thuê nhà và gửi nó cho chủ nhà ngay lập tức.
Yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà của bạn sẽ được chủ nhà phản hồi tích cực khi bạn đưa ra mức giảm giá tiền thuê với tỷ lệ phù hợp. Và, chứng minh được bạn xứng đáng giảm giá tiền thuê.
Giảm giá tiền thuê nhà bao nhiêu là phù hợp?
Đây là một câu hỏi khó mà bạn cần phải cân nhắc thận trọng. Hãy chắc chắn rằng yêu cầu giảm giá của bạn có căn cứ và phù hợp. Đây là yếu tố quan trọng để chủ nhà đồng ý hoặc không đồng ý yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà của bạn. Điều này sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố, nó cần bạn phải thực hiện các cuộc khảo sát nhỏ.
- Thăm dò giá thuê các căn hộ trong cùng tòa nhà. Hãy hỏi thăm hàng xóm của bạn về giá thuê. Đây là cách để bạn biết giá thuê có đồng nhất trong cùng tòa nhà hay không.
- Xem xét giá thuê của các căn hộ tương tự trong khu vực. Hãy hỏi những người bạn hoặc các đại lý môi giới về giá thuê nhà trong khu vực. Bạn sẽ biết được giá thuê trung bình cho loại căn hộ tương tự với căn hộ của bạn.
- Căn cứ vào khả năng tài chính hiện tại của bạn. Nhưng, đừng để giá thuê ở mức quá thấp. Vì bạn sẽ bị chủ nhà từ chối ngay lập tức.
Chủ nhà sẽ xem xét các yếu tố sau để quyết định: Số tiền cần giảm là bao nhiêu? Giảm giá trong bao lâu? Và tại sao phải giảm giá cho bạn?
Các ưu thế khi thương lượng giảm giá tiền thuê nhà
Để yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà của bạn được chấp thuận. Ngoài việc bạn cung cấp một số tiền cần giảm giá phù hợp. Thì bạn cần chứng minh với chủ nhà rằng bạn xứng đáng được giảm giá. Bạn cần trả lời câu hỏi của chủ nhà “Tại sao phải giảm giá tiền thuê nhà”. Dưới đây là các ưu thế khi thương lượng để bạn có cơ hội được giảm giá thuê:
1. Lịch sử thanh toán tiền thuê nhà đúng hạn
Bạn luôn trả tiền thuê nhà đúng hạn, thậm chí còn sớm hơn. Bạn có lịch sử thanh toán tuyệt vời trong quá khứ. Cho chủ nhà xem lịch sử thanh toán của bạn và sử dụng điều này làm ưu thế cho bạn. Chủ nhà có nhiều khả năng sẽ thông cảm và hiểu vấn đề mà bạn đang gặp phải và có thể đồng ý giảm giá cho bạn.
2. Luôn duy trì và bảo quản căn hộ ở tình trạng tốt
Giữ gìn và bảo quản tài sản bên trong căn hộ hoặc tài sản chung ở tình trạng tốt. Đây là cách để bạn tận hưởng cuộc sống của mình và trở nên khác biệt. Chủ nhà sẽ có những cuộc ghé thăm định kỳ và bạn cần cho họ thấy các tài sản luôn được bạn chăm sóc kỹ lưỡng. Chủ nhà sẽ hiểu rằng họ không cần quá nhiều công sức và tiền bạc để cải tạo lại căn hộ nếu bạn chuyển đi.
3. Không có bất kỳ phàn nàn nào từ hàng xóm
Bạn là một người hàng xóm tốt bụng và thân thiện. Không có bất kỳ than phiền nào từ hàng xóm của bạn. Điều này giúp bạn có cuộc sống thoải mái và ghi điểm trong mắt chủ nhà. Bất kỳ chủ nhà nào cũng muốn giữ chân người thuê tốt ở lại với căn hộ.
4. Thời gian thuê dài hơn
Nếu bạn gửi yêu cầu giảm giá tiền thuê căn hộ vào thời điểm gia hạn hợp đồng. Đây là lúc bạn trao đổi. Bạn muốn một giá thuê tốt hơn cho một hợp đồng dài hơn. Bạn cũng có thể đề xuất trả trước nhiều tháng liền, nếu ngân sách của bạn cho phép.
5. Chi phí cao khi căn hộ bị bỏ trống
Căn hộ không có người thuê, đồng nghĩa với việc chủ nhà bị thua lỗ. Chủ nhà không mong muốn điều này, nhất là khi họ là người kinh doanh chuyên nghiệp.
Căn hộ bị bỏ trống, chủ nhà cần tìm người thuê nhà mới. Họ bị thua lỗ trong thời gian không có khách và phải chi trả chi phí cho các đại lý bất động sản để tìm người thuê mới.
Căn hộ bị bỏ trống và bị bỏ trống càng nhiều sẽ tạo ra một bầu không khí u ám. Và các tài sản sẽ mau chóng xuống cấp nếu không có người sử dụng.
Trong hầu hết các trường hợp, chủ nhà là người làm kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh của chủ nhà là kiếm tiền. Điều đó có nghĩa là họ không quan tâm đến việc làm mọi thứ trở nên khó khăn hoặc rắc rối hơn.
Mẫu thư giảm giá tiền thuê nhà - cách viết thư giảm tiền thuê nhà
Bạn đang gặp khó khăn về tài chính hoặc trải qua thời kỳ khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 hay coronavirus ảnh hưởng trên toàn cầu. Đây là lúc bạn cần viết thư giảm giá tiền thuê nhà và gửi nó cho chủ nhà ngay lập tức. Vậy, cách viết thư giảm tiền thuê nhà như thế nào? Dưới đây là mẫu thư giảm giá tiền thuê nhà. Hãy điền các thông tin và điều chỉnh để phù hợp với bạn. Sau đó gửi nó đến chủ nhà bằng thư trực tiếp hoặc email.
Từ: [Tên của bạn] [Mã số căn hộ & tên tòa nhà] [Địa chỉ của căn hộ hoặc tòa nhà] [Ngày, tháng, năm]
Đến: [Tên chủ nhà hoặc tên công ty cho thuê] [Địa chỉ được in trên hợp đồng thuê của bạn]V/v: Yêu cầu giảm giá tiền thuê nhà
Kính gửi: [Tên chủ nhà hoặc tên công ty cho thuê]
Tôi là [tên của bạn] và tôi là người thuê [mã căn hộ, tên tòa nhà]. Hôm nay tôi muốn liên hệ để hỏi liệu chúng ta có thể thảo luận về việc giảm tiền thuê nhà của tôi không. Kể từ khi tôi chuyển đến [tháng, năm mà bạn chuyển đến], tôi đã rất thích thú và yêu mọi thứ về cuộc sống ở đây. Thật không may, gần đây tài chính của tôi gặp khó khăn và tôi rất muốn giảm tiền thuê nhà.
Tôi tin rằng tôi đã là một khách thuê chu đáo và thân thiện trong suốt thời gian thuê nhà của mình. Tôi luôn trả tiền thuê nhà đúng hạn và đầy đủ. Tôi đã giữ căn hộ trong tình trạng tốt và rất tử tế và tôn trọng những người hàng xóm của tôi.
Hoàn cảnh tài chính của tôi đã thay đổi đáng kể vì COVID-19, do chính phủ khuyên đóng cửa tất cả các trường học (cả trường công lập và trung tâm tiếng Anh). Tôi là giáo viên tiếng Anh tại [trường của bạn], và trường của tôi đóng cửa từ [ngày trường của bạn đóng cửa]. Tôi chưa nhận được lương từ trường của mình. Tôi đã cố gắng tìm một công việc trực tuyến, thật may mắn là tôi đã tìm thấy một công việc. Tuy nhiên, mức lương khá thấp và không đủ để tôi trả tiền thuê nhà, tiền điện và các chi phí sinh hoạt khác.
Tôi muốn thảo luận về khả năng giảm các khoản thanh toán tiền thuê nhà hàng tháng của mình bằng cách [đặt số tiền thuê bạn muốn/tháng] trong hai tháng tới. Việc giảm tiền thuê nhà sẽ giúp tôi ổn định trở lại sau khi các trường học được phép mở cửa trở lại.
Tôi yêu nơi này vô cùng, cảm giác như đang ở quê nhà vậy. Tôi không muốn phá vỡ hợp đồng của mình hoặc phải ra đi. Tôi sẽ rất biết ơn nếu lá thư giảm tiền thuê này được bạn chấp thuận. Xin vui lòng cho tôi biết suy nghĩ của bạn khi bạn thuận tiện. Nếu bạn muốn thảo luận thêm về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Cảm ơn!
[Tên và chữ ký của bạn] [Mã số căn hộ & tên tòa nhà] [Địa chỉ của căn hộ hoặc tòa nhà] [Số điện thoại hoặc email của bạn]
Bạn cần làm gì khi thư giảm giá tiền thuê nhà bị từ chối?
Chủ nhà vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng, họ có thể từ chối thư giảm giá của bạn. Chủ nhà cũng có những ưu thế riêng khi họ cân nhắc yêu cầu giảm giá thuê của bạn. Bạn đã làm tốt nhất mình có thể, đừng quá căng thẳng bạn vẫn còn một số lựa chọn khác.
-
Tiếp tục ở lại – điều chỉnh ngân sách của bạn
Có thể đây là phương án tốt nhất cho bạn. Bởi vì chi phí chuyển đến ngôi nhà mới có thể cao. Và việc tìm kiếm một căn nhà mới phù hợp với mình có thể mất nhiều thời gian hơn. Nếu bạn hài lòng với căn hộ của mình, bạn có thể tiếp tục ở lại. Và hiển nhiên, bạn cần điều chỉnh ngân sách và cắt giảm các chi phí không cần thiết của mình.
-
Tìm kiếm thêm bạn ở chung
Tìm kiếm thêm bạn ở chung, là một cách làm tốt để chia sẻ chi phí thuê nhà của bạn trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, bạn cần xem xét lại hợp đồng. Và chắc chắn rằng việc tìm kiếm bạn ở chung đã được thỏa thuận và đồng ý trong hợp đồng.
[Xem thêm: Vi phạm hợp đồng thuê nhà: Lỗi vi phạm thường gặp & cách chấm dứt hợp đồng an toàn]
-
Tìm kiếm người thuê lại – chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm
Đây là một cách tốt để bạn chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm và lấy lại tiền đặt cọc. Việc tìm kiếm người thuê lại cần được đồng ý và ghi trong hợp đồng. Bạn có thể tìm kiếm sự đồng ý bằng cách trò chuyện với chủ nhà. Một cuộc thảo luận cởi mở luôn được chào đón.
[Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm mà không bị phạt vi phạm và lấy lại tiền đặt cọc]
-
Tìm kiếm nơi ở mới có giá thuê rẻ hơn
Nếu ngân sách của bạn không thể linh hoạt để tiếp tục ở lại. Bạn có thể tìm kiếm nơi ở mới với giá thuê rẻ hơn. Bạn cần đợi đến khi hợp đồng thuê kết thúc hoặc bạn có thể kết thúc hợp đồng thuê nhà sớm với các khoản phạt. Bạn không mong muốn điều này, nhưng có thể đây là cách tốt nhất để bạn tiết kiệm và duy trì cuộc sống.
Lưu ý: Những gợi ý này chỉ mang tính chất thông tin. Không đưa ra bất kỳ đảm bảo nào về lời khuyên pháp lý hoặc tài chính. Người đọc được khuyến khích tìm kiếm lời khuyên pháp lý từ luật sư hoặc tài chính từ các chuyên gia chuyên nghiệp.
©JHouse Team Website: https://jhouse.vn/ Fanpage: https://FB.com/JHouseVietnam
Chấm Dứt Hợp Đồng Thuê Nhà Sớm Mà Không Bị Phạt Vi Phạm
Một câu hỏi khá phổ biến của người thuê nhà khi tìm kiếm các căn hộ hoặc ký hợp đồng thuê nhà hoặc ngay cả khi người thuê nhà đã ở trong căn hộ. Tôi có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm không? Quy định hoàn trả lại tiền đặt cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm là gì? Tôi có thể làm gì để giảm thiểu hình phạt khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn? Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm như thế nào? Và còn nhiều lo lắng khác mà người thuê nhà đang tự hỏi về chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn.
Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm mà không bị phạt vi phạm và lấy lại tiền đặt cọc
Nếu bạn cũng đang nghĩ đến việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm, hãy thận trọng và thực hiện nó một cách đúng cách. Hãy luôn nhớ rằng, bạn đã ký và đồng ý thực hiện các thỏa thuận ghi trong hợp đồng thuê nhà giữa bạn và chủ nhà. Đây là những ràng buộc pháp lý mà các hành động của bạn cần tuân theo để không vi phạm hợp đồng thuê nhà.
Hãy xem những nội dung hữu ích ngay bên dưới để bạn – người thuê nhà có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm:

Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm là gì?
Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm hay phá vỡ hợp đồng thuê nhà trước thời gian kết thúc của hợp đồng là một hành động mà người thuê nhà không thể tiếp tục hợp đồng hoặc mong muốn được rời đi sớm. Vì các lý do phát sinh từ người thuê hoặc do lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà nghiêm trọng từ chủ nhà.
Bất kỳ hợp đồng thuê nhà chi tiết nào cũng nên bao gồm các điều khoản xung quanh việc chấm dứt hợp đồng. Thông thường, điều này đi kèm với các điều kiện cụ thể cần được đáp ứng, hoặc các hình phạt cho việc chấm dứt hợp đồng sớm.
Xem thêm: Vi phạm hợp đồng thuê nhà: 15 lỗi thường gặp & cách chấm dứt hợp đồng an toàn
Tôi có thể kết thúc hợp đồng thuê nhà sớm không?
Bạn có quyền kết thúc hợp đồng thuê nhà sớm, chỉ cần nó được ghi trong hợp đồng thuê nhà chi tiết. Bạn sẽ cần gửi thông báo cho chủ nhà về việc kết thúc hợp đồng thuê nhà sớm. Kết thúc hợp đồng thuê nhà sớm vì các lý do từ phía khách thuê hoặc từ các lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà từ chủ nhà.
Người thuê nhà sẽ có hai lựa chọn khi kết thúc hợp đồng thuê căn hộ sớm. Một là, bị phạt vi phạm hợp đồng thuê nhà. Mất tiền đặt cọc và số tiền thuê đã thanh toán trước. Hai là, được chủ nhà hoàn trả lại toàn bộ hoặc một phần tiền đặt cọc và tiền thuê nhà đã thanh toán trước.
Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm vì các lý do đến từ khách thuê
Bạn là người thuê nhà tiềm năng và bạn thật sự không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu mọi thứ tốt đẹp, bạn kết thúc hợp đồng thuê nhà đúng thời hạn và bạn nhận lại tiền đặt cọc của mình. Nhưng, trong trường hợp xấu, bạn cần phải kết thúc hợp đồng sớm.
Có 2 điểm quan trọng cần phải lưu ý để không vi phạm hợp đồng thuê nhà:
- Điều khoản chấm dứt hợp đồng thuê nhà phải được ghi trong hợp đồng với các điều kiện cụ thể. Đây là ràng buộc pháp lý để giải quyết chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn.
- Phải chứng minh được các lý do hợp pháp của mình. Các lý do hợp pháp như: Chủ nhà vi phạm hợp đồng thuê nhà. Chuyển công tác sang thành phố khác. Bạn bị bệnh tật và phải về nước. Các trường hợp bất khả kháng như: dịch bệnh, hỏa hoạn, thiên tai, …
Hãy bắt đầu việc chấm dứt hợp đồng bằng một cuộc trò chuyện cởi mở và tôn trọng với chủ nhà của bạn. Hãy cho chủ nhà của bạn biết vấn đề và mong muốn của bạn. Bạn nên cố gắng thương lượng với chủ nhà nếu bạn không thể tiếp tục thuê nhà. Chủ nhà sẽ xem xét hợp đồng thuê nhà, lịch sử thuê nhà của bạn và cân nhắc. Một chủ nhà tốt thường sẽ tìm cách chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm bằng một quyết định tốt cho cả hai bên.
Thông thường chủ nhà sẽ đề nghị bạn tìm kiếm một người thuê nhà thay thế. Có thể hiểu là cho thuê lại trong trường hợp này. Mọi việc suôn sẻ, bạn sẽ chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm và được hoàn trả lại tiền đặt cọc và tiền thuê nhà đã thanh toán trước.
Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm nếu chủ nhà vi phạm hợp đồng thuê nhà
Nếu bạn cảm thấy chủ nhà của bạn đã vi phạm các điều khoản của hợp đồng thuê nhà. Bạn cần thông báo cho chủ nhà biết về các vi phạm này và cho chủ nhà thời gian phù hợp để khắc phục vi phạm. Những vi phạm hợp đồng thuê nhà phổ biến đến từ chủ nhà như:
- Không cung cấp căn hộ theo đúng thỏa thuận
- Không đáp ứng các điều kiện sống cơ bản
- Vi phạm quyền riêng tư của khách thuê
- Tiếng ồn lớn
- Không thực hiện sửa chữa kịp thời
- Không đăng ký tạm trú cho khách thuê
Nếu chủ nhà là người vi phạm hợp đồng, bạn là người chịu thiệt. Chủ nhà cần phải chịu các hình phạt vi phạm hợp đồng. Nhưng hãy bắt đầu bằng việc trò chuyện cởi mở và tôn trọng với chủ nhà của bạn. Trao đổi với chủ nhà của bạn về các vi phạm đang diễn ra và cho họ thời gian khắc phục. Nếu mọi thứ không khá hơn - hãy gửi cho họ một thông báo vi phạm hợp đồng thuê nhà. Đây là hành động nghiêm túc của bạn với các vi phạm của chủ nhà và ngầm thông báo cho họ hiểu nếu không giải quyết triệt để vi phạm, chủ nhà sẽ nhận hậu quả. Nếu mọi thứ quá tệ và không thể khắc phục – Hãy gửi cho chủ nhà của bạn “Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm”.
Quy định trả lại tiền đặt cọc là gì khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm?
Tiền đặt cọc là một điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng thuê nhà chi tiết. Điều khoản này sẽ nêu rõ các quy định về tiền đặt cọc, trong đó có cả việc trả lại tiền đặt cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm. Thông thường sẽ có các quy định sau:
- Không hoàn trả lại tiền đặt cọc đối với trường hợp khách thuê phá vỡ hợp đồng thuê nhà vì các lỗi vi phạm hợp đồng.
- Hoàn trả lại tiền đặt cọc thuê nhà trong trường hợp khách thuê chứng minh được các lý do bất khả kháng như: Chuyển công tác sang thành phố khác; do bệnh tật phải về nước; các các trường hợp bất khả kháng như: dịch bệnh, hỏa hoạn, thiên tai, …
- Hoàn trả lại tiền đặt cọc thuê nhà trong trường hợp chủ nhà vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của hợp đồng thuê nhà.
- Và các quy định khác về tiền đặt cọc mà chủ nhà và người thuê đã thống nhất trong hợp đồng.
Tôi có thể làm gì để giảm thiểu hình phạt khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn?
Điều bạn cần ở đây là gì? Bạn cần: Chủ nhà đồng ý chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm của bạn và hoàn trả tiền đặt cọc của bạn (một phần hoặc toàn bộ).
Trong mọi trường hợp, luôn khôn ngoan là nói chuyện với chủ nhà càng sớm càng tốt: trung thực và đi vào vấn đề. Ngoài ra, người thuê nhà có thể sử dụng một số gợi ý sau để làm cơ sở cho việc giảm thiểu hình phạt:
- Lịch sử thuê nhà tuyệt vời. Hãy là một người thuê nhà lịch sự, thân thiện và bảo vệ tài sản của chủ nhà. Không bị phàn nàn bởi người hàng xóm.
- Lịch sử thanh toán tiền thuê đúng hạn. Đây là một trong những căn cứ tốt để chủ nhà đánh giá và cân nhắc có nên áp dụng các hình phạt khi bạn chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm hay không.
- Cung cấp bằng chứng hợp pháp của bạn như: Giấy chuyển công tác; Hồ sơ bệnh án; …
- Một thông báo sớm cho chủ nhà về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn. Đây là sự tôn trọng và trách nhiệm của bạn với chủ nhà. Chủ nhà sẽ đánh giá cao và có thể giảm thiểu hình phạt vì sự tử tế và chuyên nghiệp của bạn.
- Cung cấp bằng chứng để chứng minh chủ nhà vi phạm hợp đồng và đã không khắc phục được lỗi vi phạm đó.
- Nếu mọi thứ quá tệ, bạn và chủ nhà không có tiếng nói chung trong việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm. Hãy nhờ sự can thiệp của bên thứ ba là cộng đồng và internet. Đây là hành động không được khuyến khích. Nhưng, có thể hữu ích trong một vài trường hợp đặc biệt.
Trong hầu hết các trường hợp, chủ nhà là người làm kinh doanh (chủ sở hữu hoặc người thuê – cho thuê lại. Mục tiêu kinh doanh của chủ nhà là kiếm tiền. Điều đó có nghĩa là họ không quan tâm đến việc làm mọi thứ trở nên khó khăn hoặc rắc rối hơn.
Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm & Mẫu thư chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm
Nếu bạn đã quyết định phải chấm dứt hợp đồng, với tư cách là người thuê nhà tốt, thì bước tiếp theo của bạn là gửi thông báo chính thức chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
Tại sao phải gửi thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm? Bởi vì nó thể hiện sự tôn trọng, chuyên nghiệp và trách nhiệm của bạn với chủ nhà. Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn cần được gửi cho chủ nhà càng sớm càng tốt.
Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà sẽ giúp chủ nhà hiểu được lý do của bạn và các giải pháp mà bạn có thể thực hiện để khắc phục lỗi chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm. Các lỗi vi phạm hợp đồng nghiêm trọng từ chủ nhà. Đồng thời cho chủ nhà biết được thời gian mà bạn sẽ phải rời đi và bất kỳ hình phạt nào về tiền đặt cọc. Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà được xem là cơ sở và cung cấp bằng chứng về quyết định chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm của bạn.
Mẫu thư chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm có thể bao gồm các nội dung sau:
- Thông báo về quyết định chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm.
- Ngày chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm, hoăc ngày bạn cần phải rời đi.
- Các căn cứ của việc chấm dứt hợp đồng thuê sớm, hoặc nguyên nhân của việc chấm dứt hợp đồng sớm.
- Các giải pháp mà bạn có thể thực hiện để khắc phục lỗi vi phạm (nếu bạn là người vi phạm hợp đồng). Thông thường là tìm kiếm người thuê mới thay thế.
- Các hình phạt về chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm căn cứ theo hợp đồng.
- Mong muốn của bạn về các quyết định của chủ nhà và về khoản tiền đặt cọc.
- Chi tiết liên hệ của bạn nếu chủ nhà muốn thảo luận.
Hiểu một cách đầy đủ về chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm là cách để bạn chuẩn bị cho kế hoạch tương lai và phản ứng nhanh khi vấn đề xảy ra. Giúp bạn xác định được chi phí và hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn. Từ đó đưa ra các giải pháp, cách làm và quyết định phù hợp.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.[:]
Vi Phạm Hợp Đồng Thuê Nhà: 15 Lỗi Thường Gặp & Cách Chấm Dứt Hợp Đồng An Toàn
Vi phạm hợp đồng thuê nhà: Lỗi vi phạm thường gặp & cách chấm dứt hợp đồng an toàn
Hợp đồng thuê nhà là một danh mục các điều khoản đã được chủ nhà và người thuê thống nhất và cam kết thực hiện. Hợp đồng thuê nhà là một ràng buộc pháp lý – nó đảm bảo quyền lợi cho cả chủ nhà và người thuê. Hợp đồng thuê căn hộ là một sợi dây công lý khi phát sinh vấn đề giữa hai bên.
Tuy nhiên, có một số lý do dẫn đến việc chủ nhà hoặc người thuê nhà phá vỡ hợp đồng thuê nhà dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm. Các lý do đến từ việc cố tình không tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà – đó là vi phạm hợp đồng thuê nhà. Vậy vi phạm hợp đồng thuê nhà là gì? Các lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà phổ biến và cách để phá vỡ hợp đồng thuê nhà an toàn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi đó cho ban.
Vi phạm hợp đồng thuê nhà là gì?
Là hành vi không tuân thủ, thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận và thống nhất trong hợp đồng thuê nhà. Những hành vi này được gọi là vi phạm hợp đồng thuê nhà. Vi phạm hợp đồng thuê nhà có thể đến từ Chủ nhà hoặc khách thuê hoặc đến từ cả hai bên.
Chủ nhà hoặc người thuê nhà có thể bị áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm như: Nhắc nhở bằng thông báo vi phạm hợp đồng thuê nhà, phạt vi phạm hợp đồng thuê nhà hoặc nặng hơn là hủy hợp đồng thuê nhà trước thời hạn.
[Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà: 17 điều khoản quan trọng bậc nhất bạn cần biết]
Những vi phạm hợp đồng thuê nhà phổ biến đến từ người thuê
1. Không tuân thủ chính sách vật nuôi
Một số lỗi vi phạm đến từ việc không tuân thủ chính sách vật nuôi. Như: Không tuân thủ quy định nuôi thú cưng trong tòa nhà. Thú cưng bị phàn nàn nhiều lần bởi hàng xóm. Tòa nhà không đồng ý với thú cưng, nhưng khách thuê vẫn nuôi thú cưng.
[Xem thêm: Đặt cọc nuôi thú cưng là gì? Nó hoạt động như thế nào tại Việt Nam]
2. Không sử dụng căn hộ đúng mục đích ban đầu
Không phổ biến, nhưng đây cũng là một trong những lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà mà chủ nhà có thể cân nhắc dùng các biện pháp mạnh để tránh sự việc đi quá xa. Như: Mục đích chỉ để ở, nhưng khách thuê làm văn phòng hoặc phòng tập thể dục.
3. Cải tạo hoặc trang trí trái phép
Người thuê nhà có quyền cải tạo hoặc trang trí không gian bên trong ngôi nhà. Tuy nhiên, một số cải tạo lớn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như: đập bỏ tường, lắp cửa sổ mới, thay ổ khóa, sơn tường, …Người thuê nhà không thông báo cho chủ nhà biết về việc cải tạo hoặc trang trí này.
4. Tiếng ồn lớn - vi phạm hợp đồng thuê nhà phổ biến
Một trong những lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà phổ biến đến từ việc tiếng ồn lớn. Không ai thích sự ồn ào quá mức ở nơi họ sinh sống. Tiếng ồn lớn có thể đến từ việc cãi nhau thường xuyên với âm thanh lớn, hát, chơi trống, chơi nhạc, hoặc đến từ thú cưng của khách thuê, …
5. Khách ở lại trong thời gian dài
Đây là lỗi vi phạm đến từ việc khách của khách thuê ghé thăm và ở lại trong một thời gian dài. Trong hợp đồng thuê căn hộ đã ghi rõ số lượng người ở và khách thuê cần tuân thủ nó. Hầu hết các căn hộ không cấm việc khách ghé thăm và ở lại qua đêm. Thế nhưng, việc khách ghé thăm ở lại căn hộ trong một thời gian dài đồng nghĩa với việc khách thuê đã vi phạm hợp đồng thuê nhà.
6. Thiệt hại tài sản
Khách thuê làm hư hỏng các tài sản bên trong căn hộ và không có hành động khắc phục kịp thời.
7. Không thanh toán tiền thuê nhà - lý do phổ biến dẫn đến phá vỡ hợp đồng thuê nhà
Đây là một lỗi vi phạm hợp đồng thuê điển hình và nó được ghi rõ trong bất kỳ hợp đồng thuê nhà nào. Nếu khách thuê không thanh toán tiền thuê hoặc thanh toán tiền thuê nhà chậm hơn mức cho phép. Sẽ được xem xét như một lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà.
8. Cho thuê lại căn hộ
Đây là một hành động của khách thuê được ngăn cấm bởi chủ nhà. Chủ nhà không mong muốn một bất ngờ với những khách thuê mới mà họ chưa gặp mặt bao giờ. Khách thuê tự ý cho thuê lại căn hộ khi chưa thông báo và chưa được chủ nhà đồng ý – được xem là lỗi vi phạm hợp đồng thuê căn hộ.
9. Các hành động vi phạm pháp luật
Cách hành động vi phạm pháp luật thực hiện trong căn hộ được xem là vi phạm hợp đồng thuê nhà trầm trọng. Như: Sử dụng chất cấm, sử dụng gái mại dâm, tàng trữ vũ khí, …
Những vi phạm hợp đồng thuê nhà phổ biến đến từ chủ nhà
1. Không cung cấp căn hộ theo đúng thỏa thuận
Căn hộ được cung cấp với một danh sách các tài sản kèm theo hợp đồng thuê nhà chi tiết. Đã được chủ nhà và khách thuê thống nhất khi ký hợp đồng thuê nhà. Nhưng khi chuyển vào căn hộ hoặc trong quá trình ở - chủ nhà không cung cấp đầy đủ thiết bị, nội thất cho căn hộ như đã cam kết. Đây là lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà khá phổ biến mà khách thuê cần cân nhắc để đi đến việc chấm dứt hợp đồng thuê trước hạn để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
2. Không đáp ứng các điều kiện sống cơ bản
Các lỗi vi phạm phát sinh do chủ nhà không đáp ứng các điều kiện sống cơ bản của căn hộ như: Không cung cấp đủ điện, nước sinh hoạt hay kiểm soát côn trùng và mùi hôi, …
3. Vi phạm quyền riêng tư của khách thuê
Đây là trường hợp mà chủ nhà vào căn hộ của khách thuê một cách không hợp pháp – không được báo trước hoặc không được sự đồng ý của khách thuê.
4. Tiếng ồn lớn
Tiếng ồn lớn có thể phát sinh từ các hành động của chủ nhà hoặc hàng xóm trong tòa nhà. Việc không đảm bảo và duy trì tiếng ồn ở mức thấp làm ảnh hưởng đến khách thuê được xem là một lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà đến từ chủ nhà. Tuy nhiên, có một vài trường hợp tiếng ồn lớn không phát sinh từ chủ nhà hoặc hàng xóm trong tòa nhà – mà phát sinh từ những tòa nhà bên cạnh. Trường hợp này khó để xem xét thành lỗi vi phạm của chủ nhà. Khách thuê cần xem xét và cân nhắc cẩn thận trước khi thuê căn hộ.
5. Không thực hiện sửa chữa kịp thời
Khách thuê thông báo các hư hỏng thuộc phạm vi sửa chữa của chủ nhà. Nhưng, chủ nhà không thực hiện các sửa chữa kịp thời làm ảnh hưởng đến việc sử dụng căn hộ và chất lượng sống bên trong căn hộ. Các sửa chữa như: Thấm tường, điện, nước, nấm mốc, an ninh, …Đây được xem là lỗi vi phạm hợp đồng thuê nhà cơ bản.
6. Không đăng ký tạm trú cho khách thuê
Đây là lỗi vi phạm hợp đồng thuê khá phổ biến tại Việt Nam. Chủ nhà không đăng ký tạm trú cho khách thuê – dẫn đến khách thuê và cả chủ nhà gặp rắc rối khi công an kiểm tra.
[Xem thêm: Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam]
Mặc dù khách thuê và chủ nhà đã ký hợp đồng thuê nhà dài hạn. Nhưng, vì bất kỳ lý do nào đó dẫn đến việc vi phạm hợp đồng thuê nhà. Việc phá vỡ hợp đồng thuê nhà là khá phổ biến – Nó có thể bắt nguồn từ lỗi vi phạm của khách thuê hoặc của chủ nhà.
Làm thế nào để phá vỡ hợp đồng thuê nhà an toàn?
Tôi có thể phá vỡ hợp đồng thuê sớm không? Và, làm thế nào để phá vỡ hợp đồng thuê an toàn để giảm thiểu các hình phạt nhất? Luôn là một câu hỏi lớn mà cả chủ nhà và khách thuê đều cần có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định để xử lý nó một cách nhanh chóng và đầy tôn trọng.
Phá vỡ hợp đồng thuê nhà được hiểu là việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, phát sinh do lỗi vi phạm của chủ nhà hoặc người thuê hoặc do cả hai bên. Vậy, làm thế nào để phá vỡ hợp đồng thuê nhà an toàn? Dưới đây là những câu trả lời hữu ích cho bạn:
Lưu ý: Những gợi ý này chỉ mang tính chất thông tin. Không đưa ra bất kỳ đảm bảo nào về lời khuyên pháp lý hoặc tài chính. Người đọc được khuyến khích tìm kiếm lời khuyên pháp lý từ luật sư hoặc tài chính từ các chuyên gia chuyên nghiệp.
Gợi ý số 1:
Cần đảm bảo rằng tất cả các lỗi vi phạm hợp đồng được ghi trong hợp đồng thuê nhà chi tiết. Đây là căn cứ hợp pháp để chủ nhà hoặc khách thuê thực hiện các biện pháp can thiệp hoặc gửi thông báo vi phạm hợp đồng và cuối cùng là chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn một cách hợp pháp.
Gợi ý số 2:
Có bằng chứng cụ thể về lỗi vi phạm hợp đồng thuê. Bằng chứng bằng hình ảnh, ghi âm hoặc than phiền từ một bên thứ ba.
Gợi ý số 3:
Trước khi thực hiện các biện pháp mạnh tay và gửi thông báo vi phạm hợp đồng thuê nhà. Chủ nhà và khách thuê cần thận trọng xem xét mức độ nghiệm trọng của lỗi vi phạm và tần suất vi phạm. Khi đã cân nhắc hai yếu tố này một cách thận trọng và thấu đáo – Bây giờ là lúc bạn quyết định nên thực hiện các biện pháp mạnh hoặc giải quyết chúng bằng một cuộc trò chuyện.
Gợi ý số 4:
Giải quyết căng thẳng bằng một cuộc trò chuyện giữa chủ nhà và khách thuê. Trên tinh thần chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau.
Gợi ý số 5:
Gửi thông báo vi phạm hợp đồng thuê nhà cho chủ nhà hoặc khách thuê. Thể hiện sự tôn trọng của bạn với bên còn lại. Và là bằng chứng cho thấy bạn tuân thủ hợp đồng thuê và sự nghiêm túc thật sự của bạn khi phá vỡ hợp đồng thuê nhà. Thông báo vi phạm hợp đồng thuê nhà cần có: Lỗi vi phạm, bằng chứng, cách sửa lỗi, thời gian sửa lỗi và hậu quả nếu không khắc phục. Thông báo vi phạm được gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện. Tốt nhất là ghi vào trong hợp đồng. Và phải đảm bảo rằng thông báo vi phạm đến tay người vi phạm.
Gợi ý số 6:
Khách thuê có những lý do chính đáng để kết thúc hợp đồng thuê sớm. Bạn nên trao đổi với chủ nhà và gửi cho họ thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm kèm theo bằng chứng cho lý do chính đáng của bạn (ví dụ: bạn phải về nước vì bệnh tật, bạn chuyển công tác sang tỉnh thành khác, …). Cần đảm bảo rằng nó được thể hiện đầy đủ trong hợp đồng thuê nhà. Tương tự với chủ nhà (ví dụ: căn nhà thuộc diện phong tỏa, trưng dụng của nhà nước, …).
Gợi ý số 7:
Một thông báo sớm. Đừng tạo bất ngờ với chủ nhà hoặc khách thuê của bạn. Hãy thông báo cho chủ nhà hoặc khách thuê về việc phá vỡ hợp đồng thuê nhà càng sớm càng tốt.
Gợi ý số 8:
Khách thuê có thể tìm người thuê nhà mới để tiếp tục hợp đồng thuê nhà. Chủ nhà thường khuyến khích khách thuê thực hiện cách làm này để giảm thiểu hình phạt (không trả lại tiền đặt cọc và không hoàn trả số tiền thuê đã thanh toán) do phá vỡ hợp đồng thuê nhà.
[Xem thêm: 11 mẹo nhỏ để bảo vệ tiền đặt cọc của bạn ]
Gợi ý số 9:
Tìm kiếm tư vấn từ chuyên gia như: luật sư, chuyên gia tài chính
Phá vỡ hợp đồng thuê nhà là điều không mấy thú vị với cả người thuê và chủ nhà. Nhưng, nó cần diễn ra nếu chủ nhà hoặc khách thuê vi phạm hợp đồng thuê nhà. Dù lý do phá vỡ hợp đồng sớm là gì, bạn cũng cần phải lên kế hoạch cho tình huống xấu nhất. Phá vỡ hợp đồng thuê được khuyến khích thực thi theo tinh thần tôn trọng và nhanh chóng.
Phá vỡ hợp đồng thuê một cách an toàn là cách để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ nhà và cả người thuê. Đồng thời, ít hậu quả tiêu cực về tài chính nhất cho cả hai.
©JHouse Team Website: https://jhouse.vn/ Fanpage: https://FB.com/JHouseVietnam
Hợp Đồng Thuê Nhà: 17 Điều Khoản Quan Trọng Bậc Nhất Bạn Cần Biết
Hợp đồng thuê nhà là một danh mục các điều khoản đã được chủ nhà và người thuê thống nhất và cam kết thực hiện. Hợp đồng thuê nhà là một ràng buộc pháp lý – nó đảm bảo quyền lợi cho cả chủ nhà và người thuê. Và nó củng là một sợi dây công lý khi phát sinh vấn đề giữa hai bên.
Hợp đồng thuê nhà: 17 điều khoản quan trọng bậc nhất bạn cần biết
Cho dù bạn đã ký hợp đồng thuê căn hộ trước đó hay chưa, tiếp cận thông tin hữu ích là cách thông minh để biết bạn đang làm gì và làm đúng không. Có một sự thật là, không phải tất cả các hợp đồng cho thuê căn hộ tại Việt Nam đều giống nhau.
Dưới đây là hợp đồng thuê nhà chuyên nghiệp với các phần quan trọng bậc nhất cần phải có và bạn cần phải làm rõ nó trong hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng thuê nhà an toàn giúp bạn bảo vệ quyền lợi hợp pháp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong tương lai.

1. Thông tin của bên cho thuê và bên thuê nhà
Thông tin của bên chủ nhà: cần thể hiện rõ thông tin của chủ nhà, tính hợp pháp của chủ nhà, thông tin liên hệ, … Hãy lưu ý về tính hợp pháp của chủ nhà – điều này quan trọng.
Thông tin của người thuê: cung cấp thông tin của người đại diện, có thể là bạn. Và đừng quên cung cấp đầy đủ thông tin số lượng người sẽ ở trong căn hộ - tôi hay gọi đó là “Danh sách cư dân”.
Lưu ý quan trọng: Nếu bên cho thuê là một doanh nghiệp. Cần thể hiện tên và mã số thuế của doanh nghiệp. Và, tính hợp pháp của người đại diện ký hợp đồng thuê nhà. Kiểm tra tính hợp pháp của doang nghiệp bằng cách tìm kiếm mã số thuế của doanh nghiệp trên Google.
2. Thông tin căn hộ cho thuê – không thể thiếu trong hợp đồng thuê nhà chi tiết
Đây là phần thông tin về căn hộ như: tên dự án, block, địa chỉ, mã căn hộ, tầng, diện tích, số lượng phòng ngủ, số lượng phòng tắm, … Tại sao điều này cần thiết? Bởi vì thông tin căn hộ cho thuê sẽ cho biết chính xác nơi và phần diện tích mà bạn được quyền sử dụng toàn thời gian.
3. Mục đích sử dụng căn hộ
Bạn có thể thuê căn hộ để ở hoặc vừa kết hợp để ở và làm văn phòng hoặc làm lớp dạy học hoặc một phòng tập thể dục, … Hãy làm rõ mục đích sử dụng căn hộ của bạn với chủ nhà và bắt buộc phải được viết trong hợp đồng. Nếu bạn có kế hoạch làm văn phòng trong tương lai, hãy làm rõ nó trong phần mục đích sử dụng căn hộ. Và một phần quan trọng nữa là số lượng người sẽ ở trong căn hộ là bao nhiêu.
4. Thời gian thuê căn hộ
Đây là điều khoản không thể thiếu của bất kỳ hợp đồng thuê căn hộ. Cần làm rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc của hợp đồng.
5. Tiền thuê căn hộ - phần quan trọng trong hợp đồng thuê căn hộ chuẩn
Tiền thuê căn hộ hàng tháng là bao nhiêu? Tiền thuê có cố định trong suốt thời gian hợp đồng không – hay nó sẽ tăng giảm?
Đừng quên làm rõ các chi phí và dịch vụ đã bao gồm và chưa bao gồm trong tiền thuê nhà. Hãy làm rõ chúng bằng các gạch đầu dòng và những con số cụ thể. Đừng mơ hồ bởi vì đó là tiền mà bạn phải làm việc vất vả và tiết kiệm mới có được.
6. Tiện ích và các chi phí định kỳ
Bạn sẽ quan tâm đến các tiện ích bên trong căn hộ như: phí quản lý, điện, gas, nước, internet, truyền hình cáp, dọn phòng, thay ga trải giường, khăn tắm, giặt đồ, lấy rác, … Bạn cần biết chúng có miễn phí hay không, nếu không thì chúng sẽ được tính với chi phí bao nhiêu. Bạn nên biết tất cả các khoản chi phí có thể phát sinh ngoài tiền thuê nhà hàng tháng để xây dựng kế hoạch tài chính thuê nhà phù hợp.
Và các tiện ích trong tòa nhà như: hồ bơi, phòng gym, sauna, phòng tập Yoga, sân chơi trẻ em, sân bóng rổ, sân cầu lông, khu đánh bóng bàn, … Hãy xem chúng được tính phí hay miễn phí và liệu các tiện ích đó có cần thiết với bạn để bạn chi trả thêm tiền không.
Hãy làm rõ các chi phí với chủ nhà và thể hiện chúng trong hợp đồng. Đừng tạo ra những bất ngờ không tốt khi bạn đã chuyển vào căn hộ.
7. Tiền đặt cọc và phí
Số tiền đặt cọc là bao nhiêu? Khi nào cần thành toán tiền đặt cọc? Tiền đặt cọc sẽ bao gồm những thành phần nào? Tiền đặt cọc đảm bảo thuê nhà, tiền đặt cọc thú cưng, tiền đặt cọc cho chỗ đậu xe ô tô và tiền đặt cọc cho một tài sản đắt giá nào đó, …
Tiền đặt cọc sẽ bị mất hoặc bị trừ trong các điều kiện nào? Quy định về hoàn trả tiền đặt cọc?
Và các loại phí như: Phí phạt chậm thanh toán
Xem thêm: 11 mẹo nhỏ để bảo vệ tiền đặt cọc của bạn8. Điều khoản thanh toán – luôn có trong bất kỳ hợp đồng thuê nhà đơn giản nào
Cần trả lời các câu hỏi: đồng tiền thanh toán, ngày thanh toán, phương thức thanh toán (tiền mặt hay chuyển khoản ngân hàng), phạt vi phạm do chậm thanh toán, thông tin tài khoản ngân hàng của chủ nhà (khi cần thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng).
Việc xác định rõ điều khoản thanh toán sẽ giúp bạn thương thảo với chủ nhà để đáp ứng điều kiện thanh toán phù hợp với bạn. Và giúp bạn chuẩn bị tài chính tốt để không bị phạt do chậm thanh toán. Việc thanh toán đúng hạn và liên tục sẽ giúp bạn ghi điểm với chủ nhà và nó là một lợi thế để bạn giữ nguyên giá thuê khi gia hạn hợp đồng. Và, các lợi thế khác đối với chấm dứt hợp đồng sớm hoặc giảm giá thuê trong trường hợp bạn khó khăn hoặc không phạt vi phạm khi bạn chậm thanh toán.
Lưu ý quan trọng: Nếu công ty là người thuê nhà cho bạn và họ yêu cầu phải có hóa VAT (tôi gọi chúng là hóa đơn đỏ). Bạn cần làm rõ điều khóa xuất hóa đơn trong hợp đồng. Và, yêu cầu tính hợp pháp của hóa đơn.
9. Đăng ký tạm trú cho khách thuê
Đây là điểu khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng nếu bạn thuê nhà tại Việt Nam. Nếu bạn là người nước ngoài, bạn cần phải đăng ký tạm trú tại nơi ở của mình. Nó thể hiện sự tôn trọng luật pháp của Việt Nam. Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam
Cần trả lời các câu hỏi: Ai là người thực hiện đăng ký tạm trú cho khách thuê? Trong thời gian bao lâu? Khách thuê cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đăng ký tạm trú? Các chi phí phát sinh và người chi trả?
Xem thêm: Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam
10. Điều khoản thú cưng
Đừng bỏ qua điều khoản này nếu bạn là người yêu động vật và đang sở hữu một thú cưng tuyệt vời. Nếu bạn có thú cưng trong tương lai, bạn củng cần xem xét điều khoản này.
Cần trả lời các câu hỏi: Có được phép nuôi thú cưng không? Đặt cọc nuôi thú cưng là bao nhiêu? Quy định về nội thú cưng trong căn hộ? Có bất kỳ hạn chế nào về loại và kích thước thú cưng không? …
Xem thêm: Đặt cọc nuôi thú cưng là gì? Nó hoạt động như thế nào tại Việt Nam11. Điều khoản khách ghé thăm
Đừng để điều khoản khách ghé thăm chỉ là một cái gạch đầu dòng. Hãy để nó như một điều khoản lớn trong hợp đồng. Hầu hết các căn hộ thì không có giờ giới nghiêm. Nhưng khách ghé thăm thì hạn chế. Chính vì thế, bạn cần thảo luận với chủ nhà và thể hiện nó trong hợp đồng.
Cần trả lời các câu hỏi: Quy định về khách ghé thăm như thế nào? Cách đăng ký khi khách ghé thăm như thế nào? Khách muốn qua đêm thì sao? Có bất kỳ hạn chế nào về việc khách ghé thăm không? Có bất kỳ chi phí nào phát sinh khi khách ghé thăm không?
12. Điểu khoản sửa chữa, trang trí và di chuyển
Không ai mong muốn căn hộ sẽ phát sinh vấn đề hư hỏng. Có những hư hỏng kiểm soát được và những hư hỏng không thể kiểm soát được. Nếu phát sinh hư hỏng cần sửa chữa thì phải làm sao?
Cần trả lời các câu hỏi: Ai là người sửa chữa? Ai là người thanh toán các chi phí khi sửa chữa căn hộ? Những hư hỏng nào sẽ thuộc trách nhiệm của khách thuê? Những hư hỏng nào sẽ thuộc trách nhiệm của chủ nhà? Hao mòn tự nhiên của các thiết bị như thế nào? Thời gian sửa chữa sẽ bao lâu? …
Căn hộ được sắp xếp theo ý chí chủ quan của chủ nhà. Bạn cần trang trí và di chuyển các nội thất bên trong căn hộ để phù hợp và thoải mái cho việc sử dụng của bạn.
Cần trả lời các câu hỏi: Khách thuê có được bổ sung, lắp đặt, cải tạo, … căn hộ hay không? Có được trang trí, sơn lại căn hộ không? Các quy định về trang trí và di chuyển nội thất bên trong căn hộ thế nào? Các hành vi bị cấm trong trang trí và di chuyển nội thất là gì?
13. Chấm dứt hợp đồng
Bạn có thể kết thúc hợp đồng đúng hạn hoặc gia hạn hợp đồng hoặc kết thúc hợp đồng trước hạn vì bất kỳ lý do hợp pháp nào. Chính vì vậy đừng bỏ qua điều khoản này, nó quan trọng và hữu ích trong tương lai của bạn.
Cần trả lời các câu hỏi: Hợp đồng có được gia hạn không và các yêu cầu khi gia hạn hợp đồng là gì? Hợp đồng có được chấm dứt trước thời hạn không và các chế tài vi phạm là gì? Cần thông báo trước bao nhiêu ngày để gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng thuê nhà? Điều khoản giá thuê khi gia hạn hợp đồng là gì? Điều khoản tiền đặt cọc khi chấm dứt hợp đồng trước hạn như thế nào? Các trường hợp bất khả kháng là gì?
14. Nội quy của tòa nhà
Tại Việt Nam, hầu hết các tòa nhà căn hộ dịch vụ không có nội quy của tòa nhà. Các tòa nhà căn hộ đều có nội quy của tòa nhà, nó được ban hành và kiểm soát bởi ban quản lý tòa nhà.
Nội quy tòa nhà sẽ cho bạn biết những hành động nào bị cấm và những hành động nào được khuyến khích. Nếu bạn có thú cưng bạn cần phải biết các quy định nuôi thú cưng.
Hãy yêu cầu chủ nhà cung cấp nội quy của tòa nhà. Có thể được viết trong hợp đồng hoặc là một phụ lục kèm theo của hợp đồng thuê chung cư.
15. Danh mục tài sản bên trong căn hộ
Hãy tin tôi, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu bạn không có trong tay danh mục tài sản bên trong căn hộ. Đã có nhiều khách thuê mất tiền và gặp rắc rối vì họ không nhận được danh mục tài sản ngay lúc chuyển vào. Danh mục tài sản bên trong căn hộ bao gồm: nội thất, thiết bị điện, sàn và trần nhà, cửa, chìa khóa, đồ trang trí, …Thông thường danh mục tài sản bên trong căn hộ là một phụ lục kèm theo của hợp đồng.
Cần trả lời các câu hỏi: Có danh mục tài sản bên trong căn hộ không? Khi nào thì bàn giao tài sản bên trong căn hộ? Điều khoản bồi thường là gì? Những tài sản nào sẽ không thuộc danh mục phải bồi thường nếu hư hỏng? Điều khoản hao mòn tài sản là gì? Giá trị của các tài sản đó là bao nhiêu? Tình trạng các tài sản thế nào?
Lưu ý quan trọng: Hãy kèm theo một danh mục các tài sản bị lỗi hay hư hỏng. Bạn cần yêu cầu chủ nhà sửa chữa hoặc xác nhận. Nó là căn cứ để bạn không phải trả tiền cho các lỗi hay hư hỏng đó.
16. Trả lại nhà và danh mục tài sản cuối cùng
Cần trả lời các câu hỏi: Điều khoản trả lại nhà là gì? Việc kiểm kê và danh mục tài sản cuối cùng như thế nào?
17. Chữ ký của các bên
Hợp đồng sẽ hợp pháp khi được chủ nhà và người thuê ký vào. Nó xác nhận cho việc các bên đã đọc, hiểu và tự nguyện thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Các bên cần ký vào từng trang của hợp đồng, hãy làm nó ở góc dưới cùng của tờ giấy. Và chữ ký quan trọng nhất nằm ở tờ cuối cùng của hợp đồng.
Lưu ý quan trọng số 1: Nếu bạn thuê nhà thông qua một đại lý bất động sản. Hãy yêu cầu đại lý bất động sản ký vào hợp đồng. Hãy tin tôi, nó sẽ hữu ích trong tương lai nếu bạn gặp vấn đề với căn nhà.
Lưu ý quan trọng số 2: Nếu bạn thuê nhà của một công ty quản lý. Hãy yêu cầu họ đóng dấu mộc đỏ vào hợp đồng. Hãy làm nó ở tờ cuối cùng của hợp đồng, ngay chữ ký của bên cho thuê.
Hợp đồng thuê nhà chi tiết rõ ràng không phải là một việc thú vị trong hành trình thuê nhà của bạn. Nó khiến bạn phải tập trung cao độ và không có bất kỳ nụ cười nào ở đây. Nhưng đây là cách tốt nhất để bạn biết những gì bạn cần làm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn và chủ nhà.
Biến tất cả những thỏa thuận trở nên hợp pháp để tự do tận hưởng ngôi nhà mới của mình. Nếu bạn đang lo lắng hoặc cần sự tư vấn hợp đồng thuê nhà an toàn khi thuê nhà tại Việt Nam – Các nhân viên của JHouse luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn hợp đồng thuê căn hộ mới nhất.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh việc chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
[:]Cách Nhận Biết 7 Chiêu Lừa Đảo Cho Thuê Nhà Phổ Biến Và Phòng Tránh Hiệu Quả
Cách nhận biết 7 chiêu lừa đảo cho thuê nhà phổ biến và phòng tránh hiệu quả
Là một người thuê nhà, điều quan trọng là phải biết cách tự bảo vệ mình trước những kẻ lừa đảo cho thuê nhà đang cố lấy tiền từ túi của bạn. Điều này có nghĩa là phải biết cách phát hiện các dấu hiệu lừa đảo cho thuê nhà và tránh các chiêu trò lừa đảo cho thuê, đặc biệt là trực tuyến. Mặc dù Internet đã làm tăng tính linh hoạt và dễ dàng trong việc tìm kiếm cho thuê từ các nguồn đáng tin cậy, nhưng thật không may, nó cũng đã tạo ra một môi trường lý tưởng cho những kẻ lừa đảo phát triển mạnh. Không chỉ người nước ngoài bị lừa đảo cho thuê nhà, ngay cả người Việt Nam củng thế.
Để giúp bạn nhận biết tốt hơn những cách lừa đảo phổ biến tại Việt Nam và cách bảo vệ mình cũng như báo cáo lừa đảo cho thuê như thế nào. JHouse đã tổng hợp thông tin và những hướng dẫn toàn diện này với mọi thứ bạn cần biết để tránh chiêu trò lừa đảo khi tìm thuê nhà.
A. 7 CÁCH LỪA ĐẢO CHO THUÊ NHÀ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM
Để tránh biến mình thành miếng mồi béo bở cho những kẻ lừa đảo, điều quan trọng là phải học cách nhận ra các dấu hiệu cảnh báo cho những trò lừa đảo cho thuê. Bạn có thể xem xét các dấu hiệu của 7 cách lừa đảo cho thuê nhà phổ biến dưới đây:
1. Giá rẻ đáng kinh ngạc – cách lừa đảo cho thuê nhà phổ biến nhất
Cả tôi và bạn đều muốn thuê một căn nhà tốt với giá rẻ - chắc chắn là như vậy! Nhưng đây là một cơ hội tốt cho những kẻ lừa đảo. Đừng để bị lừa bởi thông tin cho thuê nhà giả.
Những kẻ lừa đảo cho thuê thường sẽ niêm yết giá thuê thấp hơn rất nhiều so với giá trị của căn nhà để thu hút người thuê nhà tiềm năng – đừng quên, căn nhà sẽ trông rất tuyệt vời. Sau đó, họ sẽ ép người thuê phải thanh toán tiền cọc và/hoặc tiền thuê của tháng đầu tiên để giữ căn nhà khỏi những khách thuê khác. Họ thông minh đủ để tạo áp lực cho bạn như: giá căn nhà quá tốt hoặc nếu không thuê ngay lập tức bạn sẽ mất cơ hội, …
Không có một căn nhà nào tốt mà giá lại rẻ cả! Mọi người đều muốn một căn nhà tốt với giá rẻ, nhưng nếu căn nhà có giá rẻ đáng kinh ngạc, chắc chắn có điều gì đó không ổn xảy ra với nó. Hãy bật chế độ an toàn trong bạn.
GIÁ RẺ + HÌNH ẢNH TUYỆT VỜI = QUÁ TỐT ĐỂ TRỞ THÀNH SỰ THẬT!
2. Người cho bạn xem các căn nhà không phải là chủ sở hữu
Những kẻ lừa đảo bằng cách nào đó đã có được quyền truy cập vào căn nhà. Khá phổ biến – những kẻ lừa đảo thuê căn nhà ngắn hạn (vài tuần). Họ đóng giả chủ nhà /quản lý và cho khách thuê xem căn nhà. Họ sử dụng “Giá rẻ đáng kinh ngạc” để thu hút người thuê nhà tiềm năng. Sau đó, họ sẽ ép người thuê phải thanh toán tiền cọc và/hoặc tiền thuê của tháng đầu tiên để giữ căn nhà khỏi những khách thuê khác. Và thông báo cho bạn có thể chuyển đến vài ngày sau đó. Và tất nhiên, sau đó họ biến mất. Vào ngày chuyển đến, bạn đến nơi và phát hiện ra đã có một chủ sở hữu mới – người chủ sở hữu thật sự của căn nhà hoặc một khách thuê mới, … và bạn phát hiện ra nó chỉ là một trò lừa đảo.
3. Không muốn bạn nhìn thấy căn nhà thực tế - dấu hiệu lừa đảo cho thuê nhà dễ nhận biết
Chủ sở hữu FAKE hoặc kẻ lừa đảo luôn tìm mọi lý do để bạn không thể tham quan căn nhà thực tế. Hãy cẩn trọng, vì thường là họ không có quyền truy cập vào căn nhà. Họ xây dựng lòng tin và ra sức ép bạn phải thanh toán tiền cọc và/hoặc tiền thuê của tháng đầu tiên để giữ căn nhà khỏi những khách thuê khác. Họ cam kết và hứa hẹn sẽ trao cho bạn chìa khóa căn nhà khi bạn thanh toán và có thể chuyển đến sau vài ngày. Hãy thận trọng vì đây là một trò lừa đảo cho thuê nhà điển hình của những kẻ lừa đảo.
4. Chủ sở hữu ở nước ngoài
Một kẻ lừa đảo đóng giả chủ nhà trên các trang website cho thuê nhà và nói rằng họ đang ở nước ngoài và yêu cầu đặt cọc căn hộ cho thuê. Vẫn là sự kết hợp hoàn hảo của “Giá rẻ đáng kinh ngạc” + “Ngôi nhà tuyệt vời” + “Không thể tham quan căn nhà thực tế”. Để tạo thêm niềm tin cho người thuê, họ sẽ cho bạn địa điểm chính xác của căn nhà – bạn chỉ có thể nhìn căn nhà từ bên ngoài. Sau khi tiền được thanh toán, thường là thông qua chuyển tiền, người thuê nhà mới phát hiện ra rằng thực sự không có căn nhà nào đang cho thuê và tiền thì đã bị mất.
5. Không có hợp đồng thuê nhà
Mọi thứ trông có vẻ tuyệt vời, bạn hạnh phúc với căn nhà và muốn chuyển đến ở ngay lập tức. Bạn yêu cầu chủ sở hữu cung cấp Hợp đồng thuê nhà. Nhưng họ nói với bạn rằng hợp đồng thì không cần thiết, bạn chỉ cần thanh toán tiền đặt cọc và tiền thuê nhà tháng đầu tiên và chuyển đến sau vài ngày.
Thật không thông minh nếu bạn thuê căn nhà mà không có hợp đồng. Cần phải có hợp đồng thuê nhà cho bất kỳ căn nhà nào dù lớn hay nhỏ, thời gian thuê ngắn hay dài. Nếu không có hợp đồng thuê nhà, rất nhiều khả năng bạn đang bị lừa.
6. Giá thuê nhà được đẩy lên cao
Đây là hình thức lừa đảo đến từ chủ sở hữu và/hoặc đại lý môi giới không tốt. Bằng cách nào đó họ phát hiện bạn là một con mồi béo bở và họ đưa bạn vào một cái bẫy. Khá phổ biến như: căn nhà bạn nhìn thấy đã có khách thuê và bây giờ chỉ còn căn nhà này với giá cao hơn; hoặc căn hộ này chỉ còn một căn duy nhất nên giá thuê cao hơn; hoặc đại lý môi giới gửi thông tin cho bạn với giá cao hơn giá niêm yết của chủ sở hữu, các đại lý môi giới sẽ lấy phần chênh lệch với giá niêm yết từ chủ sở hữu.
Tiền là của bạn, thế nên nếu bạn thấy lo lắng hoặc không vui thì bạn có thể dừng lại và tìm kiếm cơ hội khác. Các căn nhà có sẵn khác luôn chào đón bạn.
7. Ngôi nhà trong tình trạng tranh chấp
Ngôi nhà đang thế chấp tại ngân hàng hoặc các thành viên trong gia đình đang tranh giành quyền lợi hoặc đang giao dịch mua bán, … Họ cố tình mang bạn đến ngôi nhà và đưa ra những thỏa thuận rất có lợi cho bạn. Họ nhanh chóng có được hợp đồng và tiền thuê nhà từ bạn. Sau đó, bạn có thể bị đá ra khỏi ngôi nhà bất kỳ lúc nào và bạn không thể lấy lại số tiền đã thanh toán. Họ sẽ biến mất hoặc đẩy trách nhiệm cho ai đó. Chỉ chủ sở hữu thật sự hoặc những đại lý môi giới lâu năm họ mới biết về tình trạng tranh chấp của ngôi nhà. Loại hình lừa đảo này khá ít, nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra với bạn. Hãy thận trọng!
B. BẠN CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÌNH KHỎI NHỮNG KẺ LỪA ĐẢO?
Tránh lừa đảo cho thuê sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, sức lực và tiền bạc. Và điều quan trọng hơn đó là “bảo vệ niềm tin bên trong bạn”. Dưới đây là các mẹo hàng đầu để tránh các trò lừa đảo phổ biến hay cách thuê nhà không bị lừa:
1. Ghé xem trực tiếp căn nhà và trò chuyện với chủ sở hữu
Căn nhà là một tài sản hữu hình – không có bất kỳ lý do nào có thể ngăn cản bạn thực hiện một chuyến ghé xem trực tiếp căn nhà và thực hiện một cuộc trò chuyện ngắn với chủ sở hữu. Bạn không thể biết căn nhà có thật sự phù hợp với mình hay không ngoại trừ việc bạn đứng ở mọi ngóc ngách bên trong căn nhà và cảm nhận. Nếu chủ sở hữu hoặc đại lý bất động sản không cho bạn tiếp cận căn nhà – hãy dừng lại và tìm kiếm căn nhà khác.

2. Kiểm tra tính hợp pháp của chủ sở hữu căn nhà
Hãy yêu cầu chủ sở hữu hoặc đại lý bất động sản cung cấp bằng chứng hợp pháp của chủ sở hữu tài sản. Nếu là người quản lý hoặc thuê lại, hãy cung cấp bằng chứng cho việc đó.
3. Tránh xa những căn nhà có “giá rẻ đến kinh ngạc”
Cảnh giác với những căn nhà cho thuê với giá rẻ bất ngờ. Luôn đặt câu hỏi: Tại sao căn nhà lại có giá thuê rẻ đến kinh ngạc như vậy? Căn nhà đang có vấn đề gì không? Nếu bạn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho nó – hãy dừng lại và tìm kiếm căn nhà khác.
4. Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt khi thuê nhà
Hãy thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng. Nếu bạn chưa có tài khoản ngân hàng tại Việt Nam bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt, nhưng hãy yêu cầu chủ sở hữu tài sản cung cấp các hóa đơn cho chúng.
5. Không bao giờ gửi tiền của bạn ra nước ngoài
Nếu chủ sở hữu hoặc đại lý bất động sản yêu cầu bạn gửi tiền đặt cọc và tiền thuê nhà vào tài khoản ngân hàng ở nước ngoài. Hãy dừng lại và tìm kiếm căn nhà khác.
6. Yêu cầu Hợp đồng có chữ ký của chủ sở hữu và đại lý môi giới
Yêu cầu chủ sở hữu tài sản cung cấp hợp đồng thuê nhà và đảm bảo nó đã bao gồm mọi thứ mà bạn đã thống nhất với chủ sở hữu. Bạn hãy ký lên tất cả các tờ của hợp đồng, hãy làm nó ở góc dưới bên phải của tờ giấy. Và quan trọng cần phải có chữ ký của chủ sở hữu. Nếu bạn thuê nhà thông qua một đại lý môi giới, hãy yêu cầu họ ký vào hợp đồng.
7. Yêu cầu hóa đơn khi thanh toán
Hãy yêu cầu chủ sở hữu tài sản cung cấp các hóa đơn cho tiền đặt cọc, tiền thuê nhà hoặc bất kỳ khoản tiền nào mà bạn phải thanh toán cho chủ sở hữu. Đây là cách mà bạn loại bỏ các rủi ro trong tương lai.
8. Sử dụng một đại lý bất động sản uy tín
Bạn không có nhiều nguồn lực để tự mình thực hiện một cuộc tìm thuê nhà, hãy sử dụng một đại lý bất động sản uy tín để giảm hơn nữa nguy cơ bị lừa đảo. Hãy kiểm tra mức độ tin cậy bằng cách xem xét các thông tin của căn nhà mà website cung cấp, đánh giá của khách hàng trên fanpage và Google, hoặc tốt nhất là bạn bè của bạn giới thiệu.
9. Đừng cảm thấy áp lực hay thua cuộc bởi những kẻ lừa đảo cho thuê nhà
Hãy lưu ý rằng những kẻ lừa đảo đang ở ngoài đó và hãy hoài nghi khi bạn phát hiện ra một thỏa thuận có vẻ quá tốt. Hãy thực hiện nghiên cứu của bạn và đừng bỏ qua sự phấn khích của thời điểm này - hầu hết những kẻ lừa đảo sẽ gây áp lực khiến bạn nghĩ rằng bạn đang thua cuộc. Thay vào đó, hãy bình tĩnh và kiên nhẫn. Các căn nhà tốt sẽ có khách thuê nhanh chóng, nhưng đừng để áp lực này khiến bạn đưa ra những quyết định ngu ngốc.
10. Thực hiện điều tra cơ bản về căn nhà
Khi xem xét một căn nhà, hãy dành một chút thời gian để thực hiện tìm kiếm cơ bản trên Google. Google địa chỉ của căn nhà và cả tên chủ sở hữu và tên công ty quản lý tòa nhà và số điện thoại của chủ sở hữu/của tòa nhà. Nếu bạn là một chuyên gia IT, bạn có thể kiểm tra xem căn nhà đó có tranh chấp hay không (bị tịch thu hay đã được bán cho ngân hàng hoặc tranh chấp các thành viên trong gia đình).
11. Tìm kiếm các đánh giá căn nhà độc lập
Bạn nên tìm kiếm các đánh giá độc lập về các căn nhà tiềm năng của bạn. Các đánh giá độc lập đến từ: Bạn bè, các đại lý môi giới uy tín, hoặc các đánh giá trên Google map.
TIN VÀO BẢN NĂNG CỦA BẠN!
Hãy là một người thuê nhà lý trí và đảm bảo rằng bạn hiểu về ngôi nhà cũng như chủ sở hữu của nó. Nếu bạn phát hiện ra một trò lừa đảo cho thuê, bạn là một người may mắn. Nhưng đừng bao giờ đối đầu trực tiếp với những kẻ lừa đảo. Thay vào đó hãy tránh xa cái bẫy mà kẻ lừa đảo đã chuẩn bị sẵn cho bạn. Và cảnh báo chúng một cách an toàn cho những người bạn và cộng đồng của bạn.
C. BẠN CẦN LÀM GÌ SAU MỘT VỤ LỪA ĐẢO CHO THUÊ
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo cho thuê. Nếu may mắn, bạn nhận ra được trò lừa đảo và bạn dừng lại. Nếu không may mắn, bạn là nạn nhân của vụ lừa đảo và tiền của bạn không bao giờ quay trở lại túi của bạn. Bạn hãy bình tĩnh, sự việc đã diễn ra – bạn không thể thay đổi nó. Bạn là nạn nhân, bạn báo cáo lừa đảo cho thuê như thế nào?
1. Thông báo cho cảnh sát, cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt
Hãy liên hệ với công an phường/ thành phố, nơi mà bạn bị những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tiền. Hãy cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt, cách mà những kẻ lừa đảo đã tiếp cận và lừa bạn, tốt hơn hết bạn hãy cung cấp các tin nhắn, bằng chứng hoặc hình ảnh của những kẻ lừa đảo. Công an sẽ làm việc để truy tìm những kẻ lừa đảo. Bạn có thể không phải là là nạn nhân duy nhất và thông tin bổ sung của bạn có thể giúp họ giải quyết vụ việc.
2. Làm việc với đại lý bất động sản
Nếu bạn thuê căn nhà thông qua một đại lý bất động sản và bạn bị chủ sở hữu lừa đảo. Hãy liên hệ với đại lý bất động sản, để thông báo cho họ về vấn đề của bạn và yêu cầu họ thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của bạn.
Nếu bạn thuê căn nhà từ một người mạo danh là nhân viên của một công ty bất động sản, người này sử dụng thông tin và hình ảnh từ website của công ty bất động sản. Hãy thông báo cho người quản lý cấp cao của công ty bất động sản đó để họ điều tra.
3. Báo cáo lên lãnh sự quán hoặc đại sứ quán của bạn tại Việt Nam. Nếu bạn thấy nó là cần thiết và số tiền bị lừa đảo là lớn
Bạn xét thấy số tiền lừa đảo là lớn và vụ lừa đảo mang tính chất nghiêm trọng. Hãy báo cáo lên Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán của bạn tại Việt Nam. Họ có những mối quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền của Việt Nam. Nếu vấn đề của bạn là phù hợp, họ sẽ yêu cầu cơ quan công an can thiệp và giải quyết vấn đề của bạn. Họ cần làm vậy để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân của họ tại Việt Nam.
4. Rút kinh nghiệm thuê nhà để không bị lừa
Đây củng là lúc bạn cần bình tĩnh và xem xét lại bản thân mình, bạn đã nhận diện được các dấu hiệu lừa đảo thuê nhà chưa? Vì sao bạn đầu hàng trước áp lực hành động của những kẻ lừa đảo? Vì sao bạn lại đưa tiền cho những kẻ lừa đảo khi bạn không có bất kỳ giấy tờ gì để đảm bảo? … Rất nhiều câu hỏi cần được bạn trả lời. Đó là cách tìm kiếm bài học sau mỗi lần vấp ngã và nó sẽ trở thành kinh nghiệm thuê nhà để không bị lừa của bạn.
5. Đừng nản lòng
Bạn bị mất niềm tin bên trong con người bạn. Bạn nghi ngờ bất kỳ chủ sở hữu và đại lý môi giới tiếp cận bạn. Bạn phẫn nộ và stress. Đó là những phản ứng tự nhiên của bạn – Tôi cũng sẽ như bạn nếu tôi bị lừa đảo. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều tốt đẹp ngoài kia. Tôi tin rằng những người tốt luôn hiện diện để giúp bạn vượt qua nghịch cảnh. Chính vì thế, đừng nản lòng, hãy tiếp tục tiến về phía trước. Đó là cách tốt nhất để bạn sửa chữa lỗi của mình và lấy lại niềm tin.
6. Chia sẻ câu chuyện của bạn với cộng đồng
Có thể bạn là nạn nhân đầu tiên hoặc là thứ n của nhóm lừa đảo. Bạn có thể không lấy lại được tiền của mình. Nhưng bằng cách chia sẻ câu chuyện của bạn với cộng đồng, bạn có thể cảnh báo hoặc ngăn chặn những cuộc lừa đảo đối với khách hàng tiềm năng tiếp theo. Bạn củng có thể cung cấp thông tin cho JHouse, để chúng tôi cảnh báo khách thuê về danh sách các căn hộ lừa đảo hoặc hình thức lừa đảo cho thuê nhà mới.
Chúng tôi rất vui khi gặp bạn ở những dòng cuối cùng này. Bạn đã kiên nhẫn đọc chúng để biết các dấu hiệu lừa đảo cho thuê nhà phổ biến để tự bảo vệ mình và tránh xa các chiêu trò lừa đảo khi tìm thuê nhà của những kẻ lừa đảo.
Hãy tìm kiếm những nền tảng cho thuê uy tín hoặc những đại lý bất động sản được giới thiệu. Họ sẽ giúp bạn tìm kiếm căn nhà mơ ước một cách nhanh chóng và an toàn. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc hoài nghi trong hành trình tìm thuê nhà – Nhân viên của JHouse luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn để loại bỏ các chiêu trò lừa đảo khi tìm thuê nhà tại Việt Nam. Ngăn chặn và cảnh báo lừa đảo cho thuê nhà là một phần công việc của JHouse.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
13 Lưu Ý Quan Trọng Khi Thuê Nhà Với Gia Đình Chuẩn Bị Có Em Bé
Chúng tôi muốn gửi lời chúng mừng đến bạn và những lời chúc phúc đến thành viên mới của gia đình bạn. JHouse thấu hiểu được sự hào hứng, hạnh phúc, tự hào và cả những lo lắng của bạn. JHouse hiểu bạn đang có nhiều suy nghĩ và câu hỏi trong đầu và đang tìm câu trả lời cho mình, hãy thư giãn và chia sẽ với người bạn đời của bạn và với gia đình của bạn. Sẽ thật sự tuyệt vời khi em bé được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương, sẽ chia của bạn và gia đình và với một sự chuẩn bị thật chu đáo.
13 Lưu ý quan trọng khi thuê nhà với gia đình chuẩn bị có em bé
Và hơn ai hết bạn mong muốn tìm kiếm một không gian sống tốt hơn, phù hợp hơn với em bé của bạn. Bạn bắt đầu hành trình tìm kiếm ngôi nhà mới, bạn tìm kiếm những gợi ý và bắt đầu ghé xem các căn nhà. Cả tôi và bạn đều mong muốn em bé của bạn được sinh ra và sinh sống trong một ngôi nhà an toàn và tiện nghi. Dưới đây là những lưu ý của JHouse để bạn có thể tìm thấy một ngôi nhà phù hợp với bạn và em bé của bạn. Cùng khám phá thôi nào.
1. Ngôi nhà chấp nhận em bé
Đây là một điều bắt buộc. Và tốt nhất là thể hiện nó trong hợp đồng.
Bạn cần tìm những ngôi nhà chấp nhận với em bé. Đừng bỏ qua điều này khi bạn làm việc với chủ sở hữu hoặc các đại lý môi giới. Và cần chắc chắn rằng chủ sở hữu và ngôi nhà chấp nhận em bé. Hãy loại bỏ những lo lắng của bạn trong tương lai bằng cách làm rõ nó ngay từ đầu. Cả bạn và tôi đều không muốn chủ sở hữu sẽ đá bạn ra khỏi nhà vì họ không hiểu vấn đề của bạn. Tại Việt Nam, có những ngôi nhà không chấp thuận em bé dưới 10 tuổi.
2. Không gian đủ lớn
Trong những tháng đầu, em bé của bạn chỉ cần một không gian nhỏ vì em bé của bạn không thể di chuyển. Nhưng những tháng tiếp theo, em bé của bạn sẽ bắt đầu bò, đi lại và chạy, … chính vì thế bạn cần tìm một ngôi nhà có không gian đủ lớn để em bé của bạn có thể hoạt động tốt.
Ngoài không gian đủ lớn để con của bạn có thể hoạt động thì bạn củng cần thêm không gian để các thiết bị và đồ chơi của con và cho chính vợ chồng bạn. Chính vì thế hãy cân nhắc một hợp đồng thuê dài hạn với một không gian đủ lớn. Bạn sẽ không phải lo lắng khi con của bạn lớn quá nhanh trong những năm đầu. Và củng không phải lo lắng tìm kiếm và di chuyển đến một ngôi nhà mới.

3. Ngôi nhà có nhiều ánh sáng
Tôi chắc rằng nếu bạn chưa có em bé bạn củng muốn tìm một ngôi nhà trông sáng sủa với nhiều ánh sáng tự nhiên. Nó sẽ giúp bạn thoải mái, thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí, …
Và khi bạn có em bé, nhất là em bé sơ sinh, bạn đặc biệt cần một ngôi nhà có nhiều ánh sáng. Em bé của bạn cần ánh sáng, ánh sáng tự nhiên tốt cho sự phát triển của em bé. Em bé của bạn không cần ánh sáng của bóng đèn điện.
Ngoài ra, ánh sáng tự nhiên sẽ giúp ngôi nhà có thêm sức sống và không bị ẩm mốc. Ẩm mốc là một mối nguy hại với đường hô hấp của em bé và chính bạn. Có thể mắc các bệnh ngoài da nếu ngôi nhà của bạn bị ẩm mốc.
4. Ngôi nhà sạch sẽ
Làn da và đường hô hấp của em bé còn yếu và rất nhạy cảm. Chính vì thế bạn cần tìm một ngôi nhà mới hoặc sạch sẽ. Một ngôi nhà sạch sẽ giúp gia đình bạn thoải mái và em bé của bạn được an toàn.
Hãy yêu cầu chủ sở hữu vệ sinh sâu ngôi nhà, vệ sinh các thiết bị, vệ sinh máy lạnh, … hoặc cắt tỉa cây cối xung quanh ngôi nhà, vệ sinh kho rác, vệ sinh đường ống nước thải, … Đảm bảo ngôi nhà được làm sạch bụi, lông thú cưng, mùi hôi, ẩm mốc, … trước khi gia đình bạn chuyển vào ở.
5. Ngôi nhà có máy giặt riêng
Hãy đặt ưu tiên đối với những ngôi nhà có máy giặt riêng. Tôi chắc rằng máy giặt là thiết bị rất rất cần thiết cho gia đình bạn khi em bé ra đời. Em bé của bạn sẽ sử dụng rất nhiều đồ trong một ngày và bạn cần phải làm sạch nó càng sớm càng tốt.
Máy giặt riêng trong căn hộ sẽ giúp bạn chủ động việc giặt đồ. Đây là sự tiện nghi và nó làm bạn thoải mái hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Hãy thử tượng tượng gia đình bạn đang ở trong một tòa nhà và máy giặt được dùng chung với tất cả mọi người, bạn phải xếp hàng để đến lượt mình, giặt chung đồ em bé của bạn với đồ của người khác, …Thật là bất tiện và nhiều rủi ro đúng không nào!
Nếu bạn thuê một ngôi nhà riêng lẽ hoặc biệt thự, xin hãy lưu ý về máy giặt. Có thể yêu cầu chủ sở hữu lắp đặt nếu chưa có. Hoặc bạn có thể tự mua máy giặt riêng vì bạn có kế hoạch ở dài hạn và chi phí để mua máy giặt củng rẻ.
6. Bếp tiện nghi
Thật tuyệt vời với bếp đầy đủ trang thiết bị. Bạn có thể chế biến những món ăn ngon cho cả gia đình. Em bé của bạn chưa thể ăn nhiều món ăn chế biến sẵn như bạn. Em bé của bạn cần ăn liên tục với những món ăn phù hợp với độ tuổi. Ưu tiên hàng đầu là sạch sẽ, tươi mới và nhanh chóng.
Hãy thêm “Bếp tiện nghi” vào danh sách các tiêu chí tìm kiếm ngôi nhà thân thiện với em bé của bạn. Hãy đánh giá chi tiết và đàm phán với chủ sở hữu cung cấp các thiết bị cho nhà bếp hoặc bạn có thể thêm các thiết bị vào. Nhà bếp cần đủ diện tích với nhiều đầu bếp và tốt nhất là có nước nóng lạnh để rửa thực phẩm.

7. Ngôi nhà an toàn
Bây giờ bạn không chỉ sống cho riêng bản thân bạn, bạn sống cho con cái của bạn nữa. Bạn cần một nơi an toàn cho bạn và con của bạn. Chính vì thế hãy cân nhắc mức độ an toàn của ngôi nhà với em bé của bạn. Hãy xem xét độ cao của ban công, ổ cắm điện, các vật dụng sắc nhọn, đồ dễ vỡ, cây xanh, khóa cửa, hành lang, cầu thang, thang máy, vật nuôi trung ngôi nhà, sàn nhà, … Các tai nạn sẽ đến rất nhanh ngay cả khi bạn đang quan sát em bé của mình chính vì thế hãy lưu ý đến các yếu tố an toàn trong ngôi nhà, để đảm bảo rằng không có bất kỳ rủi ro đáng tiếc nào cho em bé của bạn. Nếu có thể, hãy tìm các giải pháp để loại bỏ các rủi ro.
8. Càng ít bậc thang càng tốt
Thật tuyệt vời nếu bạn thuê một căn hộ/ nhà riêng lẽ/ biệt thự với tất cả mọi thứ chung một tầng. Em bé của bạn chưa nhận biết được các rủi ro và chưa thể giữ an toàn cho bản thân và bạn không thể quan sát con của bạn mọi lúc, mọi nơi. Chính vì thế hãy tìm kiếm những ngôi nhà có càng ít bậc thang càng tốt và tốt nhất là không có bậc thang.
9. Độ cao an toàn
Nếu bạn đang tìm kiếm các căn hộ ở những tòa nhà cao tầng, hãy lưu ý về độ cao an toàn. Tốt nhất là các căn hộ ở tầng trung hoặc từ tầng 7 đến tầng 15. Độ cao an toàn sẽ giúp bạn giảm tiếng ồn, giảm bụi bẩn, không muỗi và các rủi ro khác đến từ kẹt thang máy hoặc hỏa hoạn.
10. Hồ bơi an toàn
Nếu bạn đang cân nhắc việc thuê biệt thự có hồ bơi hoặc một căn hộ trong tòa nhà căn hộ dịch vụ có hồ bơi. Hãy cân nhắc về mức độ an toàn của hồ bơi. Về cứu hộ cứu nạn, làm sạch hồ bơi, bàn ghế xung quanh hồi bơi, … Em bé của bạn cần được giữ an toàn với hồ bơi.
11. An toàn với muỗi
Bạn và em bé của bạn không muốn muỗi một tí nào. Muỗi có thể làm em bé bị nổi mẫn đỏ, ghẻ lỡ, sốt hoặc tệ hơn là các bệnh truyền nhiễm lây lan bằng đường máu. Chính vì thế hãy đảm bảo rằng ngôi nhà mới của bạn được cài đặt các biện pháp ngăn ngừa và loại bỏ muỗi (xịt côn trùng định kỳ, lưới chống muỗi, …). Hãy xem xét các ngôi nhà xa kênh rạch, không có khu vực nước đọng, không quá nhiều cây xanh/ bụi rậm, … vì những nơi này sẽ ít hoặc không có muỗi, côn trùng.
Tại Việt Nam thì ở đâu củng có muỗi, chính vì thế bạn cần chọn ngôi nhà ở khu vực ít muỗi nhất. Nếu bạn lần đầu tiên thuê nhà tại Việt Nam, hãy tìm kiếm các đại lý môi giới uy tín, họ sẽ cho bạn những lời khuyên và tư vấn giá trị.
12. Gần bệnh viện và chợ (siêu thị)
Em bé sơ sinh sẽ rất dễ bị bệnh chính vì thế tốt nhất là bạn nên tìm những căn nhà gần bệnh viện hoặc dễ dàng tiếp cận nhất. Nó thì tốt cho các trường hợp khẩn cấp. Lời khuyên từ JHouse: Bạn nên có số điện thoại của bác sỹ trong danh bạ điện thoại của bạn, người mà am hiểu và theo dõi sức khỏe của con bạn.
Em bé của bạn sẽ cần thức ăn tươi mới mỗi ngày. Và bạn có thể tìm thấy thực phẩm tươi và tốt tại các siêu thị hoặc chợ địa phương. Đây là lý do mà bạn cần tìm những căn nhà gần chợ truyền thống hoặc siêu thị. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và mang đến những bữa ăn chất lượng cho em bé của bạn.

13. Ngôi nhà nằm cách xa các con đường chính
Em bé của bạn sẽ lớn lên và cần được đi ra ngoài. Chính vì thế bạn cần tìm căn nhà ở trong những khu vực thân thiện và an toàn với em bé. Và tốt nhất là nằm cách xa các con đường chính, nơi mà có nhiều xe cộ qua lại, nó thật sự không tốt với em bé của bạn và có nhiều rủi ro tiềm ẩn mà bạn không thể kiểm soát được.

Còn nhiều điều cần lưu ý khi thuê một căn nhà mới thân thiện với em bé của bạn. Trên đây là 13 lưu ý quan trọng mà JHouse muốn nhấn mạnh với bạn. Hãy thận trọng và nghiêm túc khi tìm kiếm căn nhà mới và đặt ưu tiên cho em bé của bạn lên hàng đầu.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ngôi nhà hoặc đang cần sự tư vấn, các nhân viên của JHouse luôn sẵn sàng và hỗ trợ bạn với những lời khuyên hữu ích và tư vấn giá trị từ sự am hiểu thị trường địa phương. Hãy để JHouse cung cấp các giải pháp nhà ở thân tiện với em bé và gia đình của bạn.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
Phí Môi Giới Cho Thuê BĐS Là Gì? Và Những Điều Cần Lưu Ý
Đây là một bài viết mà JHouse đành tặng riêng cho anh chị môi giới và anh chị chủ nhà đang làm mảng cho thuê bất động sản. Chủ để phí môi giới luôn là một chủ đề nhạy cảm cần được hiểu đúng và làm rõ trước khi tiến hành các giao dịch cho thuê bất động sản. Vậy,
- Hiểu thế nào cho đúng về phí môi giới cho thuê?
- Cách tính và thanh toán phí môi giới trên thị trường như thế nào?
- Ai là người quyết định phí môi giới?
- Phí môi giới có phải chi phí marketing & bán hàng không?
- .v.v. và còn nhiều câu hỏi hơn nữa mà anh chị đang muốn tìm hiểu về phí môi giới để hiểu rõ bản chất và áp dụng cho hài hòa giữa các bên.
Dưới đây là bài viết tổng hợp của JHouse về phí môi giới và cách mà nó hoạt động tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bài viết sẽ trở nên thiếu sót nếu thiếu đi sự góp ý từ anh chị đồng nghiệp, những người làm trong nghề đủ lâu, am hiểu sâu sắc và trải nghiệm thực tế dồi dào. Hãy giúp JHouse hoàn thiện nền tảng kiến thức và lan tỏa đến với cộng đồng. Hãy cùng bắt đầu nào.
Phí môi giới cho thuê BĐS là gì? Và những điều cần lưu ý
1. Phí môi giới cho thuê BĐS là gì?
Phí môi giới cho thuê BĐS là một khoản tiền được thống nhất từ trước, mà bên cho thuê (hoặc bên thuê) phải thanh toán cho đơn vị môi giới sau khi hoàn thành phần công việc của mình.
2. Phí môi giới bao gồm những loại phí nào?
Phí môi giới sẽ bao gồm 2 phần: Thù lao môi giới và Hoa hồng môi giới.
- Thù lao môi giới: Là số tiền mà bên cho thuê (hoặc bên thuê) phải thanh toán cho đơn vị môi giới khi ký gửi cho thuê bất động sản (hoặc yêu cầu tìm kiếm bất động sản). Số tiền này không được hoàn trả lại và không phụ thuộc vào kết quả của giao dịch.
- Hoa hồng môi giới: Là số tiền mà bên cho thuê (hoặc bên thuê) phải thanh toán cho đơn vị môi giới khi khách hàng ký hợp đồng và hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán.
Tại thị trường Hồ Chí Minh và Việt Nam thì đa phần các đơn vị môi giới sẽ nhận “Hoa Hồng môi giới” và sẽ ngầm hiểu phí môi giới là hoa hồng môi giới.
3. Tại Việt Nam, có luật nào quy định tiền phí môi giới không?
Luật kinh doanh bất động sản số: 66/2014/QH13, không quy định số tiền thù lao và hoa hồng cụ thể. Bạn có thể tham khảo Mục 2, điều IV, Kinh doanh dịch vụ bất động sản. Không có quy định về những con số cụ thể. Phí môi giới là một điều khoản mở và được thống nhất giữa bên cho thuê (hoặc bên thuê) với đơn vị môi giới.
Tiền phí môi giới sẽ được điều phối bởi thông lệ chung của thị trường địa phương.
4. Ai quyết định Phí môi giới cho thuê BĐS?
Phí môi giới được quyết định bởi người trả tiền hoặc cộng đồng bất động sản nào đó mà những người tham gia vào cộng đồng phải tuân thủ quy tắc tính phí môi giới.
Tuy nhiên, hầu hết thì phí môi giới được chi phối bởi thông lệ thị trường địa phương. Nó không phải Luật từ chính phủ, nhưng được bên cho thuê, bên thuê và đơn vị môi giới tôn trọng và áp dụng như là một quy tắc phổ biến để tính phí môi giới.
Trong một vài trường hợp, phí môi giới được quyết định bởi đơn vị môi giới. Thường là những đơn vị môi giới đã có uy tín và mức độ phổ biến rộng tại thị trường. Họ được xem như là người đi đầu cả về số lượng giao dịch, số lượng khách hàng, sản phẩm, cách làm việc, số lượng nhân viên, …Các đơn vị này lấy uy tín, tầm ảnh hưởng và hiệu quả giao dịch để làm nền tảng quyết định phí môi giới khi làm việc với bên cho thuê (hoặc bên thuê).
5. Ai là người thanh toán phí môi giới?
Người thanh toán phí môi giới là bên được chỉ định thanh toán phí môi giới trong thỏa thuận môi giới. Có thể là bên cho thuê hoặc bên thuê. Có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Người thanh toán phí môi giới cần được thống nhất trước khi hoàn thành giao dịch.
Tại Việt Nam, thì đa phần người cho thuê sẽ là người thanh toán phí môi giới. Tuy nhiên, đối với những trường hợp người thuê cần thuê những bất động sản lớn hoặc khó tìm thấy trên thị trường thì người thuê sẽ gửi yêu cầu thuê cho đơn vị môi giới và cam kết thanh toán một khoản phí môi giới nào đó khi thuê được bất động sản.
6. Khi nào đơn vị môi giới được thanh toán phí môi giới?
- Đối với thù lao môi giới thì đơn vị môi giới sẽ nhận được ngay khi bắt đầu các giao dịch. Tức là khi bên cho thuê ký gửi bất động sản cần cho thuê hoặc bên thuê gửi yêu cầu thuê bất động sản.
- Đối với hoa hồng môi giới thì đơn vị môi giới sẽ được nhận khi bên thuê ký hợp đồng thuê và hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán liên quan đến hợp đồng thuê. Việc thanh toán toàn phần hoặc từng phần hoặc theo tiến độ, … tùy thuộc vào thỏa thuận của đơn vị môi giới và bên được chỉ định thanh toán phí môi giới.
7. Các loại hợp đồng môi giới cho thuê bất động sản
Thỏa thuận môi giới, hợp đồng môi giới là những bằng chứng hữu ích để xác lập sự hợp tác của bên cho thuê và đơn vị môi giới. Các bên thống nhất và tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng. Là một căn cứ để giải quyết khi có các tranh chấp xảy ra. Dưới đây là các loại hợp đồng môi giới cho thuê bất động sản thường gặp:
- Thỏa thuận môi giới bằng miệng: Đây là một hình thức khá phổ biến và nó được xác nhận thỏa thuận môi giới bằng cách trao đổi và thống nhất bằng miệng. Không có văn bản nào xác thực. Hình thức này phù hợp với các loại bất động sản cho thuê có giá trị thấp hoặc bên cho thuê và bên thuê có đủ uy tín và đã làm việc với nhau nhiều lần. Đây là hình thức hợp đồng khá rủi ro nhưng linh hoạt và tiết kiệm thời gian, các khoản thuế, phí liên quan.
- Thỏa thuận môi giới/ hợp đồng môi giới: Đây là hình thức mà bên cho thuê và đơn vị môi giới xác nhận với nhau bằng văn bản với các điều khoản cụ thể. Cần tiến hành thanh lý thỏa thuận môi giới/ hợp đồng môi giới khi hoàn thành. Đây là hình thức được khuyến khích thực hiện để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên khi hợp tác.
8. Các loại thuế & phí được áp dụng cho phí môi giới
- Đối với giao dịch mà bên cho thuê là cá nhân và đơn vị môi giới là cá nhân thì: Phí môi giới là 100%, không phải chi trả cho các loại thuế hay phí nào.
- Đối với giao dịch mà bên cho thuê là cá nhân và đơn vị môi giới là doanh nghiệp thì: Phí môi giới là 100%, không phải chi trả cho các loại thuế hay phí nào.
- Đối với giao dịch mà bên cho thuê là doanh nghiệp và đơn vị môi giới là cá nhân thì: Phí môi giới là 90%. Phí môi giới là một loại chi phí cần được hoạch toán vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, người môi giới cá nhân cần phải trả lại thuế VAT 10% cho bên cho thuê. Dễ hiểu hơn thì phí môi giới mà người môi giới nhận được, được tính trên giá thuê NET (giá thuê đã trừ đi thuế VAT 10%). Lưu ý: Giá thuê cần bao gồm thuế VAT 10% và bên cho thuê phải xuất hóa đơn VAT cho người thuê.
- Đối với giao dịch mà bên cho thuê là doanh nghiệp và đơn vị môi giới là doanh nghiệp thì: Phí môi giới là 100%. Tuy nhiên, đơn vị môi giới cần xuất hóa đơn VAT cho bên cho thuê. Lưu ý: Giá thuê cần bao gồm thuế VAT 10% và bên cho thuê phải xuất hóa đơn VAT cho người thuê.
Các loại thuế & phí khác như: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, … sẽ được hoạch toán và tính sau theo loại hình kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng hoặc theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật. Để chính xác hơn, bạn cần được tư vấn từ luật sư hoặc bộ phận kế toán.
9. Phí môi giới cho thuê bất động sản là bao nhiêu?
Đây là biểu phí môi giới cho thuê bất động sản theo thông lệ thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các bạn có thể tham khảo và đưa ra số tiền phí môi giới phù hợp với loại hình bất động sản của mình.
Loại hình | 6 tháng | 12 tháng | 24 háng | 36 tháng | 60 tháng | >60 tháng |
Căn hộ dịch vụ/ căn hộ chung cư | 50% tiền thuê của 1 tháng | 100% tiền thuê của 1 tháng | 150% tiền thuê của 1 tháng | - | - | - |
Nhà phố để ở | - | 50% tiền thuê của 1 tháng | 100% tiền thuê của 1 tháng | 100% tiền thuê của 1 tháng | - | - |
Nhà phố để kinh doanh | - | - | 50% tiền thuê của 1 tháng | 100% tiền thuê của 1 tháng | 100% tiền thuê của 1 tháng | 100% tiền thuê của 1 tháng |
Biệt thự | - | - | 50% tiền thuê của 1 tháng | 100% tiền thuê của 1 tháng | 100% tiền thuê của 1 tháng | 100% tiền thuê của 1 tháng |
Văn phòng | - | 50% tiền thuê của 1 tháng | 50% tiền thuê của 1 tháng | 100% tiền thuê của 1 tháng | 100% tiền thuê của 1 tháng | - |
Người cho thuê có thể trả phí môi giới cao hơn để tạo động lực cho đơn vị môi giới đẩy nhanh việc tìm kiếm khách hàng. Có thể tăng thêm từ 5% đến 50%.
Ngoài phí môi giới, đơn vị môi giới có thể nhận thêm các khoản “TIỀN THƯỞNG” từ người cho thuê. Ví dụ: Thưởng thêm 5 triệu hoặc 20 triệu nếu trong tháng ký được 3 hợp đồng thuê. Hoặc, thưởng thêm 50 triệu nếu cho thuê căn nhà trước ngày được ấn định nào đó.
10. Cách tính phí môi giới trong giá thuê
Phí môi giới là một loại chi phí và nó cần được tính trong giá thuê. Vậy nó được tính như thế nào? Thông thường, cách tính phí môi giới trong giá thuê được áp dụng theo thời gian thuê.
Ví dụ đối với cho thuê căn hộ: Chi phí đơn vị sau khi tính toán là 18 triệu (giá thành). Bạn trả phí môi giới là 1 tháng tiền thuê cho hợp đồng 12 tháng. Vậy, giá thuê mà bạn cần niêm yết (giá bán) là: >= 19.5 triệu/tháng. Hãy theo dõi bảng tính bên dưới:
Diễn giải | Cách tính | Thành tiền (VND) |
Giá thành (giá cho thuê chưa bao gồm phí môi giới) | - | 18,000,000 |
Phí môi giới của 1 tháng (phí môi giới là 1 tháng tiền thuê cho hợp đồng thuê 12 tháng) | 18,000,000/12 tháng | 1,500,000 |
Giá niêm yết (giá bán) | Giá thành + phí môi giới | 19,500,000 |
Ví dụ đối với cho thuê nhà phố/ biệt thự: Chi phí đơn vị sau khi tính toán là 50 triệu (giá thành). Bạn trả phí môi giới là 1 tháng tiền thuê cho hợp đồng 03 năm. Vậy, giá thuê mà bạn cần niêm yết (giá bán) là: >= 51.4 triệu/tháng. Hãy theo dõi bảng tính bên dưới:
Diễn giải | Cách tính | Thành tiền (VND) |
Giá thành (giá cho thuê chưa bao gồm phí môi giới) | - | 50,000,000 |
Phí môi giới của 1 tháng (phí môi giới là 1 tháng tiền thuê cho hợp đồng thuê 03 năm) | 50,000,000/(12 thángx3) | 1,400,000 |
Giá niêm yết (giá bán) | Giá thành + phí môi giới | 51,400,000 |
Để có được giá thuê cuối cùng bạn cần phải tính thêm các yếu tố khác như: Chi phí lãi vay (nếu bạn đi vay để làm bất động sản cho thuê), chi phí cơ hội, chi phí rủi ro, lợi nhuận kỳ vọng, …
11. Cách tính phí môi giới để thanh toán cho đơn vị môi giới phổ biến hiện nay
Theo thông lệ thị trường chung tại Hồ Chí Minh thì có các cách tính phí môi giới để bên cho thuê thanh toán phí môi giới cho đơn vị môi giới như sau:
- Dựa vào giá NET: Là giá thuê chưa bao gồm thuế VAT 10%. Cách này thường được áp dụng đối với bên cho thuê là doanh nghiệp và đơn vị môi giới là cá nhân.
- Dựa vào giá sau dịch vụ: Là giá thuê được tính sau khi trừ đi chi phí của các dịch vụ mà bên cho thuê cung cấp cho khách thuê. Đối với căn hộ dịch vụ/ chung cư: Bên cho thuê sẽ dựa vào giá sau khi trừ đi chi phí dịch vụ như: Dọn phòng, thay ga trải giường, phí quản lý, internet, …để tính phí môi giới. Hiện tại hình thức tính phí môi giới này rất ít được áp dụng.
- Một số tiền cụ thể: Là số tiền được ấn định từ trước mà bên cho thuê sẽ thanh toán cho đơn vị môi giới khi có hợp đồng thuê. Không phụ thuộc vào giá cho thuê.
12. Phí môi giới có phải là chi phí marketing & bán hàng không?
Hiểu theo một khía cạnh nào đó thì phí môi giới là chi phí marketing & bán hàng.
Ví dụ đối với người cho thuê:
- Bạn là người cho thuê một căn hộ, giá thuê là 20 triệu đồng/tháng. Phí môi giới mà bạn cần chi trả là 20 triệu, hợp đồng thuê là 12 tháng.
- Bạn không thuê đơn vị môi giới, bạn tự làm hoặc thuê nhân viên về làm cho bạn. Tự tìm khách, tự đăng tin, in tờ rơi, đưa khách đi xem căn hộ, đàm phán, tự làm hợp đồng, check-in, xử lý các giấy tờ pháp lý, … cho đến khi bạn tìm được khách thuê. Bạn chi tiêu hết 20 triệu (có thể thấp hoặc cao hơn). Đây chính là số tiền mà bạn đã bỏ ra để marketing & bán hàng.
Ví dụ đối với đơn vị môi giới:
- Bạn là chủ một công ty và công ty của bạn nhận ký gửi một căn hộ với giá thuê là 20 triệu/tháng từ người cho thuê. Và phí môi giới mà công ty của bạn sẽ nhận được là 20 triệu nếu có hợp đồng thuê thành công.
- Công ty bạn triển khai các hoạt động marketing & bán hàng như: Chạy quảng cáo facebook, google ads, đăng tin trên các website, phát tờ rơi, … để tìm khách thuê. Và bạn tiêu tốn hết 10 triệu để kiếm được khách hàng thuê. Vậy chi phí cho hoạt động marketing & bán hàng của bạn tiêu tốn 10 triệu, 10 triệu còn lại là phần lợi nhuận của công ty bạn. Nếu bạn không may mắn, bạn chi tiêu hết 20 triệu để tìm được khách thuê, lúc này lợi nhuận của công ty bạn bằng không.
13. Tiền đặt cọc của khách thuê có phải là tiền phí môi giới không?
Tiền đặt cọc là số tiền mà bên thuê phải thanh toán cho bên cho thuê. Tiền đặt cọc không phải là tiền phí môi giới.
Thực tế cho thấy, bên cho thuê nhận tiền đặt cọc của bên thuê, sau đó lấy số tiền đó để gửi tiền phí môi giới cho đơn vị môi giới và nghĩ rằng đơn vị môi giới đang giữ tiền đặt cọc của bên thuê. Đây là sự hiểu lầm đáng tai hại của người cho thuê. Tiền đặt cọc và tiền phí môi giới hoàn toàn khác nhau về mục đích, người thanh toán và người nhận tiền. Từ sự hiểu lầm này dẫn đến những hành động chưa đúng giữ bên cho thuê và đơn vị môi giới, củng như bên thuê.
Đây là một ví dụ thường gặp: Bên cho thuê nhận tiền đặt cọc của khách thuê là 02 tháng tiền thuê, hợp đồng thuê căn hộ là 01 năm. Bên cho thuê thanh toán phí môi giới cho đơn vị môi giới là 01 tháng tiền thuê. Khách thuê ở được 07 tháng, vì lý do abc gì đó, khách kết thúc hợp đồng sớm, khách muốn lấy lại tiền đặt cọc. Bên cho thuê nói với khách thuê rằng, tôi đã gửi tiền đặt cọc của bạn cho đơn vị môi giới rồi nên không thể hoàn trả tiền đặt cọc. Đây là sự hiểu lầm tai hại, tiền đặt cọc của khách thuê do khách thuê thanh toán cho bên cho thuê và bên cho thuê là người giữ số tiền đó, sau khi kết thúc hợp đồng thì bên cho thuê có trách nhiệm hoàn trả lại tiền đặt cọc cho khách thuê. Đơn vị môi giới không giữ tiền đặt cọc của khách thuê củng như bên cho thuê.
JHouse hy vọng rằng những thông tin hữu ích về phí môi giới và những điều cần biết bên trên sẽ giúp anh chị hiểu sâu sắc hơn về nó và đưa ra những quyết định phù hợp trong quá trình hợp tác. Nếu anh chị còn nhiều câu hỏi hoặc thắc mắc, các nhân viên của JHouse luôn sẵn sàng để tư vấn và hỗ trợ anh chị.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
[:]
Đặt cọc nuôi thú cưng là gì? Nó hoạt động như thế nào tại Việt Nam?
Thú cưng có phải là một thành viên trong gia đình bạn? Bạn có dự định nuôi thú cưng trong tương lai không? Bạn đang tìm kiếm một ngôi nhà thân thiện với thú cưng? Tại Việt Nam, việc nuôi thú cưng có được phép không? Và nó hoạt động như thế nào?
Đặt cọc nuôi thú cưng là gì? Những điều cần lưu ý để bảo vệ tiền đặt cọc nuôi thú cưng
Hãy để JHouse cung cấp cho bạn các thông tin và những gợi ý hữu ích về đặt cọc nuôi thú cưng và cách mà nó hoạt động tại Việt Nam. Bài viết cung cấp thông tin cho người thuê nhà, chủ sở hữu và các đại lý môi giới, … đừng bỏ lỡ thông tin. Hãy bắt đầu thôi nào.

1. Đặt cọc nuôi thú cưng là gì?
Đặt cọc cho thú cưng là một khoản tiền trả trước một lần mà người thuê phải thanh toán cho chủ sở hữu để thú cưng được sống trong ngôi nhà với mình.
Đặt cọc nuôi thú cưng là một phần trong tiền đặt cọc thuê nhà mà người thuê phải thanh toán cho chủ nhà khi ký hợp đồng thuê và chuyển vào ở. Giống như bất kỳ khoản tiền đặt cọc nào khác khi thuê nhà, tiền đặt cọc cho vật nuôi giúp đảm bảo rằng người thuê dọn vệ sinh, tuân thủ nội quy nuôi thú cưng của ngôi nhà và cẩn thận không để vật nuôi của họ làm hỏng tài sản. Khoản đặt cọc cho vật nuôi có thể được hoàn lại tùy thuộc vào việc vật nuôi có làm hỏng tài sản hay không và mức độ thiệt hại xảy ra.
Đọc thêm: Ý nghĩa của tiền đặt cọc thuê nhà là gì? Và các loại tiền đặt cọc phổ biến khi thuê nhà2. Luật và các quy định nuôi thú cưng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có Luật và các Quy định về vật nuôi. Hãy cùng JHouse xem xét chi tiết:
- Luật Chăn Nuôi số 32/2018/QH14. Điều 69, mục 2, chương V: Quy định về việc đối xử nhân đạo đối với vật nuôi.
- Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT. Quy định về việc tiêm chủng cho vật nuôi. Nếu chủ vật nuôi không tiêm chủng phòng bệnh Dại cho chó, mèo thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 600,000 – 800,000 vnđ (căn cứ khoản a, Điều 2 Nghị định 90/2017/NĐ-CP).
- Nghị định 90/2017/NĐ-CP. Quy định về việc phải đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó khi ra đường. Nếu chủ vật nuôi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600,000 – 800,000 vnđ.
- Luật Dân Sự số 91/2015/QH13. Theo điều 603, quy định nếu vật nuôi gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ vật nuôi phải bồi thường.
- Thông tư số 02/2016/TT-BXD về việc Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
3. Đặt cọc nuôi thú cưng có phải là kỳ thị không?
Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG!
Tại Việt Nam củng giống như các quốc gia khác trên thế giới. Chúng tôi yêu quý và trân trọng thú cưng, vật nuôi của mình. Đó là lý do mà Luật và các quy định về nuôi thú cưng, vật nuôi tại Việt Nam ra đời.
Đặt cọc nuôi thú cưng KHÔNG PHẢI SỰ KỲ THỊ! Nó giống như là một khoản tiền mà chủ sở hữu sẽ giữ hộ cho người thuê. Để chủ sở hữu bảo vệ tài sản của mình trước các hành động gây hại từ thú cưng. Và, đảm bảo rằng người thuê có trách nhiệm với thú cưng của mình trong quá trình sử dụng ngôi nhà.

4. Sự khác nhau giữa đặt cọc nuôi thú cưng và tiền phí nuôi thú cưng?
- Tiền đặt cọc cho thú cưng là khoản thanh toán một lần và sẽ được hoàn lại khi kết thúc hợp đồng thuê. Tiền đặt cọc cho thú cưng sẽ bị trừ khi vật nuôi làm hỏng tài sản, trong trường hợp đó, khoản đặt cọc này có thể chỉ được hoàn lại một phần.
- Phí nuôi thú cưng là khoản thanh toán không hoàn lại. Nó có thể là một khoản thanh toán một lần hoặc nó có thể được trả như một khoản phí hàng tháng như tiền thuê nhà, điện, nước, giữ xe hoặc các khoản thanh toán tiền thuê hàng tháng khác.
Mặc dù việc trả thêm tiền để thú cưng sống với bạn không phải là điều thú vị, nhưng điều này cần thiết cho cả người thuê và chủ sở hữu. Chủ sở hữu cần bảo vệ tài sản của họ trong trường hợp bị hư hại và người thuê nhà cần chứng minh rằng họ có đủ trách nhiệm để nuôi thú cưng.
5. Khi nào cần người thuê cần thanh toán tiền đặt cọc nuôi thú cưng?
Ngay khi ký hợp đồng thuê nhà, người thuê cần thanh toán tiền đặt cọc nuôi thú cưng. Có thể được thanh toán cùng các khoản đặt cọc thuê nhà khác. Và, có thể cùng hoặc không cùng ngày thanh toán với tiền thuê nhà của tháng đầu tiên.
6. Tiền đặt cọc nuôi thú cưng là bao nhiêu?
Không có bất kỳ quy định nào về tiền đặt cọc nuôi thú cưng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo thông lệ chung tại mỗi địa phương thì tiền đặt cọc nuôi thú cưng sẽ giao động từ 2 – 12tr ($100 - $500) tùy vào số lượng và kích thước của thú cưng.
Gợi ý hữu ích từ JHouse cho người thuê nhà. Nếu bạn bắt buộc phải thanh toán tiền đặt cọc nuôi thú cưng, hãy đàm phán với chủ sở hữu ở mức tối thiểu. Hoặc bạn có thể làm việc với các đại lý môi giới, cung cấp cho họ số tiền đặt cọc thú cưng mà bạn có thể thanh toán, họ sẽ đàm phán với chủ sở hữu thay cho bạn.
7. Có bất kỳ hạn chế nào về giống hoặc kích thước thú cưng không?
Mặc dù điều đó có vẻ không công bằng, nhưng có sự hạn chế về giống và kích thước thú cưng tại Việt Nam.
- Các loại vật nuôi được chấp nhận phổ biến tại Việt Nam như: Chó, mèo, chuột, thỏ, sóc, tắc kè nhỏ, cá, … Và có các giới hạn về kích thước dựa trên trọng lượng. Thông thường ở căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ thì chấp nhận thú cưng có trọng lượng từ 05kg hoặc 10kg trở xuống. Đối với nhà riêng lẻ và biệt thự thì không giới hạn về trọng lượng của thú cưng.
- Các vật nuôi không được chấp nhận tại Việt Nam như: Heo, kỳ nhông, gà, chim, rắn, …
Lời khuyên hữu ích từ JHouse đối với người thuê nhà thân thiện với thú cưng. Bạn hãy cung cấp thông tin thú cưng của bạn (hình ảnh, trọng lượng, đặc điểm, …) cho các đại lý môi giới và chủ sở hữu khi bạn tìm kiếm ngôi nhà mới. Và chắc chắn rằng chủ sở hữu đồng ý với thú cưng của bạn và nó được thể hiện trong hợp đồng thuê nhà.
8. Người thuê cần lưu ý gì trong hợp đồng thuê khi nuôi thú cưng?
Để không gặp phải những rắc rối hoặc bất ngờ trong tương lai, người thuê nhà cần yêu cầu chủ sở hữu quy định rõ điều khoản: Đồng ý nuôi thú cưng, đặt cọc nuôi thú cưng và các nội dung liên quan đến trách nhiệm và quyền của các bên. Bạn nên quan tâm đến chính sách hoàn trả tiền đặt cọc, khấu trừ tiền đặt cọc, hao mòn, … để lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà một cách nhanh chóng và an toàn khi kết thúc hợp đồng thuê nhà.
Nếu hiện tại bạn chưa có thú cưng, nhưng bạn có kế hoạch trong tương lại sẽ nuôi thú cưng. Bạn cần phải cho chủ sở hữu biết về điều này và nó cần được thể hiện trong hợp đồng thuê nhà.
9. Người thuê cần làm gì để bảo vệ tiền đặt cọc nuôi thú cưng?
Tiền đặt cọc cho thuê là một khoản thanh toán được hoàn trả lại cho người thuê sau khi kết thúc hợp đồng. Chính vì thế người thuê cần bảo vệ tiền đặt cọc nuôi thú cưng của mình. Đây là những gợi ý hữu ích từ JHouse để người thuê nhà có thể bảo vệ tiền đặt cọc nuôi thú cưng:
- Yêu cầu chủ sở hữu cung cấp một điều khoản đặt cọc nuôi thú cưng trong hợp đồng thuê nhà.
- Cung cấp cho chủ sở hữu thông tin của thú cưng như: Giấy kiểm tra sức khỏe định kỳ, sổ tiêm chủng định kỳ, …
- Thự hiện các hành động được khuyến khích khi nuôi thú cưng như: Huấn luyện thú cưng, đeo rọ mõm cho thú cưng khi đi ra ngoài đường, cung cấp đủ thức ăn & nước cho thú cưng, không để thú cưng gây ồn, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho thú cưng, …
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ tài sản bên trong ngôi nhà như: Bao bọc sofa, chân ghế/ bàn, thảm lót sàn, …
- Chủ động vệ sinh định kỳ cho thú cưng. Dọn vệ sinh khi thú cưng đại tiện hoặc tiểu tiện.
- Tuân thủ “Nội quy nuôi thú cưng” của ngôi nhà.
- Chủ động sửa chữa hoặc thay thế các tài sản bị hư hỏng do thú cưng gây ra.
- Sử dụng dịch vụ chăm sóc thú cưng tại nhà hoặc gửi thú cưng tại những cửa hàng nhận chăm sóc thú cưng, … khi bạn đi du lịch hoặc đi công tác trong một thời gian dài.
Bạn cũng có thể tham khảo 11 mẹo để bảo vệ tiền đặt cọc thuê nhà khi thuê nhà tại Việt Nam.

10. Người thuê cần làm gì với thú cưng của mình?
Để bảo vệ và tránh các rủi ro có thể gặp phải do thú cưng gây ra. Người thuê nhà được khuyến khích thực hiện các hành động sau:
- Tiêm chủng định kỳ cho thú cưng
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho thú cưng
- Huấn luyện thú cưng
- Đeo rọ mõm cho thú cưng khi đi ra ngoài đường
- Cung cấp không gian cho thú cưng bên trong căn nhà.
11. Chủ sở hữu cần làm gì khi cho phép nuôi thú cưng?
Thật hạnh phúc khi bạn là một chủ sở hữu yêu quý thú cưng. Ngôi nhà của bạn luôn chào đón khách thuê với thú cưng của họ.
Nhưng bạn đang có những lo lắng và trăn trở về việc kiểm soát rủi ro có thể gây ra bởi thú cưng của khách thuê. Dưới đây là những gợi ý hữu ích từ JHouse về những điều chủ sở hữu cần làm để có một sự khởi đầu tốt đẹp.
- Nếu bạn có kế hoạch ngôi nhà cho phép vật nuôi. Bạn có thể thiết kế các thiết bị trong ngôi nhà thân thiện với thú cưng và ít bị hư hỏng như: sofa, bàn ăn, sàn nhà, tường, hành lang, cây xanh, ban công, …
- Dành riêng một điều khoản đặt cọc nuôi thú cưng trong hợp đồng thuê nhà.
- Cung cấp cho khách thuê nhà “Nội quy nuôi thú cưng” và “Các hành động được khuyến khích thực hiện khi nuôi thú cưng” tại ngôi nhà của bạn.
- Yêu cầu người thuê nhà cung cấp thông tin của thú cưng như: Giấy kiểm tra sức khỏe định kỳ, sổ tiêm chủng định kỳ, …
- Hỏi thăm những người hàng xóm của khách thuê về thú cưng trong quá trình sử dụng ngôi nhà.
- Nếu ngôi nhà của bạn có nhiều không gian. Bạn có thể thiết kế một nơi dành cho sinh hoạt của thú cưng, nơi mà tất cả thú cưng trong ngôi nhà có thể giao lưu cùng nhau.
12. Các đại lý môi giới cần lưu ý điều gì khi tư vấn nhà ở thân thiện với thú cưng?
Nếu bạn là đại lý môi giới và bạn đang có khách thuê là người có thú cưng. Đây là những gợi ý hữu ích từ JHouse để bạn có thể tư vấn và cung cấp các giải pháp nhà ở tốt cho khách thuê và chủ sở hữu.
- Yêu cầu khách thuê cung cấp thông tin của thú cưng cho bạn: Hình ảnh, cân nặng, số lượng, sổ tiêm chủng, …
- Cung cấp và làm việc với chủ sở hữu về vấn đề nuôi thú cưng của khách thuê. Đảm bảo rằng chủ sở hữu đồng ý với thú cưng của khách thuê.
- Cung cấp cho khách thuê danh sách các căn nhà được phép nuôi thú cưng. Và cung cấp các ghi chú đặc biệt của ngôi nhà về nuôi thú cưng cho khách thuê.
- Làm rõ việc được phép nuôi và đặt cọc nuôi thú cưng trong hợp đồng thuê nhà.
Chúng tôi, JHouse hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về tiền đặt cọc nuôi thú cưng và cách mà nó hoạt động tại Việt Nam. Nếu bạn đang có những lo lắng và các câu hỏi cần được giải đáp. Nhân viên của JHouse luôn sẵn sàng và hạnh phúc được hỗ trợ và tư vấn cho bạn các giải pháp nhà ở thân thiện với thú cưng tại Việt Nam.
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
[:]Đăng Ký Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Khi Thuê Nhà Tại Việt Nam
Bạn là sở hữu tài sản, chủ nhà, chủ cơ sở lưu trú, … đang cho người nước ngoài thuê nhà, hay bạn có bạn bè/người thân là người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam và đang muốn tìm hiểu về quy định, thủ tục và phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Bạn là người nước ngoài dù ở Việt Nam dưới bất kỳ mục đích nào (du lịch, công tác, lao động, …) thì đều cần được đăng ký tạm trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam.
Hãy để JHouse cung cấp cho bạn các thông tin về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài và cách mà nó hoạt động như thế nào tại Việt Nam. Bài viết sẽ có nhiều văn bản pháp luật để đối chiếu và nhiều thông tin hữu ích khác chính vì thế bạn hãy kiên nhẫn và đừng bỏ qua thông tin nào. Chúng tôi chắc chắn rằng nó hữu ích với các bạn. Hãy bắt đầu thôi nào.
Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam
1. Đăng ký trạm trú cho người nước ngoài là gì?
Đăng ký tạm trú là hành động mà chủ sở hữu tài sản khai báo với cơ quan công an về việc có người nước ngoài lưu trú tại ngôi nhà của mình trong thời gian 12 giờ (hoặc 24 giờ) kể từ khi người nước ngoài vào trong cở sở lưu trú ở.
2. Vì sao phải đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà?
- Đối với chủ sở hữu tài sản: Để chứng minh việc tuân thủ và chấp hành các quy định về kinh doanh lưu trú của pháp luật Việt Nam. Không bị phạt do không đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà. Và để kiểm soát người thuê nhà.
- Đối với người nước ngoài khi thuê nhà: Để chứng minh người nước ngoài tuân thủ và chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam. Không bị phạt do không được đăng ký tạm trú. Và đặc biệt là, xác nhận tạm trú cũng là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng để người nước ngoài có thể: Gia hạn visa, xin cấp thẻ tạm trú, xác minh lý lịch tư pháp và bổ sung hồ sơ công việc.
3. Có luật nào quy định về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà không?
Pháp luật Việt Nam có quy định về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam. Cụ thể được áp dụng bởi các văn bản pháp luật sau:
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Ban hành ngày 16/06/2014. Xem chi tiết Luật số 47/2014/QH13.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Ban hành ngày 25/11/2019. Xem chi tiết Luật số 51/2019/QH14.
- Luật Cư Trú số 68/2020/QH14. Ban hành ngày 13/11/2020.
- Thông tư 35/2014/TT-BCA. Ban hành ngày 09/09/2014.
- Nghị định 31/2014/NĐ-CP. Ban hành ngày 18/04/2014.
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Ban hành ngày 13/11/2013.
- Thông tư 04/2015/TT-BCA. Ban hành ngày 05/01/2015.
- Các quy định mới nhất về xuất nhập cảnh được cập nhật tại “Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam” - https://xuatnhapcanh.gov.vn/vi
4. Người nước ngoài thuê nhà cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Dưới đây là lời khuyên hữu ích từ JHouse để người nước ngoài thuê nhà bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi thuê nhà.
- Làm rõ điều khoản đăng ký tạm trú cho khách thuê trong hợp đồng thuê nhà. Trong đó nêu rõ ai là người thực hiện, bao lâu, cần cung cấp hồ sơ gì, phí phát sinh như thế nào, …
- Chuẩn bị hồ sơ, thông tin cần thiết để cung cấp cho chủ sở hữu khi chuyển vào căn nhà. Hãy cung cấp cho chủ sở hữu (bản photocoppy): Passport, Visa, thẻ tạm trú và giấy phép lao động (nếu có). Hãy cho chủ sở hữu thấy bạn thật sự nghiêm túc với vấn đề này.
- Yêu cầu chủ sở hữu cung cấp bằng chứng đã hoàn thành đăng ký tạm trú cho bạn (đăng ký online hoặc trực tiếp).
- Nếu chủ sở hữu chậm trễ trong việc đăng ký tạm trú. Hãy yêu cầu chủ sở hữu cung cấp cho bạn một văn bản về lý do chậm trễ. Nó sẽ rất hữu ích cho bạn trong trường hợp xấu là công an kiểm tra cơ sở lưu trú.
5. Thời hạn đăng ký tạm trú cho người nước ngoài?
Theo quy định đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Khoản 2, Điều 33 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13, trong thời hạn 12 giờ kể từ khi người nước ngoài đến tạm trú, chủ cơ sở lưu trú phải hoàn thành khai báo tạm trú (đối với vùng sâu, vùng xa thời hạn là 24 giờ).
Như vậy, đối với các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Nha Trang, … Thì thời hạn đăng ký tạm trú cho người nước ngoài đến tạm trú là 12 giờ.
6. Ai sẽ là người thực hiện đăng ký trạm trú cho người nước ngoài thuê nhà?
Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tài sản, chủ sở hữu cơ sở lưu trú, người quản lý trực tiếp hoặc người được ủy quyền hợp pháp từ chủ sở hữu tài sản là người thực hiện đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà.
7. Đại lý môi giới được phép thực hiện đăng ký tạm trú cho người thuê nhà không?
Đại lý môi giới không được phép thực hiện đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà.
Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu tài sản ủy quyền hợp pháp cho đại lý môi giới. Thì đại lý môi giới được phép thực hiện đăng ký tạm trú.
8. Các loại phí phát sinh khi đăng ký tạm trú cho người nước ngoài?
Hiện theo quy định của Luật, thì việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài được thực hiện hoàn toàn miễn phí.
Tuy nhiên, hãy theo thông lệ địa phương. Đó là cách tốt nhất để bạn hoàn thành nó nhanh nhất.
9. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt nam
Có hai cách để đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam đó là: Đăng ký tạm trú online, hoặc đăng ký bằng mẫu phiếu khai báo trực tiếp tại cơ quan công an.
-
Đăng ký tạm trú online:
Bước 1: Chủ sở hữu tuy cập Trang thông tin điện tử về khai báo thông tin tạm trú của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương. Ví dụ như: Hồ Chí Minh (https://hochiminh.xuatnhapcanh.gov.vn/), Hà Nội (https://hanoi.xuatnhapcanh.gov.vn/).
Bước 2: Đăng ký tài khoản đăng ký tạm trú cho người nước ngoài với các thông tin như tên cơ sở lưu trú, địa chỉ, người đại diện, số điện thoại, …
Bước 3: Đăng nhập và đăng ký thông tin tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà.
-
Đăng ký bằng mẫu phiếu khai báo trực tiếp tại cơ quan công an:
Chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ gồm: a) Passport của khách thuê; b) Mẫu đơn xác nhận tạm trú cho người nước ngoài (đã có chữ ký xác nhận của người thuê nhà); và c) Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA17 ban hành theo Thông tư 04/2015/TT-BCA). Mang hồ sơ đến công an Phường (xã, huyện) để đăng ký và nhận lại phiếu đã được xác nhận.
10. Người nước ngoài cần cung cấp hồ sơ gì để đăng ký tạm trú?
- Trường hợp đăng ký tạm trú online: Người thuê nhà cần cung cấp các giấy tờ sau (bản photocoppy): Passport, Visa, thẻ tạm trú và giấy phép lao động (nếu có).
- Trường hợp đăng ký tạm trú trực tiếp: Người thuê nhà cần cung cấp lý do đăng ký tạm trú và chữ ký cho Mẫu đơn xác nhận tạm trú cho người nước ngoài. Hãy liên hệ với các nhân viên của JHouse để nhận [Mẫu đơn xác nhận tạm trú cho người nước ngoài].
11. Khi nào công an được kiểm tra cư trú?
Công an được quyền kiểm tra cư trú bất kỳ lúc nào. Chủ sở hữu và người thuê nhà cần lưu ý: Công an cần mang đồng phục, có bảng tên và đặc biệt là “không có quyền tự ý cạy cửa khám xét nơi ở”.
Theo Luật cư trú 68/2020/QH14, Thông tư 35/2014/TT-BCA và Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì: “Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.”
12. Người nước ngoài thuê nhà cần làm gì khi công an kiểm tra cư trú?
- Kiểm tra sự hợp lệ của công an bằng cách xem xét đồng phục và bảng tên của công an.
- Cung cấp hộ chiếu, visa, thẻ tạm trú cho công an
- Cung cấp Mẫu đơn xác nhận tạm trú cho người nước ngoài có xác nhận của công an. Bạn hãy photocoppy một vài bản, sẽ hữu ích cho bạn.
- Nếu bạn chưa được đăng ký tạm trú bởi chủ sở hữu. Hãy cung cấp văn bản phản hồi của chủ sở hữu về sự chậm trễ đăng ký tạm trú.
13. Không khai báo tạm trú, người thuê hay người cho thuê bị phạt?
Không khai báo tạm trú, cả người thuê nhà và người cho thuê đều bị phạt.
- Đối với chủ sở hữu tài sản, người cho thuê nhà. Nếu không đăng ký tạm trú theo đúng quy định cho khách thuê. Sẽ bị phạt từ 2,000,000 đến 4,000,000 vnđ. Theo điều 8 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
- Đối vưới người nước ngoài thuê nhà. Nếu không được đăng ký tạm trú theo đúng quy định pháp luật. Sẽ bị phạt từ 500,000 đến 5,000,000 vnđ. Theo điều 17 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
14. Chủ sở hữu và người thuê cần làm gì khi kết thúc hợp đồng thuê nhà?
- Chủ sở hữu cần thông báo cho công an về việc kết thúc thời gian tạm trú của người thuê nhà. Và, hoặc xóa đăng ký tạm trú tại Trang thông tin điện tử về khai báo thông tin tạm trú của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh.
- Người thuê nhà cần thông báo hoặc cung cấp văn bản chấm dứt hợp đồng thuê nhà đến chủ sở hữu. Và yêu cầu xóa đăng ký tạm trú.
Tuân thủ đăng ký tạm trú cho người nước ngoài theo quy định luật pháp hiện hành là cách tuyệt vời để đảm bảo quyền và lợi ích của cả người đi thuê và người cho thuê.
JHouse hy vọng rằng tất cả những thông tin trên sẽ giúp chủ sở hữu tài sản, người cho thuê hiểu hơn về việc đăng ký tạm trú và cách thực hiện. Và giúp người nước ngoài hiểu hơn về đăng ký tạm trú tại Việt Nam, những việc cần phải thực hiện.
Đừng lo lắng nếu bạn đang có những câu hỏi về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam. Nhân viên của JHouse luôn sẵn sàng để cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về đăng ký tạm trú.
©JHouse Team Website: https://jhouse.vn/ Fanpage: https://FB.com/JHouseVietnam
[:]Tiền Đặt Cọc Thuê Nhà Là Gì? Tất Cả Mọi Thứ Bạn Cần Biết
Tiền đặt cọc thuê nhà - bạn cần thanh toán một số tiền cụ thể cho chủ nhà trước khi bắt đầu hợp đồng thuê nhà. Tại sao bạn cần đặt cọc khi thuê nhà?
Bạn khá quen thuộc với các chi phí và thanh toán tiền thuê khi thuê nhà. Nhưng khá mơ hồ về tiền đặt cọc thuê nhà. Vậy, đặt cọc thuê nhà là gì? Tiền đặt cọc là bao nhiêu? Chủ nhà có hoàn trả lại tiền đặt cọc không? Hay làm cách nào để bạn lấy lại toàn bộ tiền đặt cọc khi kết thúc hợp đồng thuê nhà?
Ý nghĩa của tiền đặt cọc thuê nhà là gì? Tất cả mọi thứ bạn cần biết về tiền đặt cọc khi thuê nhà
Trong bài viết này, JHouse sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của bạn liên quan đến khoản tiền đặt cọc bảo đảm khi thuê nhà tại Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất của bài viết này là giúp bạn hiểu ý nghĩa đặt cọc và lấy lại toàn bộ tiền đặt cọc khi kết thúc hợp đồng thuê nhà.
1. Tiền đặt cọc thuê nhà là gì?
Tiền đặt cọc thuê nhà là một khoản tiền cụ thể mà người thuê nhà phải trả cho chủ nhà trước khi chuyển đến ở. Được xem như là một cam kết thực hiện hợp đồng thuê nhà của người thuê và bảo vệ tài sản của chủ nhà khỏi bị hư hại.
Ý nghĩa của tiền đặt cọc thuê nhà là một phương tiện đảm bảo hữu hình trong trường hợp người thuê làm hư hỏng, mất tài sản hoặc vi phạm các điều khoản của hợp đồng thuê.
Tiền đặt cọc thuê nhà còn có thể biết đến với các tên gọi khác như: Tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng hoặc tiền đặt cọc thiệt hại.
2. Có bao nhiêu loại tiền đặt cọc khi thuê nhà?
Tiền đặt cọc đảm bảo là tên gọi chung để chỉ số tiền mà người thuê phải cung cấp cho chủ nhà. Tuy nhiên, tiền đặt cọc gồm 4 loại sau phổ biến sau:
- Tiền đặt cọc thực hiện hợp đồng thuê nhà và bảo vệ tài sản cho chủ nhà.
- Tiền đặt cọc cho thú cưng.
- Tiền đặt cọc cho một tài sản có giá trị cao hoặc đặc biệt.
- Tiền đặt cọc chỗ đậu xe ô tô.
Đọc thêm: Đặt cọc cho thú cưng là gì? Và, những điều cần lưu ý
3. Có lựa chọn thay thế nào cho tiền đặt cọc không?
Hầu hết sẽ thực hiện đặt cọc theo kiểu truyền thống. Nghĩa là bạn sẽ trả cho chủ nhà một số tiền đặt cọc nhất định trước khi chuyển đến ở. Tuy nhiên, vẫn có những phương án thay thế khi thanh toán tiền đặt cọc nhằm giảm gánh nặng tài chính khi bắt đầu hợp đồng thuê nhà.
- Bảo hiểm cho thuê: được hiểu là một khoản phí nhỏ mà bạn cần thanh toán cho chủ nhà hàng tháng. Là một phần tiền cộng thêm ngoài phần tiền thuê hàng tháng mà bạn cần thanh toán. Tiền phí bảo hiểm cho thuê khoảng 5%, 10%, 15% hoặc 20% của tiền thuê hàng tháng. Và khoản tiền phí này sẽ không được hoàn trả cho người thuê khi kết thúc hợp đồng.
Ví dụ: Tiền thuê nhà hàng tháng là 10,000,000 vnđ. Tiền phí bảo hiểm là 10%. Vậy, tổng tiền thuê nhà hàng tháng bạn cần thanh toán là 11,000,000 vnđ.
- Chi trả cho mỗi thiệt hại: Bạn sẽ thanh toán cho các thiện hại/ mất tài sản cho mỗi thiệt hại. Tuy nhiên, bạn cần chứng minh bạn là người thuê nhà có lịch sử thanh toán tốt, bồi thường thiệt hại nhanh chóng, … tại các căn nhà trước đó.
- Giãn tiến độ thanh toán đặt cọc: Bạn có thể đề nghị thanh toán nhiều lần cho khoản tiền đặt cọc để giảm áp lực tài chính ngay lúc ban đầu.
Ví dụ: Bạn có thể đề xuất với chủ nhà thanh toán tiền đặt cọc như sau: thanh toán 50% ngay khi vào ở và 50% còn lại sau 2 tháng.
4. Căn cứ để quy định tiền đặt cọc thuê nhà?
Tại Việt Nam, chưa có luật nào đưa ra các căn cứ để quy định tiền đặt cọc thuê nhà. Tuy nhiên hầu hết chủ nhà thường căn cứ vào 4 yếu tố phổ biến sau để tính tiền đặt cọc:
- Theo thông lệ chung của thị trường địa phương.
- Tiền thuê nhà hàng tháng.
- Giá trị của tài sản bên trong căn nhà.
- Thời gian thuê nhà.
5. Tiền đặt cọc thuê nhà là bao nhiêu?
Không có quy định cụ thể về số tiền đặt cọc là bao nhiêu. Tuy nhiên, tùy theo thời gian thuê và loại tài sản sẽ có mức đặt cọc tối thiểu. Tiền đặt cọc thuê nhà cho các loại hình cho thuê phổ biến như sau:
- Căn hộ dịch vụ: Hợp đồng 6 tháng - đặt cọc 1 tháng tiền thuê. Hợp đồng 12 tháng - đặt cọc 2 tháng tiền thuê.
- Căn hộ chung cư: Tiền đặt cọc là 2 tháng tiền thuê. Không phụ thuộc vào thời gian thuê nhà. Một số chủ nhà sẽ yêu cầu tiền đặt cọc là 3 tháng tiền thuê.
- Nhà nguyên căn, biệt thự và cơ sở thương mại: Hợp đồng dưới 3 năm - đặt cọc 2 tháng tiền thuê. Hợp đồng trên 3 năm - đặt cọc 3 tháng tiền thuê. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp chủ nhà yêu cầu tiền đặt cọc cao hơn (4, 5, 6 tháng) và nó tùy thuộc vào tài sản bên trong ngôi nhà.
Lưu ý đặc biệt với người nước ngoài khi thuê nhà tại Việt Nam. Việt Nam không sử dụng “Điểm tín dụng”. Vì vậy, tiền đặt cọc không phụ thuộc vào điểm tín dụng của bạn.
6. Khi nào bạn cần thanh toán tiền đặt cọc thuê nhà?
Bạn cần thanh toán tiền đặt cọc thuê nhà ngay khi ký hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng thuê nhà và trước ngày bạn chuyển đến ở. Tuy nhiên, có thể thanh toán tiền đặt cọc sau 2-3 ngày kể từ ngày ký hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng thuê nhà.
Đọc thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà
7. Tiền đặt cọc thuê nhà có được tính lãi suất không?
Tại Việt Nam, không yêu cầu bạn ký quỹ tiền đặt cọc thuê nhà. Chỉ cần bạn thanh toán tiền đặt cọc và chủ nhà sẽ giữ chúng. Để không rắc rối, chủ nhà thường để mức lãi suất là 0%, có thể hiểu là không tính lãi suất với số tiền đặt cọc. Tuy nhiên, bạn cần hỏi chủ nhà về mức lãi suất khoản tiền đặt cọc nếu có.
8. Tiền đặt cọc có thể sử dụng làm tiền thuê nhà không?
Tiền đặt cọc không được sử dụng làm tiền thuê nhà. Tuy nhiên, việc gì củng có thể xảy ra. Người thuê có thể đề xuất với chủ nhà xem xét tiền đặt cọc như khoản tiền thuê nhà vào tháng cuối cùng của hợp đồng. Hãy đàm phán với chủ nhà trước khi ký hợp đồng thuê.
9. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm, có được lấy lại tiền đặt cọc không?
Khi người thuê chấm dứt hợp đồng thuê nhà sớm sẽ mất toàn bộ tiền đặt cọc. Tuy nhiên, trong trường hợp người thuê nhà chứng minh được lý do hợp lý cho việc không tiếp tục hợp đồng thuê (như chuyển công tác sang tỉnh thành khác, bị bệnh nặng, …). Chủ nhà có thể cân nhắc một số giải pháp để hỗ trợ người thuê lấy lại một phần hoặc toàn bộ tiền đặt cọc.
10. Tôi sẽ nhận được tiền đặt cọc khi chủ nhà phá vỡ hợp đồng thuê nhà không?
Người thuê nhà sẽ nhận được toàn bộ tiền đặt cọc của mình khi chủ nhà phá vỡ hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng thuê nhà sẽ quy định rõ về việc này. Chủ nhà cần phải hoàn trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho khách thuê và một khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng tương đương với 02 lần số tiền đặt cọc.
Bạn có thể xem thêm trách nhiệm của chủ nhà khi đồng ý thỏa thuận đặt cọc thuê nhà với người thuê.
11. Những trường hợp chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc của bạn?
Chủ nhà có quyền khấu trừ một phần hoặc toàn bộ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn nếu phát sinh thiệt hại miễn sao có lý do chính đáng và được quy định trong hợp đồng. Dưới đây là 7 trường hợp trừ tiền đặt cọc thuê nhà phổ biến:
- Khi có thiệt hại về tài sản
- Không dọn dẹp, làm sạch căn hộ trước khi chuyển đi
- Có nhiều trang thiết bị bị bỏ lại sau khi chuyển đi
- Không thanh toán tiền thuê nhà
- Không thanh toán các hóa đơn tiện ích
- Khi cần sơn lại nhà
- Chấm dứt hợp đồng sớm
Bạn nên quan tâm đến các quy tắc chung và các trường hợp chủ nhà có thể trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn? Để tránh các tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà với chủ nhà và lấy lại toàn bộ số tiền đặt cọc khi kết thúc thời gian thuê nhà.
Lưu ý: Mọi tài sản đều bị hao mòn tự nhiên và chủ nhà không thể khấu trừ tiền đặt cọc thuê nhà của bạn để bù đắp cho các hao mòn tự nhiên đó. Bạn có thể tìm hiểu sự khác nhau giữa hao mòn tự nhiên và thiệt hại tài sản để giúp bạn tránh các tranh chấp với chủ nhà khi chuyển ra.
12. Khi nào chủ nhà hoàn trả tiền đặt cọc cho bạn?
Hoàn trả tiền đặt cọc sẽ được quy định trong Hợp đồng đặt cọc thuê nhà hoặc Hợp đồng thuê nhà. Thông thường, chủ nhà sẽ hoàn trả tiền đặt cọc ngay khi kết thúc hợp đồng thuê nhà hoặc 7 ngày sau khi kết thúc hợp đồng thuê. Hãy đàm phán với chủ nhà về thời gian hoàn trả tiền đặt cọc ngắn nhất có thể trước khi ký hợp đồng thuê nhà.
Bạn nên tìm hiểu Thỏa thuận đặt cọc thuê nhà để đảm bảo tiền đặt cọc được sử dụng hiệu quả và an toàn quay trở về với bạn khi kết thúc hợp đồng.
13. Làm thế nào để lấy lại tiền đặt cọc của bạn?
Lấy lại tiền đặt cọc là một phần quan trọng khi bạn kết thúc hợp đồng thuê nhà. Tiền đặt cọc là tiền của bạn và bạn không mong muốn nó bị mất hoặc bị trừ khi bạn chuyển ra khỏi căn hộ. Chủ nhà có trách nhiệm hoàn trả lại tiền đặt cọc khi kết thúc hợp đồng thuê nhà.
Để lấy lại tiền đặt cọc là một quá trình dài, đòi hỏi ban phải tuân thủ các quy tắc và các bước thực hiện:
- Bước 1: Trước khi ký hợp đồng thuê nhà hãy làm rõ điều khoản đặt cọc thuê nhà với số tiền cần đặt cọc, thời gian thanh toán đặt cọc, biên nhận đặt cọc, các khoản phí phát sinh từ tiền đặt cọc, chính sách hoàn trả tiền đặt cọc, khấu trừ tiền đặt cọc, hao mòn, … trong hợp đồng thuê nhà.
- Bước 2: Trước khi chuyển vào ở hai bước kiểm tra. 1/ Kiểm tra tình trạng căn hộ trước khi chuyển đến. 2/ Danh sách bàn giao nội thất, trang thiết bị bên trong căn hộ.
- Bước 3: Trong thời gian sinh sống, bạn cần thanh toán đầy đủ tiền thuê và các hóa đơn tiện ích (nếu có). Giữ căn hộ ở tình trạng tốt nhất.
- Bước 4: Trước khi chuyển ra, bạn cần thông báo cho chủ nhà trước 30 ngày, thanh toán đầy đủ tiền thuê và các hóa đơn. Dọn dẹp sạch sẽ căn hộ và thực hiện sửa chữa các hư hỏng (nếu có).
Bạn có thể xem bài viết chi tiết quy trình 4 bước đơn giản để lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà một cách nhanh chóng và an toàn.
14. Bạn cần làm gì nếu chủ nhà của không hoàn trả tiền đặt cọc?
Nếu chủ nhà không hoàn lại tiền đặt cọc, điều đầu tiên cần làm là xác định xem chủ nhà có lý do hợp lý để giữ lại tiền đặt cọc của bạn hay không. Xem xét hợp đồng đặt cọc và hợp đồng thuê nhà, điều khoản hoàn trả tiền đặt cọc, hao mòn thông thường, …
Để tránh trường hợp chủ nhà chiếm đoạt tiền cọc thuê nhà. Bạn cần yêu cầu chủ nhà cung cấp danh sách chi tiết các thiệt hại cùng với hóa đơn sửa chữa/ mua sắm hoặc vi phạm hợp đồng thuê nhà khiến tiền đặt cọc của bạn không được hoàn trả lại.
Bạn có thể tìm câu trả lời cho vấn để của bạn bằng cách xem xét các quy tắc chung để giữ tiền đặt cọc thuê nhà hợp pháp của chủ nhà và các mẹo để bảo vệ tiền đặt cọc của bạn khi thuê nhà tại Việt Nam.
Tiền đặt cọc thuê nhà là một phần thiết yếu của quy trình thuê nhà đối với bất kỳ nơi nào bạn muốn thuê. Và, là một công cụ tuyệt vời để chủ nhà tự bảo vệ mình trước bất kỳ thiệt hại hoặc vi phạm hợp đồng thuê nhà từ người thuê.
Được trình bày theo hình thức hỏi-đáp với 14 câu trả lời ngắn gọn và dễ hiểu. JHouse hi vọng bạn đã hiểu ý nghĩa của tiền đặt cọc thuê nhà, cách mà tiền đặt cọc hoạt động cũng như mẹo để bảo vệ và cách lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà khi bạn chuyển ra. Chúc bạn thuê nhà vui vẻ!
JHouse Content Team Đội ngũ phát triển nội dung chuyên sâu về dịch vụ nhà ở cho người Nước ngoài và Việt Nam. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, được sắp xếp logic mang đến bạn đọc những chủ đề và thông tin hữu ích từ kinh nghiệm thực tế. JHouse hoan nghênh chia sẽ và sao chép từ các bạn – Vui lòng đính kèm nguồn và trích dẫn từ JHouse.
[:]